Lễ Bế giảng và trao Bằng Tốt nghiệp đợt I các lớp đại học chính quy Khóa 38 và 40B
Tham dự buổi Lễ, về phía các cơ quan Trung ương có PGS,TS Nguyễn Đức Luận, Phó Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương; Ông Ô Lăm Chăn Tha Vi Lay, Bí thư thứ hai, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam.

Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS,TS Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS Trần Thanh Giang, Uỷ viên BCH Đảng bộ, Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên cùng đại diện lãnh đạo các khoa, ban, phòng trực thuộc Học viện; cán bộ, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập các khoa đào tạo trong Học viện; sinh viên các lớp đại học chính quy Khóa 38 và 40B.

Phát biểu Bế giảng khóa học, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện đã gửi lời chúc mừng đến các sinh viên đã hoàn thành khóa học và mong muốn các em sẽ vận dụng sáng tạo những kiến thức đã được Nhà trường trang bị vào thực tiễn công tác và cuộc sống, tiếp tục phát huy truyền thống 60 năm của Học viện.
PGS,TS Phạm Minh Sơn nhấn mạnh: Lễ Bế giảng và trao Bằng Tốt nghiệp hôm nay là một bước khởi đầu để mỗi sinh viên tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thành tích của các em đạt được sẽ là nguồn động viên, khích lệ đối với toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Học viện. Qua đó, góp phần làm vẻ vang truyền thống của Nhà trường, nâng cao uy tín của Học viện Báo chí và Tuyên truyền – nơi các em đã học, đã nhận bằng tốt nghiệp hôm nay.
PGS,TS Phạm Minh Sơn khẳng định: Để đạt được kết quả đó, thầy và trò Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã không ngừng nỗ lực, tận tụy hoàn thành kế hoạch giảng dạy, hỗ trợ các bạn sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện tốt nhất có thể để các em có thể yên tâm học tập và rèn luyện. Thay mặt Ban lãnh đạo Học viện, PGS,TS Phạm Minh Sơn đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban, ngành, cơ quan doanh nghiệp đã hỗ trợ, phối hợp với Học viện trong công tác đào tạo.

Tại buổi Lễ, PGS,TS Trần Thanh Giang đã trình bày tóm tắt báo cáo kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên đại học chính quy Khóa 38 và 40B tại Học viện. Khóa 38 và 40B là khóa chịu ảnh hưởng nặng nề của tình hình dịch bệnh Covid-19, khiến kế hoạch và tiến độ đào tạo phải nhiều lần điều chỉnh, thay đổi hình thức tổ chức đào tạo. Tuy nhiên, Nhà trường đã chủ động, kịp thời điều chỉnh kế hoạch giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy, kiểm tra, đánh giá cùng với đội ngũ giảng viên, sinh viên đã không ngừng nỗ lực khắc phục những khó khăn trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập.

Trong niềm vui và vinh dự được nhận Bằng Tốt nghiệp, đại diện cho toàn thể các sinh viên Khóa 38 và 40B, sinh viên Phạm Nguyễn Phương Anh, Lớp Truyền thông Marketing K38 bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới Ban lãnh đạo Nhà trường, các thầy giáo, cô giáo, các khoa đào tạo, các phòng ban chuyên môn của Học viện đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho các sinh viên học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng và rèn luyện bản lĩnh chính trị trong suốt thời gian học tập tại trường. Đồng thời hứa sẽ quyết tâm vận dụng tốt những kiến thức học được tại trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, xứng đáng là sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.








Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
- Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
- Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
- Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
- NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Doanh nghiệp đặc sản vùng miền với truyền thông trách nhiệm xã hội
Trong kỷ nguyên phát triển bền vững và tiêu dùng có trách nhiệm, truyền thông trách nhiệm xã hội (CSR) không chỉ là một xu hướng nhất thời, mà đã trở thành trụ cột quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu và tạo lập niềm tin của doanh nghiệp đối với cộng đồng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đặc sản vùng miền – nơi sản phẩm mang trong mình cả giá trị văn hóa, lịch sử và phong tục bản địa – CSR không chỉ dừng lại ở cam kết về chất lượng, mà còn là lời khẳng định trách nhiệm với môi trường, văn hoá địa phương và cộng đồng xã hội. Truyền thông CSR vì thế đóng vai trò trung gian chiến lược giúp doanh nghiệp kể câu chuyện về sản phẩm, lan tỏa giá trị nhân văn và tạo lập mối quan hệ lâu dài với công chúng. Bài báo nhằm đưa ra một số định hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị truyền thông CSR tại các doanh nghiệp đặc sản vùng miền trong bối cảnh hiện đại.
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025
Sáng 28/6/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các lớp Cao học và Nghiên cứu sinh khóa 31 đợt 1 năm 2025. Lễ Khai giảng diễn ra trực tiếp tại Hội trường C và trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams.
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Phiên họp lần thứ 35 của Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục
Ngày 24/6/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Phiên họp lần thứ 35 Hội đồng Kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định kết quả đánh giá chất lượng giáo dục các chương trình đào tạo (CTĐT) và cơ sở giáo dục (CSGD) đã hoàn thành quy trình đánh giá ngoài. Các cơ sở giáo dục được Hội đồng tổ chức thẩm định kết quả đánh giá chất lượng tại Phiên họp gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Phenikaa. Phiên họp được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học cần được đổi mới để phát huy tư duy độc lập và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên. Bài viết phân tích vai trò, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Truyền thông xây dựng thương hiệu chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các trường đại học tại Việt Nam ngày càng mở rộng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao và chuẩn quốc tế. Việc quảng bá các chương trình này không chỉ nhằm thu hút sinh viên mà còn nâng cao vị thế, thương hiệu của các trường đại học Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn tồn tại như: sự cạnh tranh khốc liệt từ các chương trình đào tạo quốc tế do các trường đại học nước ngoài trực tiếp tổ chức tại Việt Nam hoặc qua hình thức học trực tuyến; sự thiếu đồng bộ và chưa chuyên nghiệp trong hoạt động truyền thông của một số cơ sở giáo dục trong nước, hạn chế trong năng lực xây dựng và quản trị thương hiệu một cách bài bản, chiến lược. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và nâng cao hiệu quả của chiến lược quảng bá nói chung và hệ thống nhận diện thương hiệu nói riêng trở thành yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc, đồng bộ và linh hoạt để các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại Việt Nam không chỉ duy trì mà còn phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.
Bình luận