Lợi ích của các nước ASEAN và Trung Quốc trong việc phát triển quan hệ hợp tác thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Trong lịch sử, quan hệ giữa các nước được duy trì và phát triển dựa trên lợi ích thực tế của mỗi nước thu được từ mối quan hệ ấy. Quan hệ ASEAN - Trung Quốc trong thời gian qua cũng không nằm ngoài nguyên tắc này. Quan hệ của các nước ASEAN, giữa ASEAN với Trung Quốc có một tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của mỗi nước, đồng thời phản ánh tập hợp những lợi ích mà họ hướng tới.
1- Quan hệ ASEAN - Trung Quốc tạo tiền đề phát triển nhanh về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học công nghệ cho cả ASEAN và Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI
Trung Quốc và các nước ASEAN do gần gũi về mặt địa lý, có quan hệ mật thiết về dân tộc, có sự tương đồng về văn hóa đồng thời có sự bổ sung cho nhau về mặt kinh tế... Trên phương diện kinh tế, có sự bổ sung lẫn nhau giữa các nước ASEAN với Trung Quốc. Tuy Trung Quốc có tương đối hoàn chỉnh về các loại tài nguyên, một số loại (than, kim loại màu) rất phong phú, nhưng bình quân theo đầu người về tài nguyên chỉ bằng một nửa bình quân của thế giới. Chẳng hạn về dầu mỏ, trong thập niên 90 vừa qua, Trung Quốc mới tạm thỏa mãn nhu cầu trong nước, sang những năm đầu của thế kỷ XXI này, họ đã và sẽ phải nhập nhiều hơn dầu mỏ từ các nước ASEAN. Trung Quốc từ nay về sau vẫn tiếp tục là một thị trường lớn nhập các hàng (cao su, dầu cọ, gỗ, hàng gia công gỗ và gia công nguyên liệu...) của các nước ASEAN.
Trình độ kinh tế và cơ cấu ngành ở các vùng phía Đông, miền Trung và miền Tây Trung Quốc có sự chênh lệch lớn. Các nước ASEAN cũng có sự chênh lệch về kinh tế và cơ cấu ngành nghề (tầng thứ nhất: Singapo, Brunây; tầng thứ hai: Malaysia, Thái Lan; tầng thứ ba: Việt Nam, Mianma, Cămpuchia, Lào). Như vậy về cơ cấu ngành nghề các vùng ở Trung Quốc có thể bổ sung cho các tầng nấc của các nước ASEAN.
Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, cho đến nay 3/4 hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc là hàng hóa chế thành phẩm. Còn các nước ASEAN (trừ Singapo, Thái Lan, Malaysia, Philippin) thì đều xuất hàng sơ chế là chủ yếu. Hiện nay, hàng cơ điện chiếm 24% hàng xuất khẩu của Trung Quốc, trong khi đó đa số các nước ASEAN lại có nhu cầu lớn về nhập khẩu các loại hàng này, nên đây là sự bổ sung rất hiệu quả cho nhau trong hợp tác và phát triển giữa ASEAN với Trung Quốc.
Về trình độ kỹ thuật - công nghệ, Trung Quốc tuy lạc hậu so với một số nước ASEAN về trình độ hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ sản xuất, nhưng cũng có một số công nghệ, ngành kỹ thuật mũi nhọn như hàng không vũ trụ và nguyên tử (như Inđônêxia đã thuê tên lửa đẩy của Trung Quốc để phóng vệ tinh nhân tạo) có thể xuất khẩu hoặc làm dịch vụ cho các nước ASEAN. Mặt khác, Trung Quốc hiện nay đang có một đội ngũ lớn cán bộ chuyên môn, kỹ thuật có tay nghề cao, được đào tạo cơ bản nhưng lương thu nhập còn thấp. Trong khi đó, một số nước ASEAN lại thiếu lực lượng nhân viên kỹ thuật tay nghề cao nên có thể bổ sung cho nhau.
Cả Trung Quốc và ASEAN đều là những thị trường có tiềm năng lớn lại ở gần nhau nên việc bổ sung, hỗ trợ, thẩm thấu vào nhau giữa các nền kinh tế là rất thuận lợi đáp ứng với nhu cầu phát triển nhanh của mỗi nước. Trung Quốc và ASEAN có một số lĩnh vực có thể đầu tư lẫn nhau, tiềm năng này đang được khai thác và nó là tiền đề cho sự hợp tác phát triển hơn nữa của mỗi nước trong những năm đầu thế kỷ XXI.
ở một góc độ khác, các tỉnh, các khu tự trị như Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Phúc Kiến... ở miền Hoa Nam (Trung Quốc) không chỉ là láng giềng của các nước ASEAN mà trong lịch sử có nhiều đợt di cư tới Đông Nam á. Hiện nay, có nhiều người Hoa sống ở các nước ASEAN. Những người Hoa này có nhiều vốn, có mạng lưới kinh doanh khắp thế giới, họ đã, đang và sẽ còn đóng vai trò chiếc cầu nối về hợp tác kinh tế giữa ASEAN với Trung Quốc.
Trung Quốc và các nước ASEAN về cơ bản có chính sách kinh tế đối nội và đối ngoại gần giống nhau. Thể chế kinh tế thị trường có sự tham gia điều tiết của nhà nước và nhằm hướng tới sự phát triển bền vững là nét cơ bản của chính sách kinh tế mà các nước này đang thực thi. Sự tương đồng này đang tạo điều kiện cho các nền kinh tế thâm nhập hỗ trợ lẫn nhau cùng nhau phát triển, cùng nhau thịnh vượng.
Trong mở cửa đối ngoại, cả các nước ASEAN lẫn Trung Quốc đều chú trọng xây dựng các đặc khu kinh tế, phát triển các khu vực ưu đãi thuế quan và tiến tới xây dựng khu vực mậu dịch tự do... Các nước đều là thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế... Những nét tương đồng này cho phép ASEAN và Trung Quốc có thể bổ sung và hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Các nước ASEAN và Trung Quốc trên nhiều vấn đề quan trọng về quan hệ song phương, quan hệ ở khu vực châu á - Thái Bình Dương và các vấn đề quốc tế đều có những điểm chung. Ví dụ, đều ủng hộ hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới; đều dồn sức cho phát triển kinh tế, coi đó là nhiệm vụ trung tâm; cùng nhau thúc đẩy hợp tác bình đẳng, cùng có lợi ở khu vực và toàn cầu; đều tuân thủ nguyên tắc chung sống hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, chủ trương tăng cường đối thoại và hợp tác, giải quyết hòa bình những tranh chấp giữa các nước; hai bên lý giải giống nhau về quan niệm nhân quyền, chống việc lợi dụng nhân quyền để phá hoại chủ quyền, chính sách độc lập dân tộc của mỗi quốc gia... Đối với các vấn đề quốc tế lớn cả ASEAN và Trung Quốc cũng chia sẻ nhiều điểm chung và nhận thức tương đối giống nhau. Tất cả những điểm đó đều tạo tiền đề cho sự hợp tác, phát triển của mỗi nước thành viên trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế ở thế kỷ XXI này.
2- Tăng cường quan hệ ASEAN - Trung Quốc về mọi mặt có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì, củng cố và tăng cường hòa bình, an ninh trong khu vực
Hòa bình, ổn định và an ninh của khu vực Đông Nam á tùy thuộc vào các yếu tố bên trong và bên ngoài khu vực. ASEAN đã mở rộng ra toàn khu vực Đông Nam á và các quốc gia thành viên đều cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, do vậy khả năng gây mất ổn định trong nội bộ khu vực là rất nhỏ, có thể loại bỏ. Trong những thập niên qua, sự không ổn định của khu vực thường do những tranh chấp giữa các cường quốc bên ngoài ASEAN gây ra. Chiến lược của các cường quốc đối với ASEAN trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI có thể vẫn còn nhiều khác nhau, nhưng có một điểm chung là muốn cho khu vực này hòa bình, ổn định. Lợi ích chiến lược cũng như lợi ích thương mại, kinh tế của các cường quốc ở Đông Nam Á trong các thập kỷ tới gắn nhiều hơn với sự hòa bình ổn định của khu vực, Đông Nam á là một thị trường mới trỗi dậy, có tốc độ tăng trưởng cao, là một trong những đầu mối giao thông liên lạc quan trọng của thế giới, các quan hệ kinh tế, thương mại giữa các cường quốc với ASEAN ngày càng tăng lên. Sự mất ổn định của một Đông Nam á không có lợi gì cho các cường quốc.
Mặt khác, để có được môi trường hòa bình, ổn định, các quốc gia Đông Nam á cũng luôn phải điều chỉnh sao cho cân bằng quyền lực giữa các cường quốc trong khu vực. Một diễn đàn an ninh đa phương với cơ chế đủ mặt các cường quốc liên quan ở khu vực là một sáng kiến quan trọng trong bước đường tìm kiếm hòa bình, ổn định. Hơn nữa, hòa bình, ổn định của Đông Nam á cũng không tách khỏi hòa bình, ổn định của châu Á - Thái Bình Dương cũng như của toàn thế giới. Vì vậy, mở rộng quan hệ hợp tác với nước láng giềng Trung Quốc là một bước đột phá quan trọng trong việc đảm bảo hòa bình, an ninh khu vực. Vị thế, vai trò của Trung Quốc đang không ngừng tăng lên ở khu vực cũng như thế giới, tăng cường hợp tác với Trung Quốc cũng chính là tạo thế cân bằng về quyền lực với Mỹ và Nhật Bản ở khu vực. Sau sự kiện 11.9.2001, an ninh ở khu vực Đông Nam á có phần bất ổn hơn, bởi ở đây có sự hiện diện của mạng lưới khủng bố Hồi giáo cực đoan. Cùng với việc gia tăng chống khủng bố trên toàn cầu, Mỹ và Nhật Bản đã đưa lực lượng quân sự của mình vào một số nước Đông Nam á nhằm bảo vệ huyết mạch giao thông và việc cung cấp dầu cho Nhật Bản. Khác hẳn thập niên 90 của thế kỷ XX, những năm đầu thế kỷ XXI này ở khu vực Đông Nam á lại hiện diện khá đầy đủ các cường quốc nhưng chiến tranh không trở lại. Hiện nay, tại khu vực Đông Nam á với việc hình thành khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN (CAFTA) là một hấp dẫn lớn đối với các cường quốc đang có lợi ích ở khu vực. Tuy nhiên việc giải quyết những tranh chấp, xung đột giữa các nước ASEAN, giữa ASEAN với Trung Quốc chỉ có thể là đối thoại và hợp tác. Xu thế hòa bình và ổn định của Đông Nam á đã nằm trong xu thế phát triển chung của thế giới. Việc thành lập cộng đồng kinh tế, cộng đồng an ninh, cộng đồng văn hóa xã hội của các nước ASEAN trong một tương lai gần là một bước tiến trong quá trình nhất thể hóa khu vực. Tuy còn rất nhiều khó khăn nhưng việc tiến tới cơ chế cộng đồng là hướng đi đúng. Một ASEAN thống nhất sẽ là một thực thể mạnh chủ động trong quan hệ với các cường quốc mà không sợ bị thua thiệt.
3- Đẩy mạnh quan hệ ASEAN - Trung Quốc là cơ sở quan trọng đối với cả ASEAN lẫn Trung Quốc trong quá trình mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới
Việc thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN vào năm 2010 là bước tiến dài trong quan hệ giữa hai thực thể này. Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN sẽ làm cho sự hợp tác kinh tế song phương mật thiết hơn, có lợi cho cả hai bên, thực hiện hỗ trợ phát huy lợi thế của nhau, mở rộng quy mô thương mại và hợp tác kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước có liên quan, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế khu vực, cùng nhau đối phó với những thách thức của toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa khu vực.
Đối với ASEAN, việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN là cơ sở cho ASEAN mở rộng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc - một thị trường lớn đầy tiềm năng, thúc đẩy thực hiện hơn nữa đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, giảm thiểu sự ỷ lại nghiêm trọng vào các nước phương Tây, từ đó giảm thiểu những dao động của nền kinh tế do ảnh hưởng của thế giới bên ngoài gây nên. Điều này dễ dàng nhận thấy trong năm tài khóa 2001, kim ngạch thương mại của ASEAN với đa số đối tác thương mại giảm do nền kinh tế thế giới xấu đi, duy chỉ có thương mại của Trung Quốc với ASEAN tiếp tục tăng trưởng đạt 41,61 tỷ USD(1).
Đối với Trung Quốc, xây dựng khu vực mậu dịch tự do với ASEAN là một biện pháp quan trọng trong việc nước này tham gia vào hệ thống thương mại quốc tế đa phương, đồng thời tăng cường hợp tác kinh tế khu vực với các nước láng giềng. Thắt chặt quan hệ kinh tế với các nước ASEAN có lợi cho việc đẩy nhanh bước tiến đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại. Quan hệ kinh tế đối ngoại giữa Trung Quốc và ASEAN chủ yếu trên ba phương diện chính là mậu dịch song phương; đầu tư hai chiều; du lịch hai chiều. Hiện nay, ASEAN là đối tác lớn thứ 5 của Trung Quốc đứng sau Nhật, Mỹ, EU và Hồng Công, còn Trung Quốc là đối tác lớn thứ 6 của ASEAN.
Phát triển quan hệ nhiều mặt giữa Trung Quốc với ASEAN và ngược lại là cơ sở cho mỗi bên có điều kiện thuận lợi hơn, có vị thế cao hơn, lợi thế so sánh hơn trong quan hệ với các nước ở khu vực châu á - Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới. Nền kinh tế Trung Quốc và nền kinh tế của các nước ASEAN có thêm điều kiện bổ khuyết, hỗ trợ lẫn nhau tạo thêm lợi thế khi quan hệ với các nước khác. Hiện nay nếu một quốc gia nào đó có ý định hợp tác, đầu tư làm ăn với một nền kinh tế nào của ASEAN hay Trung Quốc, họ đều tính đến triển vọng đến năm 2010 sẽ được hưởng quy chế ưu đãi của khu vực mậu dịch tự do khổng lồ này. Vì vậy, việc tăng cường quan hệ giữa ASEAN với Trung Quốc có tầm quan trọng đặc biệt, nó là cơ sở cho các quốc gia thành viên thực hiện đường lối ngoại giao đa phương, mở cửa hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới.
4 - Phát triển quan hệ ASEAN - Trung Quốc không chỉ mở rộng giao lưu, tăng nhanh hiểu biết lẫn nhau, xóa dần tâm lý lo ngại, nghi kị lẫn nhau, mà còn phát triển trao đổi văn hóa, thông tin du lịch giữa các nước ASEAN với các vùng miền của Trung Quốc
Cả Trung Quốc lẫn các nước ASEAN không những có nhiều nét tương đồng về văn hóa mà còn có chung thân phận lịch sử là phải chịu sự xâm lược và thống trị của thực dân phương Tây. Cả hai bên đều hiểu rất rõ về giá trị của một nền chính trị độc lập. Với điều kiện lịch sử như vậy, lẽ ra các nước Đông Nam á và Trung Quốc hơn ai hết dễ dàng thông cảm và dễ dàng xích lại gần nhau hơn. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Để có thể thực sự hiểu được nhau và có được mối quan hệ đối thoại như ngày nay, các nước ASEAN và Trung Quốc phải trải qua những bước thăng trầm kéo dài từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay. Vì vậy, có thể nói rằng giai đoạn hiện nay là thời kỳ phát triển nhất trong quan hệ song phương ASEAN - Trung Quốc. Rõ ràng là, hiện nay các nước ASEAN và Trung Quốc đều cải thiện và phát triển quan hệ một cách tích cực và chủ động chứ không phải chỉ là kế sách thích nghi tạm thời. Đây là một bước ngoặt trong quan hệ mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc phù hợp với xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh.
Xây dựng quan hệ láng giềng hữu nghị là một chính sách đối ngoại quan trọng của các nước ASEAN cũng như của Trung Quốc. Xây dựng được mối quan hệ láng giềng hữu nghị sẽ tạo dựng được niềm tin tưởng lẫn nhau ngày càng sâu đậm và tốt đẹp hơn. Với sự nỗ lực của cả hai bên quan hệ ASEAN - Trung Quốc gần đây phát triển nhanh chóng, niềm tin chính trị song phương được nâng lên rõ rệt, sự giao lưu về kinh tế ngày càng gia tăng, lĩnh vực hợp tác không ngừng mở rộng thúc đẩy sự phát triển chung trong khu vực. Cùng với sự phát triển về mặt kinh tế, chính trị, giao lưu trao đổi văn hóa, thông tin, du lịch giữa các nước ASEAN với các vùng miền của Trung Quốc cũng tăng nhanh. Chính những hoạt động cụ thể đó đã tạo điều kiện thúc đẩy sự hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Mọi tranh chấp, bất đồng giữa hai bên đều được giải quyết triệt để hơn trên cơ sở hòa bình, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau. Điều này chẳng những phù hợp với lợi ích của nhân dân Trung Quốc và nhân dân các nước ASEAN mà còn có lợi cho việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực Đông Nam á cũng như trên toàn thế giới.
Tóm lại: Quan hệ giữa các nước ASEAN với Trung Quốc đang được đẩy nhanh và ngày càng hoàn thiện, nó thể hiện tính cấp thiết và tầm quan trọng đặc biệt của mối quan hệ này đối với sự phát triển chung của khu vực. Tương lai của Đông Nam á không thể tách rời với những xu hướng phát triển của thế giới đương đại. Thế giới hòa bình, ổn định là cơ hội vàng cho hòa bình ổn định ở Đông Nam á. Toàn cầu hóa, khu vực hóa được đẩy mạnh sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc. Hai thực thể này sẽ còn tiếp tục bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phát triển theo hướng bền vững. Sự thịnh vượng của ASEAN và Trung Quốc cũng là sự thịnh vượng chung của châu Á - Thái Bình Dương. Sự hợp tác liên kết giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ tạo nên xung lực mới thúc đẩy sự phát triển chung của khu vực và thế giới, góp phần củng cố xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác./.
______________________________________
(1) Xem Thiếu Liêm "Công tác đối ngoại của Trung Quốc đầu thế kỷ mới", Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 2 (2003), tr.43.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền tháng 1,2 năm 2006
Bài liên quan
- Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
- Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
- Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
- Vai trò của phát ngôn đối ngoại đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Sách tinh gọn, hay sách tóm tắt, là một sản phẩm tuy không mới nhưng do sự phát triển của các nền tảng số cũng như mạng xã hội mà đang trở thành xu hướng ở Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này còn có nhiều vấn đề, như chưa tạo ra được lợi nhuận trực tiếp, dễ bị vi phạm bản quyền, các chế tài và quy định pháp luật tuy đã có nhưng chưa được cập nhật với tình hình thực tế, các đơn vị xuất bản vẫn còn e dè chưa phát triển mạnh. Do vậy, cần nâng cao vai trò của Cục Xuất bản, In và Phát hành - trung gian kết nối các yếu tố trong hoạt động khai thác sách tinh gọn cũng như những sản phẩm phái sinh. Đồng thời, các đơn vị xuất bản cũng cần đi đầu trong khai thác bản quyền, xây dựng hệ thống nhân sự chuyên nghiệp, giáo dục và tuyên truyền đến các tác giả nhằm phát triển hoạt động khai sách tinh gọn cho thị trường xuất bản Việt Nam.
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị có uy tín trên cả nước. Bởi vậy, việc liên kết đào tạo về các lĩnh vực này không chỉ được thực hiện ở các đơn vị đào tạo trong nước mà còn được thực hiện cả ở sự liên kết đào tạo quốc tế. Hàng năm, Học viện đón tiếp một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Do vậy, công tác quản lý sinh viên quốc tế là công tác quan trọng và có tính đặc thù. Công tác này để đạt hiệu quả tốt không chỉ thuộc về phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị trong học viện mà còn phụ thuộc vào chính năng lực tự quản của các em. Tuy nhiên, để sự tự quản được thực hiện có chất lượng cần thực hiện trên nguyên tắc: Học viện định hướng – phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng phương pháp và giám sát – lưu học sinh tự quản. Với nguyên tắc trên, phòng Quản lý ký túc xá đã thu được những thành công nhất định. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong qua trình xây dựng mô hình tự quản trong tập thể lưu học sinh nước ngoài tại học viện.
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về đào tạo
Từ ngày 24 đến 27/9/2024, 9 trường đại học, học viện đào tạo báo chí, truyền thông của Việt Nam đã đến thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc dự Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đại học Truyền thông Trung Quốc và tham gia các tọa đàm về nghiên cứu học thuật, đào tạo, bồi dưỡng báo chí, truyền thông.
Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra lễ khai mạc Phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Phiên Thảo luận.
Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoong-lun Xỉ-xu-lít khẳng định quan hệ Việt Nam - Lào là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là tất yếu khách quan và là nguồn sức mạnh to lớn nhất của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cần tiếp tục phát huy, giữ gìn và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.
Bình luận