(LLCT&TT) Phát thanh và sự tin cậy(*)
1. Bối cảnh lòng tin của công chúng bị suy giảm
Sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông mới đã thay đổi mạnh mẽ cách thức, thói quen, nhu cầu tiếp nhận thông tin của đông đảo người dân. Internet đã trở nên phổ biến và thiết yếu trong cuộc sống và mạng xã hội là một trong các loại hình trao đổi thông tin được nhiều người ở mọi lứa tuổi, nhất là giới trẻ đặc biệt ưa thích. Sự ra đời và trở nên phổ biến của mạng xã hội đã tạo ra môi trường chia sẻ, tương tác thông tin rộng rãi và thuận tiện hơn bao giờ hết. Lớp công chúng trẻ sử dụng mạng xã hội như phương thức chủ yếu để giao tiếp và thu nhận thông tin hàng ngày.
Có thể nói, mạng xã hội đã mở ra một thế giới vô cùng hấp dẫn với người dùng. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực đối với đời sống con người, mạng xã hội lại là con dao hai lưỡi, mang đến nhiều hệ lụy xã hội, trong đó đau đầu nhất là vấn nạn tin giả (fake news). Tin giả là tin về sự việc không có thật, tin bịa đặt, vu khống được lan truyền trong xã hội và trên không gian mạng. Một số cá nhân, tổ chức “lợi dụng” quyền tự do ngôn luận để tạo tin giả, cung cấp những thông tin sai trái, độc hại, không phù hợp về chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục. Thậm chí, có những thông tin xuyên tạc, gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Điều tệ hại là những thông tin sai lệch có xu hướng lan truyền nhanh hơn tin thật trên các dịch vụ truyền thông xã hội. Các vụ việc tin giả xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều cá nhân, tổ chức và đời sống xã hội nói chung. Tin giả xuất hiện trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Đây là một thực trạng đáng báo động, khiến các nhà chức trách, cơ quan thực thi pháp luật gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt trong hơn 2 năm trở lại đây, khi thế giới cũng như Việt Nam phải tập trung mọi nguồn lực để đối phó với đại dịch Covid- 19 cũng là khi nhiều quốc gia phải căng não với “virus số” - tin giả gây hoang mang dư luận. Theo Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam, các tin giả liên quan dịch bệnh đang là thông tin được cảnh báo và xử phạt hành chính nhiều nhất thời gian gần đây. Có những thời gian, hàng loạt vụ tung tin giả liên quan dịch Covid - 19 đã bị cơ quan chức năng ở nhiều địa phương từ Hà Nội, Bắc Giang, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau… xử lý. Mặc dù có chế tài xử phạt cho các đối tượng tung tin giả, sai sự thật, nhưng số lượng tin giả vẫn liên tục xuất hiện. Không xử lý chặt và không thay đổi được nhận thức của người dân cũng như người sử dụng mạng xã hội thì tin giả sẽ trở thành “căn bệnh nan y” của xã hội.
Thực tế đó đặt báo chí nói chung, phát thanh nói riêng vào vị trí là người định hướng thông tin, phải là địa chỉ cung cấp thông tin đáng tin cậy, kịp thời và có chiều sâu. Theo các nghiên cứu gần đây, công chúng dần mất niềm tin vào mạng Internet và mạng xã hội, trong khi niềm tin vào tin tức chính thống lại tăng lên. Và có rất nhiều thính giả vẫn rất tin tưởng vào phát thanh hơn bất kỳ loại hình truyền thông nào khác.
2. Phát thanh góp phần mang lại lòng tin cho con người
To trust - tin cậy là một động từ, thể hiện sự tin tưởng, tín nhiệm của công chúng đối với phát thanh và thể hiện giá trị thực của phát thanh đối với công chúng. Giá trị được tin cậy đó đến từ việc thông tin chính xác, có ý nghĩa, phục vụ thiết thực cho đời sống của thính giả. Và tin cậy là sự công nhận của công chúng, là giá trị được xây đắp qua nhiều thời gian mới có thể tạo dựng được. Từ sự tin cậy, phát thanh trở thành điểm tựa cho công chúng trong bối cảnh Internet và mạng xã hội phát triển, thông tin trở nên tràn ngập và thật - giả, tốt - xấu lẫn lộn. Bối cảnh đó là thách thức đồng thời là cơ hội đối với báo chí, trong đó có phát thanh, bởi công chúng không thiếu thông tin, thậm chí bị bội thực thông tin, nhưng lại cần và thiếu thông tin sạch, đúng, chuẩn.
Như vậy, chủ đề của Ngày phát thanh thế giới 2022 đã nhấn mạnh yếu tố có tính quyết định với phát thanh nói riêng và báo chí nói chung, đó là sự tin cậy. Theo ông Christian Manhart, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, với chủ đề ngày Phát thanh thế giới năm nay, “UNESCO mong muốn nhấn mạnh ba khía cạnh. Thứ nhất, là khẳng định lòng tin của công chúng vào phát thanh với vai trò là phương thức truyền thông phổ biến, chất lượng cao, khách quan và đáng tin cậy. Thứ hai, là đẩy mạnh sự quan tâm tới nhiều đối tượng thính giả, đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội. Cuối cùng là thông qua ứng dụng công nghệ số và phương thức làm phát thanh hiện đại để làm tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền với sự tin cậy để tồn tại”(2).
Ở Việt Nam, phát thanh đã xây dựng sự tin cậy trong gần 80 năm qua. Phát thanh đã đồng hành cùng công chúng, tạo dựng được sự tin cậy bởi các yếu tố sau:
Thứ nhất, phát thanh thể hiện vai trò là kênh cung cấp, truyền tải thông tin đáng tin cậy đối với công chúng và đối với các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước từ trung ương đến địa phương. Với thế giới âm thanh sinh động của mình, phát thanh cung cấp thông tin mọi mặt, liên tục và chính xác, giúp công chúng hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống. Phát thanh truyền tải chủ trương, chính sách cũng như các quyết sách của các cấp lãnh đạo một cách chính xác, kịp thời đến công chúng. Trên bình diện thế giới, “Phát thanh vẫn là phương tiện truyền thông tác động đến đông đảo công chúng. “Trong thời đại của nhiều phương tiện truyền thông mới, phát thanh vẫn là phương tiện có thể truyền tải mọi thông điệp đến với mọi người ở mọi nơi vào mọi lúc. Phát thanh cũng tạo diễn đàn để thảo luận mọi vấn đề của quốc tế, nước sở tại, địa phương; tạo tiếng nói cho người ít tiếng nói trong xã hội, người nghèo, dân tộc thiếu sổ, phụ nữ. Phát thanh giúp cải thiện tình trạng mù chữ, cứu người trong thiên tai. Phát thanh là kênh để học hỏi và chia sẻ. Đó là lý do chúng ta cần khuyến khích phát thanh tạo những cầu nối mới cho sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau giữa con người. Chúng ta đang sống trong thế kỷ của kỹ thuật số và phát thanh là một sức mạnh để bảo vệ hòa bình và phát triển bền vững trên thế giới”(3).
Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông), tính đến tháng 3.2022, có 64 kênh phát thanh thời sự chính trị tổng hợp trong nước, bên cạnh đó là các kênh phát thanh về Văn hóa - Đời sống - Xã hội, Âm nhạc - Thông tin - Giải trí, Đối ngoại, Giao thông(4)… Các kênh phát thanh này phản ánh mọi mặt đời sống xã hội một cách chính xác, tính tin cậy cao. Tại các địa phương, các chương trình phát thanh phản ánh mọi mặt đời sống của người dân tại địa phương đó một cách chính xác và gần gũi, dễ hiểu. Ở các địa phương biên giới, vùng sâu vùng xa và hải đảo, nơi các phương tiện thông tin đại chúng còn chưa phổ biến, phát thanh chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.
Phát thanh đã góp phần quan trọng trong việc làm giàu đẹp vốn văn hoá của dân tộc - nhất là ngôn ngữ lời nói. Phát thanh là nơi giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Phát thanh còn tham gia truyền tải các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, âm nhạc đến công chúng. Qua phát thanh, công chúng có thể tiếp nhận nhiều tri thức, tinh hoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới và của Việt Nam. Phát thanh đồng thời góp phần nâng cao văn hoá giải trí làm cho mọi người càng hiểu nhau, xích lại gần nhau hơn.
Thứ hai, phát thanh là kênh truyền thông đáng tin cậy trong thực hiện nhiệm vụ tư vấn, chỉ dẫn, giải đáp những yêu cầu, thắc mắc của thính giả trong cuộc sống.
Các kênh và chương trình tư vấn, chỉ dẫn giao thông, tư vấn, giải đáp sức khỏe, đời sống của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố HCM, các đài địa phương … đã đồng hành cùng con người.
Đặc biệt, các kênh phát thanh giao thông ra đời ở khắp các đô thị lớn trên toàn thế giới, trở thành người bạn đường, gắn bó với nhịp sống, lịch trình di chuyển, là người tư vấn, chỉ dẫn đồng thời giúp con người mở mang kiến thức và giải trí. Ở Việt Nam, ngay từ khi xuất hiện, kênh VOV Giao thông đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo công chúng, nhất là những người thường xuyên di chuyển trên đường. Sự kiện ra đời VOV Giao thông được đánh giá là một trong mười sự kiện báo chí nổi bật năm đó, góp phần làm giảm ùn tắc, tai nạn giao thông. PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ - Nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam khẳng định: “VOV Giao thông là kênh phát thanh duy nhất có khả năng tương tác thời gian thực 24/24. Công nghệ thông tin di động tạo ra những cách thức mới để bạn nghe đài nghe và tương tác với các chương trình phát thanh khi di chuyển. Đó vừa là thách thức, vừa là cơ hội để VOV Giao thông vươn lên ở một đẳng cấp mới trong sự nghiệp phục vụ công chúng”(5).
Tại các khu vực ven biển, các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật cũng phát huy hiệu quả rõ rệt. So với hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật qua các kênh báo chí trung ương, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật qua mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở có đối tượng và phạm vi tác động hẹp hơn, được xác định cụ thể trong phạm vi một xã, phường, thị trấn, một bản làng, do đó, tác động mạnh tới một đối tượng cụ thể.
Thứ ba, phát thanh góp phần nâng đỡ tinh thần con người trong đời sống.
Bởi thông tin phát thanh có đặc điểm là riêng tư và thân mật, vì thế phát thanh có thể trở thành người bạn thân thiết cùng chia sẻ với con người. Nhịp sống càng hối hả, con người càng phải đương đầu với nhiều áp lực thì họ càng cần được sẻ chia. Thực tế trong đời sống, khi một người mất đi một người bạn, mất đi một người yêu, mất đi một người đồng nghiệp, hay thậm chí một mối quan hệ đặc biệt, hơn lúc nào hết họ càng cần được bày tỏ cảm xúc. Những lúc như vậy, phát thanh là một trong những nơi con người có thể chia sẻ mà không ngần ngại. Chương trình Cửa sổ tình yêu, Bạn hãy nói với chúng tôi... của Đài Tiếng nói Việt Nam đã và đang đồng hành cùng thính giả, cung cấp kiến thức, kỹ năng, chia sẻ rủi ro và trợ giúp họ để họ giải quyết được những vướng mắc, khó khăn trong đời sống riêng tư, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bên cạnh đó, phát thanh kết nối cộng đồng, kêu gọi sự trợ giúp lẫn nhau, đồng thời nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ. Với nhiều người gặp khó khăn trong cuộc sống gia đình, công việc hay sức khỏe mà không có đủ điều kiện để chữa trị, phát thanh đã cùng với những tổ chức và cá nhân kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng để kịp thời chuyển những trợ giúp cả về vật chất và tinh thần đến họ. Sự chia sẻ, giúp đỡ của mọi người sẽ tiếp thêm động lực để họ có thể vượt qua được khó khăn, tiếp tục sống tốt. Chính vì những chương trình mang giá trị nhân đạo đó, phát thanh đã gián tiếp truyền tải đến mọi người những thông điệp sống ý nghĩa, tích cực. Và hơn thế, phát thanh còn thức tỉnh những người đang có suy nghĩ tiêu cực và cảm thấy chán nản, muốn từ bỏ cuộc sống vốn đã rất quý giá này.
Thứ tư, theo Liên hợp quốc, phát thanh được đánh giá là kênh truyền thông cứu sống con người, kênh truyền thông đắc dụng trong những tình huống khẩn cấp(6).
Phát thanh đã kịp thời cung cấp thông tin cảnh báo trước các thảm họa, giúp con người giảm, tránh thiệt hại. Những năm qua, phát thanh chứng tỏ khả năng cứu sống con người trong các thiên tai bất thường như bão, lũ quét, động đất, sóng thần hoặc các trường hợp xảy ra hỏa hoạn tại những nơi tập trung đông dân cư sinh sống như các khu chung cư, hệ thống tầng hầm, nhà ga, sân bay... Khi đó phát thanh là phương tiện thông tin nhanh nhất, cơ động nhất phát đi những tín hiệu cảnh báo giúp hạn chế tối đa những thiệt hại về người và của. Năng lực thông tin nhanh nhạy, linh hoạt, mọi nơi mọi lúc của phát thanh giúp con người thoát được hiểm họa khi được cảnh báo trước dù chỉ vài phút hay thậm chí vài giây.
Nhìn trên bình diện rộng, phát thanh có những đặc tính giúp cứu sống con người trong thiên tai. Sóng phát thanh truyền được rộng, tiếp cận được nhiều địa hình. Việc tiếp nhận thông tin từ phát thanh cũng rất tiện lợi, dễ dàng nhờ thiết bị gọn nhẹ, cách thức tiếp nhận đơn giản. Tổng thư ký Liên hợp quốc - ông Ban Ki-moon trong bài phát biểu nhân ngày Phát thanh thế giới 2016 khẳng định: “Trong thời kỳ khủng hoảng và tình huống khẩn cấp, phát thanh chính là huyết mạch. Với người dân đang mắc kẹt bởi khủng hoảng hay thảm họa và đang tuyệt vọng chờ đợi tin tức thì phát thanh sẽ là nguồn thông tin sống còn. Phát thanh hữu ích trong các hoạt động đối phó với tình huống khẩn cấp và hỗ trợ cho nỗ lực tái thiết. Năm nay, khi chúng ta bắt đầu thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, chúng ta hãy cùng quyết tâm sử dụng phát thanh vì sự tiến bộ của con người. Trong ngày phát thanh thế giới này, chúng ta có thể khẳng định rằng phát thanh có thể cứu sống con người”(7).
Lợi thế tiếp cận công chúng của loại hình báo chí này thể hiện cả ở những nơi mà lực lượng cứu hộ chưa kịp tiếp cận, người dân vẫn có thể được cập nhật thông tin kịp thời qua sóng phát thanh. Thông tin phát thanh vô cùng hữu ích trong các tình huống mà sự cứu trợ trở nên khó khăn và các nhóm viện trợ có thể phải mất nhiều thời gian mới có thể tới nơi để hỗ trợ những người dân đang chịu ảnh hưởng bởi thảm họa.
Ở những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, những cơn bão, sóng thần, thậm chí là động đất có thể ập đến bất cứ lúc nào, những thông tin thời tiết cập nhật liên tục giúp con người nhận biết và ứng xử phù hợp. Ở nước ta, trong những cơn bão lớn thường xuyên xảy ra hàng năm, nơi tâm bão thường bị mất điện, điện thoại cũng mất liên lạc hoàn toàn, thông tin về bão cho chính người dân vùng bão nhiều khi chỉ nhờ vào Đài Tiếng nói Việt Nam. Hay với hàng triệu ngư dân lênh đênh trên biển, chiếc radio trở thành một công cụ, một bạn đồng hành thiết yếu. Thông tin đến với ngư dân nhanh hay chậm nhiều khi là một trong những yếu tố quyết định, góp phần hạn chế thiệt hại về tính mạng và tài sản của bà con. Theo UNESCO, Đài phát thanh vẫn luôn là một phương tiện truyền thông phổ cập toàn cầu, có tính đồng nhất, đặc biệt là phổ cập tới những khu vực nghèo, khu vực chưa được quan tâm đầy đủ, khu vực nông thôn và những khu vực khó tiếp cận, ở những nơi đó, đài phát thanh vẫn là một trong số ít những nguồn thông tin giải trí sẵn có, chi phí thấp mà lại đáng tin cậy(8).
3. Một số đề xuất để phát thanh phát huy sự tin cậy
Để phát huy sự tin cậy và khẳng định vai trò của phát thanh trong đời sống xã hội, cần chú ý một số điểm sau đây:
- Thứ nhất, phát triển nội dung phát thanh gắn bó mật thiết với đời sống của công chúng, gìn giữ sự chính xác, khách quan của thông tin phát thanh. Đây chính là điều kiện tiên quyết giúp phát thanh duy trì lòng tin của công chúng và tiếp tục thể hiện vai trò thiết yếu trong đời sống xã hội. Ở mọi thời điểm, khi công chúng nghi ngại những thông tin không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội hay những tin đồn thất thiệt trên các phương tiện truyền thông mới, họ luôn có kênh phát thanh để xác thực, nhận biết đúng đắn.
- Thứ hai, thích ứng với nhịp sống hiện đại, cần phát triển của phát thanh trên đa nền tảng, tiếp cận công chúng qua nhiều kênh. Dù ở nên tảng nào, phát thanh cũng thể hiện những đặc tính, những lợi ích, đó là thông tin bổ ích, chân thực, khách quan, và cách thức chuyển tải sinh động cùng với sự thân mật, gần gũi, tiếp nhận tiện lợi. Chính sự đa dạng và tích hợp các công nghệ và nền tảng giúp duy trì và làm gia tăng lòng tin vào các phương tiện truyền thông chính thống, trong đó có phát thanh.
Cần có chiến lược phát triển các sản phẩm theo hướng tích hợp và phát triển thích ứng giữa phát thanh sóng và phát thanh trên các hạ tầng thiết bị mới như mạng Internet, điện thoại thông minh. Những thành công của phát thanh trên mobile của các đài phát thanh trên thế giới tại Mỹ, Oxtrâylia hay Hàn Quốc... cho thấy, việc phát triển appradio (ứng dụng radio trên thiết bị thông minh) có thể phục vụ đồng thời nhiều nội dung cho công chúng có thói quen di chuyển và nghe ngắn, nghe theo yêu cầu. cũng không gặp bất cứ khó khăn nào khi dò sóng, bắt sóng chất lượng cao.
- Thứ ba, sử dụng phát thanh như một kênh tương tác xã hội rộng lớn, thúc đẩy tính công bằng xã hội. Phát thanh cung cấp các chương trình phù hợp cho nhóm các cộng đồng thiểu số, tạo điều kiện để những nhóm người yếu thế trong xã hội có thể nói lên tiếng nói một cách dễ dàng hơn các loại hình truyền thông khác. Phát thanh cộng đồng có thể tiếp cận những nhóm đối tượng ít được đề cập đến trong các loại hình truyền thông khác hay truyền thông xã hội, tăng sự tin cậy và công bằng với phát thanh. Thông qua sự tương tác giữa thính giả và đài phát thanh, các chương trình phát thanh sẽ trở nên gần gũi, phù hợp và đa dạng hơn.
- Thứ tư, phát thanh cần có chiến lược phát triển nguồn thu, phát triển kinh tế phát thanh. Có điều kiện tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại là cơ sở để nâng cao chất lượng nội dung và phương thức tiếp cận công chúng trên các hạ tầng công nghệ hiện đại. “Sự tin cậy để tồn tại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chúng ta cần đảm bảo đài phát thanh giữ được sự cạnh tranh cũng như duy trì tài chính bền vững và ổn định, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính trong lĩnh vực truyền thông báo chí gây nên bởi đại dịch”, theo ông Christian Manhart, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam(9). Trong phát thanh có thu phí, điểm mấu chốt là chất lượng, là sức thu hút đối với công chúng. Sản phẩm phát thanh là sản phẩm đặc biệt, trước hết được đánh giá ở giá trị tinh thần, là sản phẩm thông tin đúng đắn, tin cậy và hấp dẫn, gần gũi, thích ứng với thói quen tiếp nhận mới của công chúng./.
______________________________________________________
(*) Thông điệp của Liên hợp quốc nhân ngày Phát thanh thế giới 13/2/2022 “To radio to trust”
(1) https://vovworld.vn/vi-VN/tieu-diem/ngay-phat-thanh-the-gioi-2022-voi-chu-de-phat-thanh-va-su-tin-cay
(2) Thuỳ Vân: Unesco kỷ niệm ngày phát thanh quốc tế, (13/2/2013) Báo điện tử VOVNews, https://vov.vn/the-gioi/unesco-ky-niem-ngay-phat-thanh-quoc-te-247403.vov.
(3) https://abei.gov.vn/danh-sach-cap-phep/danh-sach-kenh-chuong-trinh-phat-thanh-trong-nuoc-da-duoc-cap-phep-tinh-den-het-ngay-31032022/107707
(4) https://nhandan.vn/doi-song-xa-hoi-hangthang/nguoi-ban-dong-hanh-tren-moi-neo-duong-363261
(5) Thông điệp của Liên hợp quốc nhân ngày Phát thanh thế giới 2016: “Phát thanh cứu sống con người”
(6) http://abei.gov.vn/phat-thanh-truyen-hinh/vai-tro-cua-phat-thanh-trong-viec
-quan-ly-va-khac-phuc-tham-hoa/106254.
(7) https://baotintuc.vn/thoi-su/ky-niem-ngay-phat-thanh-the-gioi-20200213102403479.htm
(8) https://vov2.vov.vn/doi-song-xa-hoi/ngay-phat-thanh-the-gioi-2022-phat-thanh-va-su-tin-cay-32438.vov2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị quốc gia, H.,
2. Đức Dũng: Lý luận báo phát thanh, Nxb.Văn hóa - Thông tin.
3. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2002): Báo phát thanh, Nxb.Văn hóa - Thông tin, H., 2002.
4. Phan Văn Kiền, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Đình Hậu (2016): Một số xu hướng của báo chí truyền thông hiện đại, Nxb.Thông tin và Truyền thông.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 6/2022
Bài liên quan
- Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
- Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
- Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động truyền thông chính sách trên nền tảng Internet ở Việt Nam
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Sáng 24/10/ 2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)”.
Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Các chương trình tương tác là một trong những nội dung được đánh giá là hấp dẫn và thu hút công chúng trên báo mạng điện tử hiện nay. Không còn dừng lại ở một vài hình thức nhỏ lẻ, cùng với sự linh hoạt của báo mạng điện tử, các chương trình tương tác ngày càng đa dạng và phong phú về nội dung và hình thức, tăng thêm sức hấp dẫn cho tờ báo, thu hút công chúng. Bài viết sẽ đi sâu vào nghiên cứu về vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử hiện nay, làm rõ dưới các góc độ công chúng, tờ báo và hoạt động báo chí nói chung, từ đó lý giải được nguyên nhân vì sao các chương trình tương tác đang ngày càng được các tờ báo mạng điện tử coi trọng và tập trung phát triển.
Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
Để bắt kịp những xu thế báo chí hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, đồng thời, đáp ứng yêu cầu công tác thông tin, truyền thông của nhà nước, việc quản lý nội dung số của Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab) - Đài Truyền hình Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng. Nó có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh của hoạt động truyền hình, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành truyền hình tại Việt Nam.
Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Dựa trên những ứng dụng siêu kết nối và sự phát triển vượt bậc của AI (trí tuệ nhân tạo), những nguồn dữ liệu khổng lồ (bigdata) len lỏi vào từng ngõ ngách cuộc sống của nhân loại. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng nền kinh tế số là một tất yếu khách quan. Tại Việt Nam, quốc gia sản xuất nông nghiệp phát triển, việc xây dựng kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay không chỉ dừng lại ở trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các bộ ngành liên quan, mà rất cần sự vào cuộc của báo chí, truyền thông. Từ đó, bằng sức mạnh của minh, thông tin báo chí sẽ góp phần làm thay đổi tư duy, nhận thức của người dân trong việc chuyển đổi sản xuất, thói quen mua - bán sản phẩm nông sản, đáp ứng yêu cầu của kinh tế số và thương mại điện tử trong lĩnh vực kinh tế có quy mô lớn của nước ta hiện nay.
Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay
Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay
Để đạt mục tiêu 70% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước) như Chính phủ đề ra ở Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhiều cơ quan truyền hình tại Việt Nam đổi mới tư duy, quyết tâm hành động và coi truyền hình đa nền tảng là giải pháp đột phá với bước đi, lộ trình phù hợp. Bài viết khái quát xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay, những thành công và một số hạn chế của xu hướng này.
Bình luận