Mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004
I. Khái quát về cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004
Ngày 12.12.2003, Tổng cục Thống kê đã có quyết định số 697/QĐ - TCTK -XHMT về việc tiến hành khảo sát mức sống hộ gia đìnhViệt Nam năm 2004. Đây là cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình lần 2 của Tổng cục Thống kê tiến hành 2 năm một lần từ 2002 đến 2010 nhằm theo dõi và giám sát một cách có hệ thống mức sống các tầng lớp dân cư Việt Nam; đồng thời nhằm thực hiện trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo được qui định trong Văn kiện Chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra cuộc khảo sát này còn góp phần đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các mục tiêu phát triển mà Chính phủ Việt Nam đã đề ra.
Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004 được cải tiến trên cơ sở những nội dung của cuộc Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002, có bổ sung 2 nội dung mới là “Đất nông, lâm nghiệp, thủy sản” và “Các ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thủy sản” để phục vụ phân tích theo chuyên đề. Cuộc khảo sát đã được chuyên gia của cơ quan thống kê Liên hiệp quốc và Ngân hàng thế giới hỗ trợ kỹ thuật trong giai đoạn chuẩn bị, gồm thiết kế phiếu điều tra và chọn mẫu.
Khảo sát mức sống 2004 sử dụng 2 loại phiếu điều tra: phiếu phỏng vấn hộ gia đình và phiếu phỏng vấn xã. Các phiếu hỏi được thiết kế đảm bảo tính khoa học, có tính khả thi và đã được thử nghiệm qua điều tra thí điểm đợt 1 ở Vĩnh Phúc, Cần Thơ, đợt 2 ở Yên Bái, An Giang, Bình Định và Thành phố Hồ Chí Minh.
Mẫu khảo sát được chọn dựa trên mẫu chủ các địa bàn điều tra của Tổng cục điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999 với cỡ mẫu gồm 49.500 hộ đại diện cho cả nước, khu vực thành thị, nông thôn và 64 tỉnh, thành phố.
Số mẫu trên được chia làm 2 loại: 36.720 hộ điều tra thu nhập và 9.180 hộ điều tra thu nhập và chi tiêu. Mẫu điều tra được chia thành 2 mẫu con để tiến hành điều tra thu thập số liệu theo 2 đợt trong năm 2004, đợt 1 vào tháng 5 và đợt 2 vào tháng 9.
Thời gian thu thập số liệu tại địa bàn trung bình mỗi đợt là 1 tháng. Kết quả điều tra của từng đợt được làm sạch, nhập tin 2 lần tại các Cục Thống kê 64 tỉnh, thành và truyền số liệu về Tổng cục Thống kê.
Để kịp thời cung cấp một số thông tin chủ yếu đánh giá mức sống các tầng lớp dân cư trong năm 2003 - 2004, Tổng cục Thống kê công bố kết quả sơ bộ Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004. Kết quả chính thức của cuộc khảo sát sẽ được công bố sau.
II. Kết quả sơ bộ
Trong năm 2003 -2004, đời sống các tầng lớp dân cư Việt Nam ở các vùng, miền trên cả nước vẫn tiếp tục được cải thiện hơn trước, thể hiện ở các số liệu định lượng dưới đây:
1.Về thu nhập của dân cư
Trong năm 2003 - 2004, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chung cả nước theo giá hiện hành đạt 484 nghìn đồng, tăng 36% so với năm 2001 - 2002. Trong thời kỳ 2002 - 2004 thu nhập bình quân 1 người 1 tháng theo giá hiện hành tăng bình quân 16,6%, cao hơn mức tăng 6% mỗi năm của thời kỳ 1999 - 2001 và mức tăng 8,8% của mỗi năm thời kỳ 1996 - 1999. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng thu nhập của năm 2003 - 2004 là do: Đầu năm 2003, Nhà nước điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu của khu vực hành chính, sự nghiệp và của khu vực doanh nghiệp nhà nước, do đó tiền công thuê ngòai xã hội cũng tăng; sản lượng cây trồng, đặc biệt sản lượng lúa tăng; Giá nông sản, thủy sản như thóc, cà phê, cao su, điều, lợn hơi, tôm, cá đều tăng so các thời kỳ trước.
Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì thu nhập thực tế thời kỳ 2002 - 2004 tăng 11%, cao hơn mức tăng thu nhập thực tế 5,8% của thời kỳ 1999 - 2001 và mức tăng 4,6% của thời kỳ 1996 - 1999.
Thu nhập ở khu vực thành thị và nông thôn đều tăng. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở khu vực thành thị đạt 795 nghìn đồng, tăng 27,8%, khu vực nông thôn đạt 377 nghìn đồng, tang 36,9% so với năm 2001 - 2002 và tăng nhanh hơn khu vực thành thị. Tuy nhiên thu nhập của hộ gia đình thành thị vẫn cao hơn nông thôn. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 1999; 2001 - 2002; 2003 - 2004 của khu vực nông thôn là 2,30; 2,26 và 2,11 lần tương ứng các năm và có xu hướng thu hẹp dần.
Theo giá hiện hành, năm 2003-2004, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của các vùng đều tăng khá so với 2001-2002 nhưng cũng có sự khác biệt đángkể: 4 vùng có tốc độ tăng nhanh hơn mức bình quân chung của cả nước là Đồng bằng sông Hồng (+38%); Đông Bắc (+42,5%), Tây Bắc (+37,1%); riêng Tây Nguyên tăng cao nhất trong các vùng (+60,1%) do giá cà phê và một số hàng nông sản tăng khá so với năm 2002 và do tác động của các chính sách của Nhà nước đối với vùng Tây Nguyên, đặc biệt việc giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc tại chỗ, Nhà nước cấp nhà ở, cấp vật liệu làm nhà, bao cấp về y tế, giáo dục. Tuy nhiên, thu nhập giữa các vùng có sự chênh lệch. Vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là Đông Nam Bộ gấp 3,04 lần vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là Tây Bắc, tỷ lệ này của năm 2001 - 2002 là 2,5 lần.
Do có thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng khá, đời sống các tầng lớp dân cư ở các vùng, đặc biệt tầng lớp nghèo tiếp tục được cải thiện nên số hộ nghèo tiếp tục giảm.
2. Về chi tiêu của dân cư
Tính chung cả nước chi tiêu cho đời sống năm 2003 - 2004 bình quân 1 người 1 tháng theo giá hiện hành đạt 370 nghìn đồng, tăng 37,5% so với năm 2001 - 2002 bình quân mỗi năm tăng 17,2%, cao hơn thời kỳ 1999 - 2003 (+10,3%) và thời kỳ 1996 - 1999 (6,6%). Nếu tính theo giá so sánh, năm 2002 là gốc chi tiêu thực tế năm 2003 - 2004 đạt 328 nghìn đồng, tăng 12,1%. ở các vùng, chi tiêu cho đời sống bình quân 1 người 1 tháng tăng khá so với năm 2001 - 2002.
Mức sống tiếp tục có chuyển biến tích cực thông qua số liệu chi tiêu cho đời sống. Theo chuẩn nghèo chung của Ngân hàng Thế giới, gồm chi tiêu cho các mặt lương thực, thực phẩm và phi lương thực thực phẩm (tức là chuẩn nghèo chung cao hơn chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm của Tổng cục Thống kê) và tính theo số liệu chi tiêu của Khảo sát mức sống hộ gia đình 2004 thì tỷ lệ nghèo chung của cả nước giảm từ 28,9% năm 2001 - 2002 xuống còn 24,1% năm 2003 - 2004.
3. Sự chênh lệch thu nhập và phân hóa giầu nghèo trong dân cư
Kết quả sơ bộ Khảo sát mức sống 2004 cho thấy hệ số chênh lệch về thu nhập bình quân 1 người 1 tháng giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất trong thời kỳ 2003 - 2004 tăng so với năm trước.
So sánh 10% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 10% số hộ có mức thu nhập thấp nhất thì hệ số chênh lệch năm 2003 - 2004 là 13, 5lần (hệ số này năm 1996: 10,6 lần; 1999: 12 lần; năm 2001 - 2002: 12,5 lần). Một số vùng có hệ số này ở mức cao gồm Đông Nam Bộ 14,4 lần (lớn hơn mức bình quân chung cả nước), Đồng bằng sông Hồng 11,3 lần; Đông Bắc 10,4 lần; Tây Nguyên 12,5 lần, Đồng bằng sông Cửu Long 10,5 lần.
Chênh lệch thu nhập và phân hóa giàu nghèo trong dân cư còn được nhận biết qua hệ số GINI bằng 0 là không có sự chênh lệch. Hệ số GINI càng tiến dần đến 1 sự chênh lệch càng tăng, và bằng 1 khi có sự chênh lệch tuyệt đối.
Kết quả sơ bộ Khảo sát mức sống hộ gia đình 2004 cho thấy hệ số GINI về thu nhập tính chung cả nước trong năm 2003 - 2004 là 0,413 tăng hơn năm 1999 và giảm không đáng kể so với năm 2001 - 2002. Hệ số này năm 1999 là 0,390; năm 2001 - 2002 là 0,42. Như vậy, sự bất bình đẳng về thu nhập ở mức rất thấp nhưng vẫn có xu hướng tăng.
Tiêu chuẩn (40%) của Ngân hàng Thế giới đưa ra nhằm đánh giá phân bố thu nhập của dân cư. Tiêu chuẩn này xét tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập của toàn bộ dân cư. Tỷ trọng này nhỏ hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao về thu nhập, nằm trong khoảng từ 12 - 17% là có sự bất bình đẳng vừa và lớn hơn 17% là có sự tương đối bình đẳng. Tỷ trọng này ở nước ta tính theo số hộ là 18,7% năm 1999; 17,98% năm 2001 - 2002; 17,8% năm 2003 - 2004. Theo tiêu chuẩn này thì Việt Nam có phân bố thu nhập trong dân cư ở mức tương đối bình đẳng nhưng đang có xu hướng tăng lên mức bất bình đẳng vừa.
4. Nhận xét chung
Cùng với tăng trưởng của nền kinh tế và những nỗ lực của Đảng và Chính phủ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, thu nhập năm 2003 - 2004 của dân cư tăng khá so với năm 2001 - 2002, tỷ lệ nghèo giảm, mức độ phân hóa giàu nghèo cũng có xu hướng giảm. Đời sống của các tầng lớp dân cư có chuyển biến tiến bộ rõ rệt. Theo ý kiến tự đánh giá của 44.068 hộ được điều tra ở 64 tỉnh, thành phố về mức sống gia đình năm 2003 - 2004 so năm 1999 cho thấy 84% hộ trả lời cuộc sống gia đình được cải thiện hơn, 11,2% hộ trả lời như cũ; 4,8% hộ trả lời giảm đi. Điều này khẳng định mặc dù trong năm 2003 - 2004 chúng ta có gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng có đường lối đúng, có biện pháp chỉ đạo hiệu quả của Đảng và chính quyền các cấp nên đời sống dân cư tiếp tục phát triển và ổn định./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 4 (tháng 7+8)/2005
Bài liên quan
- Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
- Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
- Giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông phòng, chống tin giả tại các trường trung học phổ thông hiện nay
Xem nhiều
-
1
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
2
Thái độ tiếp nhận của sinh viên đối với các sản phẩm truyền thông tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo trên nền tảng Tiktok
-
3
[Ảnh] Toàn cảnh Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
4
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
-
5
Truyền thông về văn hoá truyền thống trên báo mạng điện tử qua chiến lược kể chuyện đa nền tảng
-
6
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về người làm báo trong xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí - truyền thông hiện nay
Bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí và người làm báo, làm rõ những giá trị cốt lõi và ý nghĩa thời sự của tư tưởng đó trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí - truyền thông hiện nay. Trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế toàn diện, việc vận dụng tư tưởng của Người trở nên cấp thiết nhằm hình thành một đội ngũ báo chí "vừa hồng, vừa chuyên" - vừa có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, vừa có năng lực chuyên môn cao, tư duy đổi mới và tinh thần gắn bó mật thiết với nhân dân. Những định hướng cụ thể được đề xuất trong bài viết góp phần hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền báo chí cách mạng trong thời kỳ mới.
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Trong bức tranh truyền thông hiện đại, hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đang dần được tái hiện với nhiều sắc thái mới, giàu tính biểu cảm và phản ánh đa dạng vai trò của họ trong đời sống đương đại. Tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), việc quản lý, thể hiện và lan tỏa hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh ngày càng được chú trọng cả về chiều sâu nội dung lẫn chất lượng hình thức. Không chỉ đơn thuần là những khuôn hình đặc tả trang phục truyền thống hay lao động thường nhật, các sản phẩm báo ảnh tại đây còn hướng tới việc khắc họa chân dung người phụ nữ dân tộc với vai trò chủ thể phát triển – là cán bộ, trí thức, doanh nhân, nghệ nhân... Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh của TTXVN hiện nay.
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và chuyển mình mạnh mẽ trong giai đoạn chuyển đổi số, việc truyền thông hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trở thành một yêu cầu cấp thiết. Báo mạng điện tử với ưu thế về tốc độ, khả năng cập nhật và tính tương tác đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hướng nhận thức và hành vi của cộng đồng doanh nghiệp. Bài viết này phân tích thực trạng quản trị thông tin về chính sách hỗ trợ DNNVV trên một số báo mạng điện tử chuyên ngành tài chính - đầu tư ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và đề xuất giải pháp quản trị thông tin, nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách kinh tế - cụ thể là chính sách hỗ trợ DNNVV trên báo mạng điện tử, trong thời gian tới.
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Báo mạng điện tử Việt Nam, với lợi thế về tính tích hợp đa phương tiện, tốc độ cập nhật và khả năng tương tác tức thời, đã trở thành nền tảng quan trọng trong việc kết nối và chuyển tải thông tin hai chiều đến với khu vực nông thôn. Nhiều báo lớn đã mở các chuyên mục về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, khởi nghiệp nông nghiệp, cùng với đó là số lượng các bài viết về kinh tế nông thôn ngày càng nhiều, nội dung ngày càng đa dạng, tích cực ứng dụng đa phương tiện để thông tin hấp dẫn hơn, tăng cường tương tác với độc giả. Trên cơ sở khảo sát ba tờ báo điện tử là Dân Việt, Vietnamnet và Nhân Dân điện tử trong năm 2024, bài viết phân tích vai trò, hiệu quả thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về lĩnh vực này trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, con người luôn được xác định là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của mọi chiến lược phát triển. Trong các nhóm xã hội, thanh niên – với tư cách là một bộ phận dân số có quy mô lớn, có trí tuệ, khát vọng cống hiến và khả năng thích ứng cao – giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh yêu cầu phát triển con người toàn diện, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó thanh niên là lực lượng xung kích, tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng cũng chịu nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh mới như cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, những tác động hậu COVID-19, và chủ trương tinh giản bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay. Là một trong những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, đặc biệt về mảng du lịch – dịch vụ, để trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực Bắc Trung Bộ, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cần một lực lượng lao động trẻ có chất lượng, năng động, chuyên nghiệp và có ý thức chính trị – xã hội vững vàng.
Bình luận