Hội thảo khoa học “Tác động của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội”

Hội thảo do PGS, TS. Trần Thanh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền chủ trì. Đồng chủ trì có lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền: PGS, TS. Nguyễn Minh Hoàn, Trưởng khoa Triết học; PGS, TS. Bùi Thị Kim Hậu, Trưởng khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học; TS. Nguyễn Thúy Hà, Trưởng ban Quản lý khoa học; TS. Trần Văn Thư, Trưởng ban Quản lý đào tạo.
Hội thảo có sự tham dự của đông đảo các cán bộ, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng hơn 300 sinh viên đến từ các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS, TS. Trần Thanh Giang nhấn mạnh: “Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, các em sinh viên thảo luận sâu sắc, cụ thể và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn, cũng như thực trạng tác động của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Từ đó xác định những vấn đề đặt ra, đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên cả nước nói chung và sinh viên Thủ đô nói riêng, góp phần bồi dưỡng lý tưởng sống, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới”.

Hội thảo nhận được 105 bài tham luận có chất lượng cao từ các sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền và các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Các bài tham luận đã tiếp cận chủ đề Hội thảo từ nhiều chiều cạnh khác nhau.
Tại phiên trực tiếp, Hội thảo lắng nghe gần 20 báo cáo tham luận và ý kiến trao đổi tiêu biểu của thầy giáo, cô giáo và các sinh viên trong và ngoài Học viện.

Các tham luận và ý kiến phát biểu đều khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tăng cường giáo dục văn hóa, đạo đức, lối sống cho sinh viên - thế hệ tương lai của đất nước. Đồng thời, trước tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin nói chung và mạng xã hội nói riêng, cần thiết phải trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết và thái độ, nhận thức đúng đắn trước những tác động nhiều chiều của mạng xã hội hiện nay.
Một số phát biểu và tham luận đã làm sáng rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay. Trong đó, làm rõ các quan niệm về lối sống, văn hóa học đường; về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục lối sống cho sinh viên; quan điểm và vai trò của các trường đại học trong giáo dục, định hướng sinh viên tham gia mạng xã hội và thực hiện văn hóa học đường.



Các tham luận và phát biểu của các sinh viên cũng đã đi sâu phân tích, nhìn nhận, đánh giá khách quan, trung thực về thực trạng tác động của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay.
Một số ý kiến phát biểu nhận định, mạng xã hội ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc đến thói quen sinh hoạt, lao động và giao tiếp hàng ngày của mỗi cá nhân. Việc tiếp nhận các thông tin và tham gia tương tác trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, đến nhận thức, thái độ, hành vi của người dùng. Với tỷ lệ sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong giới trẻ, mạng xã hội đã và đang đem lại cả những tác động tích cực và tiêu cực, những cơ hội và thách thức cần phải giải quyết cho cá nhân và cộng đồng xã hội.

Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Nhung, lớp Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu K41, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận về: “Tác động của mạng xã hội đến sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội trong việc đấu tranh với các thói hư tật xấu, hành vi phản văn hóa hiện nay”

Sinh viên Nguyễn Đức Quang, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tham luận: “TikTok làm lệch lạc lối sống và văn hoá học đường của sinh viên Hà Nội”


Nhiều ý kiến phát biểu và tham luận của các giảng viên và sinh viên cũng đề xuất định hướng, giải pháp, khuyến nghị nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian tới như: các cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục đại học cần tiếp tục nâng cao nhận thức, quán triệt sâu sắc về tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; tăng cường ý thức xây dựng môi trường văn hóa, lành mạnh trên không gian mạng trong cộng đồng sinh viên sử dụng mạng xã hội, theo phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực”; tích cực lan tỏa những nội dung có giá trị, phù hợp với văn hóa Việt, biến những nội dung sạch thành dòng chủ lưu trên không gian mạng; đẩy mạnh trang bị kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin, giáo dục cách thức tự bảo vệ trên không gian mạng cho sinh viên; phổ biến kỹ năng số để sinh viên tự nâng cao nhận thức và đưa ra một số chuẩn mực, giá trị cốt lõi khi tham gia mạng xã hội…

Sinh viên Nguyễn Khắc Hoàng, lớp CNXHKH K42, Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận về: "Mạng xã hội tác động đến lối sống và học tập của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay


Sinh viên Cao Văn Sơn, lớp Lịch sử Đảng K41, Khoa Lịch sử Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận về: “Giải pháp xây dựng lối sống và văn hóa học đường của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trước tác động của mạng xã hội trong thời gian tới”


Sau gần 3 giờ làm việc, với tinh thần nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm, Hội thảo khoa học “Tác động của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay” đã thành công tốt đẹp.
Tổng kết Hội thảo, PGS, TS. Trần Thanh Giang trân trọng cảm ơn các đại biểu, nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và các sinh viên đã đến tham dự, viết bài và trực tiếp phát biểu tại Hội thảo. PGS, TS. Trần Thanh Giang nhấn mạnh: "Các ý kiến tham luận đã cung cấp thêm những luận cứ khoa học hữu ích, góp phần giải quyết các vấn đề đang đặt ra trước tác động của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên hiện nay. Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc, các đề xuất, kiến nghị, giải pháp có tính thực tiễn cao sẽ là căn cứ, gợi ý quan trọng để Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng như các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả công tác giáo dục văn hóa, đạo đức, lối sống cho sinh viên trong thời tới".

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Hội thảo khoa học: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”
- Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành Xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia
- Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
- Các cơ quan báo Đảng tham gia hiệu quả hơn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Khen thưởng công tác thi đua công đoàn năm 2024
Chiều 21/03/2025, Công đoàn Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức chương trình “Khen thưởng công tác thi đua công đoàn năm 2024”. Chương trình là dịp để tri ân những thành tích đáng tự hào, đồng thời, là nguồn động viên tinh thần to lớn, khích lệ các cá nhân và tập thể phấn đấu trong năm học 2024, cùng xây dựng một môi trường học thuật và phong trào công đoàn ngày càng phát triển.
Hội thảo khoa học: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”
Hội thảo khoa học: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”
Chiều 26/02/2025, tại Hội trường lớn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Học viện Hành chính và Quản trị công tổ chức Hội thảo khoa học sinh viên với chủ đề: “Cơ hội việc làm của sinh viên các trường đại học trong thời đại số”. Hội thảo thu hút sự quan tâm, tham dự của đông đảo các nhà khoa học, giảng viên và sinh viên đến từ nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
Sáng ngày 22/01/2025, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc” bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến điểm cầu Học viện Chính trị khu vực II, III, IV và 63 trường chính trị tỉnh, thành phố trên cả nước.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành Xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia
Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thành Xuất sắc đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia
Đề tài "Vấn đề an ninh phi truyền thống: Trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia" (mã số KX.04.32/21-25) do PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang chủ nhiệm đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia đánh giá Xuất sắc. Là một trong 6 đề tài đầu tiên bảo vệ cấp quốc gia thuộc chương trình KX.04/21-25, với sự tham gia phối hợp của 8 đơn vị chuyên môn hàng đầu, đề tài đã đạt được nhiều thành tựu vượt trội về số lượng công bố khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời, đề xuất được nhiều giải pháp thiết thực cho công tác bảo đảm an ninh mạng quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số.
Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu khoa học
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là trong nghiên cứu khoa học. Với sinh viên - đối tượng bước đầu tham gia vào nghiên cứu - việc định hướng, hỗ trợ từ AI đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt là với sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn (KHXH & NV) ở Việt Nam hiện nay. Thông qua việc phân tích vai trò của AI phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của sinh viên, bài viết gợi mở, định hướng cách thức sử dụng AI một cách hiệu quả, giúp sinh viên tăng cường kỹ năng, công nghệ, từng bước hoàn thiện phương pháp nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt cho nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của bản thân.
Bình luận