Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức bế giảng và trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ đợt 2 năm 2022
Dự Lễ Bế giảng khóa học, có: PGS, TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS, TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS, TS Trần Thanh Giang, Đảng ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện; TS Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Học viện; giảng viên chủ nhiệm, hướng dẫn luận án, luận văn các lớp cùng toàn thể nghiên cứu sinh và học viên cao học đã hoàn thành khóa học, đủ điều kiện nhận bằng tốt nghiệp đợt 2 năm 2022.
Tham dự Lễ Bế giảng, về phía khách mời có TS Chu Thị Ngân, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, tỉnh Bắc Ninh.
Tại Lễ Bế giảng, 04 nghiên cứu sinh của 03 ngành/chuyên ngành được nhận bằng tiến sĩ, trong đó, ngành Báo chí học có 02 nghiên cứu sinh; Triết học có 01 nghiên cứu sinh; Chính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng có 01 nghiên cứu sinh.
251 học viên cao học của 11 ngành/chuyên ngành được công nhận tốt nghiệp và được nhận bằng thạc sĩ, trong đó, ngành Báo chí học có 92 học viên, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước có 86 học viên, Chính trị học có 26 học viên, Quan hệ quốc tế có 15 học viên, Quan hệ công chúng có 11 học viên, Triết học có 07 học viên, Xã hội học có 07 học viên, Chủ nghĩa xã hội khoa học có 03 học viên, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có 02 học viên, Kinh tế chính trị có 03 học viên, Hồ Chí Minh học có 01 học viên.
Phát biểu bế giảng khóa học, PGS, TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện chúc mừng các nghiên cứu sinh, học viên cao học đã hoàn thành khóa đào tạo; biểu dương sự cố gắng, nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt chương trình đào tạo và chính thức trở thành những tiến sĩ, thạc sĩ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
PGS, TS Phạm Minh Sơn tin tưởng với những kiến thức, kỹ năng và sự tu dưỡng phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị trong thời gian học tập tại Nhà trường sẽ giúp các nghiên cứu sinh, học viên cao học củng cố nhãn quan chính trị, tư duy khoa học, có khả năng vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học nhằm phát hiện, lý giải, phân tích và giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng, văn hóa, báo chí, truyền thông. Các tân tiến sĩ, tân thạc sĩ sẽ tự tin khẳng định mình trước xã hội, vận dụng, sáng tạo làm tốt nhiệm vụ được giao, góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước phát triển vững mạnh.
Giám đốc Học viện bày tỏ mong muốn những tân tiến sĩ, thạc sĩ sẽ là những người đồng hành cùng đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường góp phần làm dày thêm thành tích của Học viện, viết tiếp những trang sử truyền thống vẻ vang của Nhà trường.
Đại diện cho các nghiên cứu sinh, học viên cao học được nhận bằng tốt nghiệp đợt 2 năm 2022 - học viên Đào Đình Khoa, lớp Cao học Xây dựng Đảng K26.2 (Khoa Xây dựng Đảng) gửi lời tri ân đến Ban lãnh đạo và các khoa, viện, ban, phòng, trung tâm trong Nhà trường cùng các thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giảng dạy, hướng dẫn để cho các học viên và nghiên cứu sinh hoàn thành khóa học.
Học viên Đào Đình Khoa xúc động chia sẻ: “Dù đi đâu, làm việc gì, chúng em sẽ nhớ mãi nơi này và luôn tự hào là học viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền - mái trường đã đào tạo ra nhiều nhà lãnh đạo, nhà quản lý tài năng, nhiều nhà lý luận, nhà khoa học nổi tiếng, những nhà báo xuất sắc của làng báo chí cách mạng Việt Nam.
Niềm tự hào đó sẽ nhân lên hành động ý nghĩa, để mỗi học viên, nghiên cứu sinh vinh dự được nhận bằng hôm nay thêm động lực phấn đấu, rèn luyện, mang tri thức, kinh nghiệm thu thập được góp phần nâng cao chất lượng công vụ, trên những cương vị mới. Kết quả hôm nay mà chúng em nhận được, ngoài sự nỗ lực của bản thân mỗi học viên, nghiên cứu sinh còn có dấu ấn, sự tận tâm của các thầy, cô giáo, có sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các học viên, nghiên cứu sinh. Đó là giá trị sẽ mãi còn ở lại”.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
- Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
- Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024
- Lễ Bế giảng trao bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ đợt 1 năm 2024
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Phản ứng của Trung Quốc đối với chính sách hành động hướng đông của Ấn Độ
Năm 2024 đánh dấu chặng đường 10 năm Ấn Độ điều chỉnh từ chính sách Hướng Đông sang Chính sách Hành động hướng Đông (AEP) kể từ lần đầu tiên Thủ tướng N. Modi đề cập trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á năm 2014 ở Myanmar. Đối với Trung Quốc, trong quá trình Ấn Độ triển khai AEP, mặc dù chính phủ nước này không đưa ra các tuyên bố chính thức nhưng từ thực tế quan hệ Ấn - Trung, có thể thấy Trung Quốc có các động thái kiềm chế sự điều chỉnh, mở rộng về phạm vi địa lý, lĩnh vực hợp tác và đối tác của Ấn Độ. Theo đó, Trung Quốc đã triển khai chính sách vừa hợp tác, vừa phòng ngừa rủi ro với Ấn Độ để phân tán sự triển khai và hiệu quả của AEP. Thông qua việc phân tích đánh giá phản ứng của Trung Quốc đối với AEP của Ấn Độ, kết quả nghiên cứu cho thấy, phản ứng của Trung Quốc đối với AEP là một phần trong chuỗi chiến lược toàn cầu nhằm kiềm toả sự gia tăng quyền lực và ảnh hưởng của Ấn Độ không những ở Đông Nam Á, Đông Á mà còn toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Các động thái này của Trung Quốc đối với AEP của Ấn Độ cũng phần nào ảnh hưởng đến Việt Nam nói riêng và quan hệ Việt - Ấn nói chung.
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Thực tế thời gian qua, nhờ chú trọng giáo dục văn hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những bước phát triển nhất định, thích ứng với những thay đổi lớn của tình hình trong và ngoài nước. Nhờ đẩy mạnh giáo dục văn hóa doanh nghiệp cho người lao động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có kỹ năng xuất sắc và tính kỷ luật cao, có tư duy sáng tạo, tác phong linh hoạt, cơ bản phù hợp với yêu cầu của thời đại 4.0.
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Quản lý nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục (qua trường hợp Trường quốc tế Mỹ)
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện xã hội hóa giáo dục. Ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn có thêm nguồn lực của các chủ thể khác đầu tư cho giáo dục. Người học có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn mô hình trường dân lập, tư thục, chương trình quốc tế, chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài… Tuy nhiên, thực hiện xã hội hóa không có nghĩa là thương mại hóa mà phải có sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của nhà nước. Bài viết này đề cập quan niệm về xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam; Vụ việc Trường quốc tế Mỹ Việt Nam và trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các cơ quan chức năng.
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Công tác tổ chức, thực hiện kiến tập, thực tập nghề nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay - thực trạng và một vài ý kiến tham góp
Thực tập và kiến tập nghề nghiệp là những học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành của các chương trình đào tạo, được Học viện Báo chí Tuyên truyền đặc biệt quan tâm. Bài viết sẽ tập trung làm rõ vai trò, tầm quan trọng của thực tập, kiến tập nghề nghiệp; thực trạng và những vấn đề đang tồn tại, nảy sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện công tác này tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Từ đó, đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần cải tiến, nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả thực tập, kiến tập nghề nghiệp trong thời gian tới.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024
Sáng 22/6/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 30 đợt 1 năm 2024. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Bình luận