Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng năm học 2021 - 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2022 - 2023
PGS, TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị. Tham dự Hội nghị, về phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh còn có đồng chí Lương Văn Khương, Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy Học viện.
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS, TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS, TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS, TS Trần Thanh Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí nguyên lãnh đạo Học viện; các đồng chí Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; các đồng chí trưởng, phó các đơn vị trực thuộc Học viện.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS, TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện cho biết, Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và các mặt công tác khác của Học viện trong năm học 2021 - 2022 để xác định những ưu điểm, kết quả đạt được, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, thách thức. Từ đó, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, đề xuất, kiến nghị và các giải pháp, hình thức phù hợp để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trong năm học 2022 - 2023.

Thay mặt lãnh đạo Nhà trường, PGS, TS Trần Thanh Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Giám đốc Học viện đã trình bày báo cáo tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng và các mặt công tác khác năm học 2021-2022 và phương hướng công tác năm học 2022 - 2023.
Theo báo cáo, trong năm học 2021-2022, công tác tuyển sinh được khai thác tối đa các kênh thông tin. Học viện tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng đề án mở 08 chương trình đào tạo nhóm ngành Giảng viên lý luận chính trị, ngành Giảng viên Hồ Chí Minh học. Trên cơ sở khảo sát nhu cầu xã hội, Khoa Phát thanh và Truyền hình đã triển khai xây dựng dự thảo chương trình đào tạo văn bằng 2 ngành Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử, đang rà soát các thủ tục thành lập Hội đồng thẩm định chương trình.
Học viện đã xây dựng mới 1 chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Quan hệ công chúng, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được phê duyệt và cho phép tuyển sinh, đào tạo từ năm 2022. Ngoài ra, Học viện còn xây dựng và trình Bộ Giáo dục và Đào tạo Đề án 89, đã được phê duyệt đào tạo 3/6 ngành: Báo chí học, Chính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng, Triết học ngay từ đợt ra quyết định đầu tiên.
Ban Quản lý đào tạo đã tổ chức, phối hợp với các đơn vị liên quan tuyển sinh được 37 lớp bồi dưỡng các loại. Trong đó gồm: 12 lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo, 5 lớp Nghiệp vụ sư phạm, 20 lớp nghiệp vụ khác. Kết quả đạt gần 3000 lượt người học. Học viện đã tổ chức thi đánh giá năng lực Tiếng Anh B1, B2, C1 nội bộ cũng như tổ chức thi đánh giá tiếng Anh theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc cho 2009 thí sinh; tổ chức thi đánh giá năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho 1814 thí sinh.

Đào tạo quốc tế trong năm học 2021 - 2022, có 100% sinh viên chuyên ngành hoàn thành chương trình học, không có sinh viên nào trượt môn hay học lại; 23/23 sinh viên lớp chuyên ngành 2019 tốt nghiệp nhận bằng Cử nhân Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu, trong đó có 3 sinh viên nhận bằng danh dự loại xuất sắc và phần lớn sinh viên nhận bằng danh dự loại giỏi.
Học viện đã hoàn thành công tác tổ chức thẩm định cho ngân hàng đề thi của 14/17 khoa trong toàn trường, thực hiện công tác quản lý, bảo mật, mã hóa ngân hàng đề thi (242 môn) và tiến hành tổ hợp ngân hàng đề thi phục vụ các kỳ thi trong năm học 2021-2022. Hoàn thành các đợt Khảo sát sơ bộ, Khảo sát chính thức và Bảo vệ kết quả trước Hội đồng xét công nhận chất lượng cho 04 chương trình đào tạo trình độ đại học.
Triển khai công tác tự đánh giá 07 chương trình đào tạo gồm: Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Ngôn ngữ Anh, Xuất bản và Quảng cáo. Đến thời điểm hiện tại (tháng 6.2022), 07 Báo cáo Tự đánh giá chương trình đào tạo đã được Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua; đang tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện danh mục minh chứng để chuẩn bị cho khảo sát sơ bộ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo cũng thẳng thắn chỉ rõ một số hạn chế, bất cập, nhất là đối với công tác tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng và đổi mới phương pháp giảng dạy, đồng thời chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp cần triển khai thực hiện trong năm học mới.
Hội nghị đã lắng nghe nhiều ý kiến trao đổi về công tác đào tạo, bồi dưỡng của Học viện. Các đại biểu tập trung phân tích những khó khăn, thách thức, đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu của công tác kiểm định chất lượng giáo dục.






Phát biểu tại Hội nghị, PGS, TS Hoàng Phúc Lâm ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, thành tích mà tập thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức và người lao động Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đạt được trong năm học 2021 - 2022 trên các mặt công tác, đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng đã thích ứng linh hoạt với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, chủ động vượt qua những khó khăn, thách thức và hoàn thành tốt các kế hoạch đề ra. Học viện đã mở được các lớp bồi dưỡng cán bộ làm công tác tuyên giáo, cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông và xuất bản có chất lượng cho Đảng và đất nước. Học viện đã xây dựng được các đề án đào tạo các bậc học, xây dựng và trình Bộ Giáo dục và Đào tạo Đề án 89, xây dựng dự thảo chương trình đào tạo văn bằng một số ngành đào tạo.
Đồng chí cũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong công tác đào tạo, bồi dưỡng mà Học viện cần khắc phục, đồng thời định hướng một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần tập trung thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2022 và thời gian tiếp theo. Đồng chí nhấn mạnh Học viện cần tiếp tục đổi mới công tác tuyển sinh theo đúng quy định; tiếp tục đổi mới chương trình, phương pháp giải dạy, giáo trình ở tất cả các bậc đào tạo; tăng cường nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trường.
Tổng kết Hội nghị, PGS, TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện trân trọng cảm ơn ý kiến phát biểu chỉ đạo của PGS, TS Hoàng Phúc Lâm. Học viện sẽ tiếp thu nghiêm túc những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và có những giải pháp cụ thể để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Trên cơ sở đó, PGS, TS Phạm Minh Sơn đã kết luận một số nhiệm vụ trọng tâm của Học viện trong năm học 2022 - 2023, cụ thể:
Một là, trong thời gian tới, yêu cầu cán bộ, viên chức, người lao động và học viên, sinh viên tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hai là, tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, giữ vững quy mô, số lượng tuyển sinh đại học chính quy tập trung và cao học, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, tập trung tháo gỡ khó khăn trong tuyển sinh hệ vừa làm vừa học và sau đại học.
Ba là, tăng cường phối hợp với các vụ, cơ quan, đơn vị chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương rà soát, định hướng, tham mưu để Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo thống nhất nội dung chương trình và thời gian học các chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ báo chí, xuất bản.
Bốn là, đẩy mạnh các hoạt động khoa học, trọng tâm là biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao chất lượng các kiến nghị chính sách với Đảng, Nhà nước.
Năm là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định về công tác tổ chức, cán bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên chất lượng cao, có sự kế thừa về độ tuổi, cơ cấu giới tính, chuyên môn hợp lý; có bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu về đạo đức, lối sống.
Sáu là, xây dựng hình ảnh Học viện như một đối tác có trách nhiệm, đáng tin cậy, nơi thu hút các chuyên gia quốc tế có uy tín đến giảng dạy, trao đổi học thuật.
Bảy là, tăng cường công tác quản lý hành chính - hậu cần, thực hành tiết kiệm trong sử dụng và chi tiêu công, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy và học; từng bước tin học hóa công tác quản lý, điều hành các hoạt động của Nhà trường, xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp.
Tám là, phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm, thông suốt về tư tưởng và quyết tâm hợp lực thực hiện chuyển đổi số trong Học viện.
Chín là, tăng cường củng cố khối đoàn kết nội bộ, nâng cao năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Bước sang năm học mới, với phương châm đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, tiếp nối truyền thống 60 năm vẻ vang, với tinh thần trách nhiệm cao, PGS, TS Phạm Minh Sơn kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học viên, sinh viên quyết tâm xây dựng phát triển Học viện ngày càng vững mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đề ra.
Tại Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng năm học 2021 - 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2022 - 2023, Học viện đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định chức danh Giám đốc Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ cho PGS, TS Trần Thanh Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ, Phó Giám đốc Học viện; đồng thời tổ chức tuyên dương và khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu.




PGS, TS Hoàng Phúc Lâm trao tặng Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong thời gian qua




Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
- Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
- Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
- NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Phát huy tư tưởng nhân văn trong hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh ở thời đại 4.0
-
5
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
6
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có ý nghĩa to lớn, là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển đất nước. Việc xây dựng và duy trì không gian mạng an toàn, ổn định và tự chủ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, cho sự vươn mình của dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Sáng 28/6/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần được đổi mới để phát huy tư duy độc lập và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Bài viết phân tích vai trò, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các trường đại học tại Việt Nam ngày càng mở rộng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao và chuẩn quốc tế. Việc quảng bá các chương trình này không chỉ nhằm thu hút sinh viên mà còn nâng cao vị thế, thương hiệu của các trường đại học Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn tồn tại như: sự cạnh tranh khốc liệt từ các chương trình đào tạo quốc tế do các trường đại học nước ngoài trực tiếp tổ chức tại Việt Nam hoặc qua hình thức học trực tuyến; sự thiếu đồng bộ và chưa chuyên nghiệp trong hoạt động truyền thông của một số cơ sở giáo dục trong nước, hạn chế trong năng lực xây dựng và quản trị thương hiệu một cách bài bản, chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và nâng cao hiệu quả của chiến lược quảng bá nói chung và hệ thống nhận diện thương hiệu nói riêng trở thành yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, đồng bộ và linh hoạt để các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam không chỉ duy trì mà còn phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.
Bình luận