Làng SOS Đà Nẵng : Chăm lo cả dạy chữ và dạy nghề
Làng trẻ em SOS Đà Nẵng nằm trên địa bàn phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn hiện có 245 cháu, được bố trí ở trong 16 gia đình và một khu lưu trú dành cho trẻ trai lớn. Trẻ em đến đây từ nhiều địa phương ở khu vực miền Trung, bằng nhiều con đường khác nhau với những hoàn cảnh hết sức thương tâm. Và, nơi đây đã thực sự làm một mái ấm đầy thân thương trìu mến đối với các em.
Bất cứ cháu nào khi được nhận vào làng cũng được khám sức khoẻ toàn diện và nhanh chóng được đi học với đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Nhiều cháu đã rưng lệ vì xúc động trong buổi đầu đến trường, Cháu Phạm Thị Thảo và em là Phạm Văn Hiền, quê ở xã Điện Ngọc - Điện Bàn, Quảng Nam cùng được đưa vào đây từ tháng 8.2003, nghẹn ngào nói: "Hai chị em cháu vào đây mới được đi học, vào đây cháu mới tìm lại được tuổi thơ của mình!".
Số cháu lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học đi học cả ngày. Số còn lại học một buổi, còn một buổi được tổ chức học thêm ngay tại làng. Ngoài việc học tập trung tại làng, những trẻ em học yếu về nhà gia đình, được các anh chị học giỏi kèm cặp, giúp đỡ. Các mẹ, các dì luôn theo dõi kiểm tra, nắm học lực của các cháu và thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn đối với từng em. Ban giám đốc đặc biệt quan tâm, dành mọi ưu tiên cho các em chuẩn bị thi tốt nghiệp THCS, THPT. Nhờ đó, học lực của đa số trẻ em làng SOS đều đạt khá, giỏi. Năm học 2003-2004, học sinh giỏi đạt 24%, học sinh khá đạt 39,5% có 79% cháu đỗ tốt nghiệp THCS và 100% tốt nghiệp THPT. Trong tổng số 16 cháu tốt nghiệp THPT đã có 8 cháu thi đỗ đại học. Số lượng học sinh đủ điều kiện dự thi đại học nhiều hơn hẳn so với các năm trước.
Không chỉ chăm lo khâu dạy chữ, Ban giám đốc làng SOS còn hết sức quan tâm đến việc dạy nghề cho các cháu. Hiện nay, làng SOS có 37 cháu học may và đã có thể may được quần áo. Hơn 100 cháu khác đang theo học các nghề mộc, điện, cơ khí, làm vườn... Làng đã bố trí một phòng hướng nghiệp để cung cấp kịp thời những thông tin mới về nội dung cần định hướng cho trẻ em như thông tin về các ngành nghề đang thịnh hành, nhu cầu thị trường lao động, các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Qua đó, dựa vào khả năng, nguyện vọng và tâm tính của trẻ để tư vấn, giúp trẻ chọn lựa nghề nghiệp phù hợp. Ông Huỳnh Bá Trúc - Giám đốc làng trẻ SOS đã nói: "Quyết tâm của chúng tôi là tất cả trẻ khi không còn tuổi ở đây thì phải có một nghề nào đó khả dĩ nuôi được bản thân. Đối với các cháu thi đỗ đại học, cao đẳng, hoặc trung học chuyên nghiệp, Ban giám đốc đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập".
Từ sự quan tâm đó, nhiều cháu ở làng trẻ SOS đã thi đỗ đại học, phát triển tốt năng khiếu văn hoá nghệ thuật và thể dục thể thao. Điển hình như cháu Nguyễn Thị Vui ở Hoà Vang - Đà Nẵng, được nhận vào làng từ năm 1993, nay đã là sinh viên năm thứ 4 Khoa Sư phạm hội họa Trường Đại học nghệ thuật Huế. Cháu Trần Oanh Việt ở Đại Lộc - Quảng Nam, hơn 10 năm học tập và phấn đấu tại đây đã phát triển tốt năng khiếu bóng đá. Năm 2001, Việt đã được tuyển chọn vào Đội bóng đá Quân khu 5, bây giờ là một sĩ quan quân đội chuyên nghiệp. Em Nguyễn Xuân Dự từ khi vào làng SOS đến nay, năm nào cũng đạt học sinh xuất sắc toàn diện. Hai năm học lớp 10 và lớp 11, em liên tục đoạt Huy chương Vàng và Huy chương Bạc Olimpic về môn lịch sử. Hiện nay, em đang học lớp 12 trường PTTH chuyên Lê Quý Đôn...
Trao đổi với chúng tôi, anh Huỳnh Bá Trúc nhấn mạnh: Trong việc quản lý, nuôi dạy trẻ, từ Ban giám đốc đến đội ngũ cán bộ, nhân viên làng SOS luôn xác định là phải tổ chức tốt các chương trình "học vui - vui học" theo chủ để hàng tháng, rèn luyện cho trẻ ý thức siêng năng lao động, thực hiện đúng các yêu cầu về phòng bệnh, bảo đảm trẻ phải tăng cân hàng tháng, không có trẻ sức khỏe loại C và nhất là không có trẻ nào bị ảnh hưởng bởi tệ nạn xã hội./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 4 (tháng 7+8)/2005
Bài liên quan
- Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
- Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
- Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
- Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ Tây Ninh trong công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số thành công, hạn chế và giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức sản xuất thông tin đa nền tảng về kinh tế của Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam
Trong bối cảnh truyền thông số phát triển mạnh mẽ, việc tổ chức sản xuất thông tin đa nền tảng đã trở thành xu hướng tất yếu, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí kinh tế. Với sứ mệnh cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác và chuyên sâu, Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV1) đang không ngừng đổi mới phương thức sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của công chúng. Trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường truyền thông, yêu cầu đặt ra đối với Ban Thời sự, VOV1 là phải khai thác tối ưu các nền tảng số, từ phát thanh truyền thống đến báo điện tử, mạng xã hội và ứng dụng di động, để đảm bảo tính kịp thời, chính xác và hấp dẫn của thông tin kinh tế. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng tổ chức sản xuất thông tin đa nền tảng về kinh tế tại Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam, đồng thời, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin trong bối cảnh chuyển đổi số.
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thời gian qua, Huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh luôn tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền huyện góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cũng như công tác quản lý, điều hành của UBND huyện, từ đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo của Huyện ủy Gia Bình đối với chính quyền huyện, bài viết đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác này trong thời gian tới.
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thái độ của xã hội đối với bình đẳng giới, bằng cách vừa làm nổi bật những vấn đề bất bình đẳng đang tồn tại trong xã hội, vừa thúc đẩy sự thay đổi những định kiến hiện có. Cộng đồng phát triển quốc tế đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông như một công cụ quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới, cụ thể là Kế hoạch Hành động Bắc Kinh - bản kế hoạch toàn diện nhất nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực truyền thông - đã được 189 quốc gia, trong đó có Việt Nam, thông qua tại Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những cam kết quốc tế này, việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực truyền thông vẫn diễn ra chậm chạp, mặc dù đã đạt được những những bước tiến mới, nhưng kết quả vẫn còn rời rạc. Để thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong báo chí, bài viết này tác giả phân tích một số vấn đề về sự bất bình đẳng trong các cơ quan báo chí – truyền thông trên thế giới, đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ tổ chức báo chí lớn trên thế giới như The New York Times và Nation Media Group, các chính sách của các quốc gia như Anh, Argentina…Từ đó chỉ ra rằng để thúc đẩy bình đẳng giới trong báo chí, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức báo chí.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Thời gian qua, các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội đã thu hút một lượng lớn người nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, công an các phường trên địa bàn quận Hà Đông đã huy động các lực lượng, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới và đã mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, bài viết đưa ra dự báo và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường.
Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
Từ một tỉnh nghèo, thuần nông, những năm gần đây Thái Bình đã khai thác một cách hiệu quả các tiềm năng kinh tế biển để tạo đà cho phát triển bền vững, hiện thực hóa mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX “Phấn đấu xây dựng Thái Bình đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển khá, đến năm 2030 theo kịp nhóm dẫn đầu và đến năm 2045 là tỉnh phát triển trong khu vực Đồng bằng sông Hồng”. Bài viết khái quát những thành công trong lãnh đạo phát triển kinh tế biển và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo của Tỉnh ủy Thái Bình thời gian qua.
Bình luận