Kỳ Anh - một vùng đất lịch sử và văn hóa
Kỳ Anh, một huyện ở điểm mút phía nam của tỉnh Hà Tĩnh - tên gọi chính thức cho đến nay, có từ thời nhà Nguyễn (1841).
Lần theo sử sách, đây là vùng cực nam của bộ Cửu Đức (một trong 15 bộ của nước cổ Văn Lang), là vùng biên giới Việt - Chiêm trong cuộc đụng độ giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Những thế kỷ nội chiến thời Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn phân tranh…, Kỳ Anh, Đèo Ngang trở thành cứ điểm trọng yếu về quân sự. Sử sách gọi là “ vùng đệm” giữa hai lực lượng quân sự Đàng trong và Đàng ngoài. Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) từng ghi lại cảm nghĩ về nơi đây:
“Thăm thẳm trại quân khống chế bờ cõi
Kèn trận thổi tan cả sóng biển
Trống canh khuya lụi cụi khói hoả hiệu…”
Có phải vì thế không, mà trên dải đất có núi non tầng tầng, lớp lớp dàn hàng kéo xuống biển này, mỗi tên sông, tên núi, tên chợ, tên cầu, tên quán… đều gợi đến một vùng đất thường xuyên sôi động vì các cuộc chiến tranh trong lịch sử ?
Theo sách Địa chí huyện Kỳ Anh, có:
- Tên các rú (núi): rú Voi, rú Cờ (hay Kỳ Đầu), rú Yên Mã, rú Hoả Hiệu, rú Đọ, rú Tù Và…
- Tên các đỉnh rú (đỉnh núi): ngọn Voi, ngọn Cờ (hay Kỳ Đầu), ngọn Trống, ngọn Động Cấp, Động Chào…
- Tên các mũi (chỗ đất liền và núi lấn ra biển): mũi Dung, mũi Độc, mũi Đao, mũi Con Voi.
- Tên các vũng (nơi biển ăn sâu vào đất liền): vũng Ná, vũng áng
- Tên các con sông, khe suối, kênh: sông Trí, sông Quyền, kênh Voi, khe Bò, khe Du, khe Di, khe Luỹ, khe Đầu Voi…
- Tên chợ, tên quán: chợ Trạm, chợ Chào, chợ Voi, chợ Điếm, chợ Cầu, quán Voi, quán Hoả Hiệu …
- Tên một số vùng: vùng Trọ Nác (đọc chệch - nghĩa là sọ nát), vùng Nghĩa Trũng (đọc chệch nghiã là nghĩa địa), vùng Cồn Tập (tương truyền là nơi luyện tập quân nhà Trịnh). Vùng này còn là câu ca mà người đời cho rằng nói về một tướng nào đó trong thời chiến tranh Trịnh - Nguyễn: “Khi đi tám vạn quân đầy, Khi về dạc dài còn lại năm mươi”…
Kỳ Anh có rất nhiều địa danh tên là Voi (hay Tuần Tượng). Bởi xưa kia đây là trại nuôi, huấn luyện voi chiến, voi tải của nhà vua từ các thế kỷ XVI đến XIX (nay thuộc hai xã Kỳ Bắc và Kỳ Phong). Trong thư tịch và sử sách của các thời Lê, Tây Sơn, Nguyễn đều có ghi lại việc tổ chức chăn nuôi, luyện tập voi, để cung cấp voi và các tượng binh cho triều đình. Đây cũng là nơi tiếp nhận voi cống từ nước Vạn Tượng, huấn luyện voi chiến, huấn luyện voi trong các nghi lễ của nhà nước phong kiến. Đến thế kỷ XIX, trại voi mới bị bãi bỏ.
Vùng đất xa xôi tận cùng này không chỉ thường xuyên sôi động vì các cuộc chiến tranh trong lịch sử, mà cho đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đây vẫn là chiến địa nóng bỏng.
Đường quốc lộ 1A chạy qua đầu huyện (xã Kỳ Bắc) đến cuối huyện (xã Kỳ Nam), làm cho vùng đất giáp Đèo Ngang này thành điểm nút giao thông quan trọng. Là hậu cứ trực tiếp của chiến trường, nên Kỳ Anh đã trở thành cái túi hứng chịu bom đạn của máy bay, của trọng pháo địch từ ngoài biển câu vào, chưa kể đến những trận mưa bom vô cớ mà những giặc lái về qua đây thường trút hết cho nhẹ trước khi tẩu thoát ra biển. Chỉ tính riêng xã Kỳ Trinh nhỏ bé (chỉ có 3 thôn), nhưng có tới 12 chiếc cầu với tổng chiều dài 50m, trên đoạn đường dài 6km của quốc lộ 1A đi qua. Trong những năm chiến tranh, không quân, hải quân Mỹ đã đánh vào đoạn đường này 747 lần với 6.500 quả bom, làm sập 4 cầu lớn và đánh vào vùng dân cư 2.522 lần với 10.640 quả bom; 1.750 quả rốc két; 650 quả bom bi mẹ (chứa 478.500 quả bom bi con); 127 quả đại bác, chưa kể các loại pháo khác. Trong xã có 180 ngôi nhà bị cháy, 74 người chết và bị thương, 48 con trâu bò bị giết,98 tấn lương thực bị huỷ hoại… Có những trận, bom Mỹ dội xuống hai xã Kỳ Bắc và Kỳ Phong, làm chết hàng trăm người trong một ngày.
Cũng như nhân dân cả nước, sự khốc liệt của chiến tranh không làm cho người dân ở đây nao núng. Bám đất, bám làng, ngày đêm bà con vững tay cày, chắc tay súng, đảm bảo cho đường thông suốt. Có nhiều gia đình còn dỡ cả ván nằm, vách nhà bằng gỗ ra lót đường cho xe đi. Góp phần cho ngày toàn thắng, Kỳ Anh đã bắn rơi 60 máy bay, bắn chìm 9 tàu chiến, tàu biệt kích của địch. Nhiều đơn vị cá nhân được phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, với 3.800 Huân chương chiến công từ Hạng Nhất đến Hạng Ba. Có 36 bà mẹ được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Năm 1976, lực lượng vũ trang nhân dân huyện Kỳ Anh được Quốc hội và Chính phủ tuyên dương “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Có một điều thật kỳ lạ, vùng đất đầy dấu vết chiến địa xưa nay cũng là vùng đất danh thắng nhất nhì Nghệ Tĩnh. Ai vượt qua Hoành Sơn, Đèo Ngang mà không dừng lại sửng sốt, tự hào trước cảnh thiên nhiên bao la, kỳ vĩ “cát trắng mênh mông, mây trắng sôi. Ngàn xanh thăm thẳm, bể xanh trôi” (thơ Phạm Quý Thích, 1760 - 1825). Sơn thuỷ hữu tình, mỗi cảnh một kỳ quan, đẹp như mơ, xưa nay từng làm say đắm bao thi nhân mặc khách khi “bước tới Đèo Ngang”. Dừng chân ngắm cảnh, cụ Bùi Huy Bích ngồi bên khe Mộc Miên đã sảng khoái thốt lên “Khói chiều lơ lửng bên thôn vắng. Hoa sớm tưng bừng mạn suối mơ”… Cụ Cao Bá Quát khi xuống tắm dưới khe Đá Bàn, cao hứng ngâm “Sớm đứng ngọn Hoành Sơn. Chiều tắm khe Bàn Thạch. Nhặt đá cầm trong tay. Non sông chưa đầy vốc”…
Như trong câu ca dao vùng này “Chữ rằng nhân kiệt địa linh. Có Hoành Sơn, Bàn Độ mới dĩnh sinh nhân tài”, mảnh đất địa linh nhân kiệt đã sinh ra những con người là tinh hoa của một vùng, của đất nước. Từ thế kỷ XV - XVI, có hai anh em họ Lê cùng đỗ đại khoa. Lê Quảng Chí sống vào thời Lê Thánh Tôn. Vua rất tôn quý ông, luôn gọi bằng “tiên sinh”, chứ không gọi bằng tên bao giờ. Ông chính là người đã phụng chỉ vua, soạn bài văn bia mộ Quang Thục Hoàng Thái Hậu (mẹ vua, tên là Ngô Thị Ngọc Dao). Ngày nay dưới chân núi Hoành Sơn còn có bia mộ và đền thờ hai ông (Đền Bảng quận công).
Người dân Kỳ Anh vốn rất tự hào “đứa nằm ngả (ngửa) trong nôi cũng biết đàng (đường) hát dặm”. Trong rất nhiều làng xóm (Nhân Canh, Nhân Lý, Hiệu Thuận, Hưng Nhân…) có một kho tàng thần thoại truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, vè, ca dao… mang đậm màu sắc địa phương. Đặc biệt, có những nghệ nhân dân gian tài hát ví, hát dặm như Cô Nhẫn (làng Đan Du) đến nay tiếng vẫn lưu truyền.
Đây cũng là mảnh đất có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời mà niềm tự hào đã thành câu hát… “Đất Đan Du làm nón. Đất Cổ Đạm vắt nồi. Đất Trung Hạ đốt vôi. Đứa nằm ngã trong nôi. Cũng có tiền gợ (kiếm) gạo”.
Dù vậy Kỳ Anh vẫn là vùng đất nghèo.
Hôm nay trên mảnh đất biên viễn xưa, một bức tranh mới của cuộc sống làm náo nức lòng người. Tương lai của thị xã Hoành Sơn, khu kinh tế Bắc Đèo Ngang đang được khẳng định bằng những công trình: khu kinh tế Vũng áng, Dự án đường bộ qua Đèo đang được hoàn thiện, Cảng mới xây, đường 1A thông với Lào mới mở…và một khu du lịch sinh thái đầy tiềm năng Đèo Con - Kyyoto vừa mới khai trương. Thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, chắc chắn Kỳ Anh sẽ bước sang một giai đoạn mới trong sự phát triển kinh tế - xã hội./.
Ai đó nói rằng, nơi đây cảnh đẹp, người thuần, nhưng thiên nhiên và lịch sử không mấy ưu ái. Nhưng rồi chính dòng xoáy của thiên tai, địch hoạ đã tạo dựng nên một vùng đất lịch sử văn hoá, tạo dựng nên những con người biết sống và sáng tạo, để hôm nay họ vững vàng đi lên trong sự nghiệp đổi mới của quê hương, đất nước.
____________________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 1 (tháng 1+2)/2005
TS Nguyễn Thị Hương
Bài liên quan
- Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
- Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
- Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
- Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Nghị định số 154/2024/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/11/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú
Quản lý nhà nước về cư trú là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước đối với các vấn đề xã hội được tiến hành theo quy định theo pháp luật về cư trú. Quản lý nhà nước về cư trú là cơ sở để cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ cơ quan có thẩm quyền trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội góp phần giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và thực hiện an sinh xã hội cho người dân. Chính vì vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều tiến hành hoạt động quản lý cư trú, với các cách thức phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ phát triển, phong tục tập quán của mình. Ở Việt Nam, ngay từ khi đất nước giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt nhiệm vụ quản lý cư trú lên hàng đầu trong xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước.
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
Xây dựng chính quyền điện tử tại Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hướng tới chính quyền số năm 2030: cơ hội và thách thức
Bài viết nghiên cứu về quá trình triển khai xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, tập trung vào nghiên cứu thực trạng những ưu điểm, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chỉ ra những cơ hội và thách thức trong tương lai. Bên cạnh đó, bài viết tham khảo kinh nghiệm thực tiễn mô hình chính quyền điện tử ở một số quốc gia tiên tiến về chính quyền điện tử, chính quyền số, tham khảo kinh nghiệm, thành tựu xây dựng chính quyền điện tử ở một số địa phương dẫn đầu trong triển khai xây dựng chính quyền điện tử trong nước. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tận dụng các cơ hội và chuẩn bị tốt cho những thách thức trong công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, hướng tới chính quyền số năm 2030.
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thời gian qua, Huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh luôn tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền huyện góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cũng như công tác quản lý, điều hành của UBND huyện, từ đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo của Huyện ủy Gia Bình đối với chính quyền huyện, bài viết đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác này trong thời gian tới.
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thái độ của xã hội đối với bình đẳng giới, bằng cách vừa làm nổi bật những vấn đề bất bình đẳng đang tồn tại trong xã hội, vừa thúc đẩy sự thay đổi những định kiến hiện có. Cộng đồng phát triển quốc tế đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông như một công cụ quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới, cụ thể là Kế hoạch Hành động Bắc Kinh - bản kế hoạch toàn diện nhất nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực truyền thông - đã được 189 quốc gia, trong đó có Việt Nam, thông qua tại Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những cam kết quốc tế này, việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực truyền thông vẫn diễn ra chậm chạp, mặc dù đã đạt được những những bước tiến mới, nhưng kết quả vẫn còn rời rạc. Để thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong báo chí, bài viết này tác giả phân tích một số vấn đề về sự bất bình đẳng trong các cơ quan báo chí – truyền thông trên thế giới, đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ tổ chức báo chí lớn trên thế giới như The New York Times và Nation Media Group, các chính sách của các quốc gia như Anh, Argentina…Từ đó chỉ ra rằng để thúc đẩy bình đẳng giới trong báo chí, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức báo chí.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Thời gian qua, các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội đã thu hút một lượng lớn người nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, công an các phường trên địa bàn quận Hà Đông đã huy động các lực lượng, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới và đã mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, bài viết đưa ra dự báo và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường.
Bình luận