Từ khoá : tư tưởng Hồ Chí Minh
82 bài viết
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng - điều kiện để xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng - điều kiện để xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Là người sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Theo Người, xây dựng, chỉnh đốn Đảng không tách rời cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Đây là cuộc đấu tranh không kém phần cam go, quyết liệt, lâu dài và gian khổ để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình.
Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao dân trí
Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao dân trí
Chịu ảnh hưởng rất lớn từ tấm gương hiếu học của người cha, từ mảnh đất quê hương được mệnh danh là “đất văn vật, chốn thi thư”, từ quan điểm “mở trí khôn cho dân”, “khai dân trí” của các bậc tiền bối, với tầm hiểu biết và sự trải nghiệm của một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà giáo dục lỗi lạc, Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động cách mạng đã hình thành nên hệ thống quan điểm phong phú và toàn diện về nâng cao dân trí, từ mục tiêu, điều kiện, chủ thể, đối tượng đến nội dung và biện pháp nâng cao dân trí. Là sản phẩm của một trí tuệ trác việt và trái tim nhân ái bao la, từng quan điểm, luận điểm trong di sản Hồ Chí Minh về nâng cao dân trí cho đến nay vẫn giữ nguyên tính thời sự và sức hấp dẫn bởi những nét đặc sắc, sáng tạo riêng có.
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về chống “giặc nội xâm” đến cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời kỳ đổi mới
Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về chống “giặc nội xâm” đến cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời kỳ đổi mới
Tham nhũng rất nguy hại, đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ, đấu tranh phòng, chống rất khó khăn, phức tạp, lâu dài và đòi hỏi quyết tâm chính trị rất cao. Bài viết tập trung làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, giải pháp quyết liệt của Đảng; những kết quả đạt được và đề xuất giải pháp hiệu quả tiếp tục phòng, chống tham nhũng hiệu quả.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội - Tiếp cận từ phương diện đạo đức và sự vận dụng, phát triển của Đảng ta
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội - Tiếp cận từ phương diện đạo đức và sự vận dụng, phát triển của Đảng ta
Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội từ tiếp cận đạo đức, bài viết tập trung làm rõ nội dung cơ bản và nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội: chủ nghĩa xã hội là lý trưởng tốt đẹp mà loài người sẽ đạt tới; chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực, chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu; đặc trưng bao trùm là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; chủ nghĩa xã hội đối lập với chủ nghĩa cá nhân nhưng không phủ nhận cá nhân. Từ đó, bài viết khẳng định, dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nhận thức ngày càng đúng đắn, sâu sắc về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.
“Thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh” - Từ chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến rèn luyện bản lĩnh của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay
“Thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh” - Từ chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến rèn luyện bản lĩnh của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo giáo dục, rèn luyện bản lĩnh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, để họ trở thành “những kiểu mẫu tốt”, những nhân tố tích cực dám đấu tranh với những biểu hiện sai trái; từ đó, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng, để Đảng vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức. Những chỉ dẫn sâu sắc của Người luôn được Đảng ta kế thừa và vận dụng sáng tạo trong xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng vừa “hồng”, vừa “chuyên”.
Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vị trí đặc biệt của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người rất coi trọng việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên. Người thường xuyên động viên tuổi trẻ tu dưỡng đạo đức, không ngừng học tập vươn lên để xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà.
Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
(LLCT&TTĐT) Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói riêng được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa và tiếp biến tinh hoa văn hóa của dân tộc, nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là hệ thống những quan điểm, lý luận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước thuộc địa, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trải qua chiến tranh tàn phá nặng nề. Hệ thống quan điểm, lý luận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội đã góp phần bổ sung và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế chưa phát triển lại bỏ qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở nước ta hiện nay
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở nước ta hiện nay
(LLCT&TT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, đó là hệ thống quan điểm, tư tưởng về nội dung, phương pháp lựa chọn, sử dụng nhân tài, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Trên cơ sở một số quan điểm, tư tưởng của tiền nhân và của Chủ tịch Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài, bài viết làm rõ những vận dụng của Đảng ta về trọng dụng nhân tài để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở trên cả hai mặt thành tựu, hạn chế, từ đó đề xuất một số biện pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở nước ta thời gian tới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc - tiếp cận trên phương diện quan hệ dân tộc - tộc người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc - tiếp cận trên phương diện quan hệ dân tộc - tộc người
(LLCT&TT) Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc mang ý nghĩa và giá trị thời đại sâu sắc. Tiếp cận trên phương diện quan hệ dân tộc - tộc người, tư tưởng của Người được biểu đạt qua nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc - tộc người, thực hiện liên minh giai cấp, tổ chức phát triển kinh tế - xã hội và tuyên truyền, vận động đồng bào, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số. Trên tinh thần đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ, một trong những quan điểm chỉ đạo cho tầm nhìn và định hướng phát triển đất nước là khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
(LLCT&TT) Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Người đã để lại cho chúng ta di sản tinh thần vô cùng to lớn và cao quý. Trong đó có tư tưởng về chính trị trong xây dựng Đảng. Trước tình hình hiện nay, việc làm rõ tư tưởng của Người về chính trị trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết, góp phần thực hiện tốt chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, luôn quan tâm chăm lo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhằm làm cho Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức đảm đương sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành những thắng lợi vẻ vang. Theo Người, việc thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ có vai trò, ý nghĩa quyết định đối với công tác tổ chức và chế độ hoạt động, lãnh đạo của Đảng.
Nhận thức đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam
Nhận thức đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam
(LLCT&TTĐT) Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Đây là chân lý đã được thử thách và kiểm nghiệm trong thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân ta trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Những thành tựu to lớn đạt được trên các mặt của đất nước ta hiện nay đã khẳng định con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta lựa chọn là đúng đắn, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân và sự kiên định của dân tộc ta vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về củng cố quốc phòng là vấn đề cần thiết, quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Chiều cạnh cá nhân và cộng đồng trong giá trị văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa Hồ Chí Minh
Chiều cạnh cá nhân và cộng đồng trong giá trị văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa Hồ Chí Minh
Quan hệ con người, quan hệ xã hội vốn có mâu thuẫn về lợi ích, khác biệt về nhu cầu, về nhận thức và hành vi, về tâm lý - ý thức, về lựa chọn giá trị. Đặt con người - cá nhân cũng như con người - cộng đồng trong cấu trúc xã hội, những khác biệt này còn biểu hiện sự chênh lệch về học vấn, kinh nghiệm sống và nghề nghiệp, về lứa tuổi, thế hệ và những khác biệt về giới tính, tâm lý, lối sống, tức là khác biệt về lịch sử và văn hóa.
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Người làm báo
- Báo Nhân Dân
- Tạp chí Tư tưởng-Văn hoá
- Tạp chí Thông tin công tác Tư tưởng
- lý luận
- Tạp chí Kiểm tra
- Tạp chí Xây dựng Đảng
- Tạp chí Dân vận
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Khoa học Chính trị