Từ khoá : học tập
18 bài viết
Xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, lấy tự học làm cốt có ý nghĩa to lớn đối với nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam hiện nay. Để vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm, chỉ dẫn của Người, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều nội dung, biện pháp gắn với đặc điểm, yêu cầu xây dựng xã hội học tập ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
Đẩy mạnh học tập phong cách nêu gương Hồ Chí Minh trong đội ngũ giảng viên các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Đẩy mạnh học tập phong cách nêu gương Hồ Chí Minh trong đội ngũ giảng viên các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”(1). Luận điểm của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của nêu gương trong đời sống xã hội. Bài viết phân tích ý nghĩa của việc học tập phong cách nêu gương Hồ Chí Minh đối với giảng viên các học viện, trường sĩ quan quân đội. Đây là nội dung có ý nghĩa rất quan trọng trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng đội ngũ nhà giáo quân đội “vừa hồng”, “vừa chuyên”, là chiến sĩ xung kích, tiên phong trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, lý luận của Đảng.
Tọa đàm khoa học "Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"
Tọa đàm khoa học "Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"
19/05/2022 15:44 PM Tọa đàm diễn ra sáng ngày 19.5.2022 đã thu hút sự tham gia trao đổi, chia sẻ của đông đảo cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên của Học viện. Tọa đàm là sự kiện ý nghĩa kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của Người với cách mạng Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Học theo cách đọc, cách nói và cách viết của Bác Hồ
Học theo cách đọc, cách nói và cách viết của Bác Hồ
Sinh thời, Bác Hồ luôn phấn đấu, rèn luyện bằng sự nỗ lực của bản thân để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng. Bằng con đường tự học tập, tự nghiên cứu kiên trì, Bác đã có được một trình độ học vấn uyên bác, tầm hiểu biết toàn diện và sâu rộng. Bác để lại cho chúng ta nhiều bài học, kinh nghiệm và những chỉ dẫn quý báu về cách đọc, cách nói và cách viết.
Nâng cao văn hóa chính trị cho sĩ quan trẻ trong Quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Nâng cao văn hóa chính trị cho sĩ quan trẻ trong Quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đặt ra yêu cầu ngày càng cao về xây dựng, phát triển văn hóa nói chung và văn hóa chính trị nói riêng trong đội ngũ sĩ quan Quân đội. Sĩ quan trẻ trong Quân đội là lực lượng chính làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ở đơn vị cơ sở. Do tuổi đời, tuổi quân chưa nhiều, chủ yếu trưởng thành trong điều kiện thời bình, nên kinh nghiệm hoạt động chính trị - xã hội của đội ngũ này còn hạn chế. Vì vậy, nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ sĩ quan trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Công dân học tập trong mùa dịch Covid-19
Công dân học tập trong mùa dịch Covid-19
Công dân học tập cần có 3 năng lực cơ bản, đó là: Năng lực tự học, học suốt đời; năng lực sử dụng các công cụ tương tác và năng lực xây dựng và thực hiện các mối quan hệ xã hội.
Một số nguyên tắc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tác phẩm kinh điển Mác - xít
Một số nguyên tắc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tác phẩm kinh điển Mác - xít
Nghiên cứu, khai thác những gía trị tư tưởng - lý luận, phương pháp luận trong các di sản của nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là yêu cầu riêng của công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập lý luận chính trị, mà trước hết xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn cách mạng, của sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn cách mạng luôn vận động, biến đổi và nẩy sinh những vấn đề mới cần giải đáp. Và, kinh nghiệm thực tế đã khẳng định, để trả lời những vấn đề lý luận và thực tiễn của sự nghiệp cách mạng, một mặt, cần tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tổng kết thực, mặt khác, phải trở về với những chỉ dẫn có tính chất phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Học tập lý luận chính trị để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị trong cán bộ, đảng viên
Học tập lý luận chính trị để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị trong cán bộ, đảng viên
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi. Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) khẳng định: Lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, cũng là biểu hiện của sự thoái hóa. Đại hội lần thứ XII của Đảng đánh giá: Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Hệ thống, chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị còn nhiều bất hợp lý.
Rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo của dân tộc ta, có giá trị trường tồn, bền vững. Di chúc của Người là ngọn cờ soi đường cho dân tộc, cho cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, Di chúc đã có những chỉ dẫn vô cùng sâu sắc, thiêng liêng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên về rèn luyện đạo đức cách mạng, nhằm góp phần xây dựng cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh - tấm gương học tập và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh
Đồng chí Nguyễn Văn Linh - tấm gương học tập và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh
Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Đồng chí là một tấm gương mẫu mực của một người cộng sản về đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư và toả sáng phong cách của một người cán bộ, suốt cuộc đời trung thành và cống hiến cho Đảng, cho nhân dân, cho đất nước; xứng đáng là một nhà lãnh đạo tài năng của Đảng theo tấm gương của Bác Hồ kính yêu. Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một trong những học trò xuất sắc đã góp phần đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, đồng chí là một tấm gương học tập và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Người làm báo
- Báo Nhân Dân
- Tạp chí Tư tưởng-Văn hoá
- Tạp chí Thông tin công tác Tư tưởng
- lý luận
- Tạp chí Kiểm tra
- Tạp chí Xây dựng Đảng
- Tạp chí Dân vận
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Khoa học Chính trị