Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Yên Bái trong tình hình mới
1. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Yên Bái
Trường Chính trị tỉnh Yên Bái có “chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác; tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương”(1).
Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên là một khâu quan trọng trong công tác tư tưởng, công tác tổ chức, cán bộ của Đảng… Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng yêu cầu: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”(2). Nhận thức sâu sắc về yêu cầu đó, những năm qua Trường Chính trị tỉnh Yên Bái không ngừng tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tỉnh, góp phần quan trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Với 69 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Trường Chính trị tỉnh Yên Bái đã có những bước chuyển mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các mặt công tác. Với sự quyết tâm cao, vào tháng 12/2023, Nhà trường vinh dự là đơn vị thứ 8 trong cả nước được đón Bằng Công nhận trường chính trị đạt chuẩn mức 1. Thành quả này đã tạo ra sự bứt phá mang tính tiên phong cho cả hệ thống các trường chính trị và khẳng định vị thế của Trường trong hệ thống chính trị của tỉnh.
Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đã đặt ra mục tiêu: lấy việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên là chìa khóa quan trọng nhất. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ giảng viên Nhà trường thời gian qua luôn được chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng thích ứng với nhiệm vụ khó, nhiệm vụ mới. “Tính đến tháng 12/2024, Nhà trường có tổng số 45 cán bộ, viên chức. Trong đó có 36 giảng viên với trình độ chuyên môn 100% thạc sỹ trở lên (tiến sỹ 02 đồng chí, thạc sỹ 34 đồng chí, hiện đang đi nghiên cứu sinh 03 đồng chí). Đã có 100% giảng viên đạt trình độ từ trung cấp lý luận chính trị trở lên (trong đó 33 đồng chí có trình độ cao cấp, 03 đồng chí có trình độ trung cấp); 100% giảng viên được bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; 26/36 giảng viên chính và tương đương trở lên, chiếm 72,2%. Kỹ năng nghề của đội ngũ giảng dạy, nhất là đội ngũ giảng viên trẻ đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Nhà trường”(3).
Quy mô đào tạo, bồi dưỡng ngày được nâng lên; chất lượng đào tạo, bồi dưỡng có sự chuyển biến rõ nét; loại hình đào tạo, bồi dưỡng đa dạng, phong phú và linh hoạt, đáp ứng kịp thời yêu cầu của tỉnh về xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ các cấp và nhu cầu của người học như: phối hợp đào tạo trình độ thạc sỹ, cao cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp, lãnh đạo, quản lý cấp sở…; chủ trì đào tạo trung cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, lãnh đạo quản lý cấp phòng; bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cán bộ chủ chốt cấp huyện, cấp xã; bồi dưỡng cập nhật lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, chuyển đổi số… cho các đối tượng... Nhà trường được đánh giá là điểm sáng trong việc phối hợp đồng bộ trong tổ chức hoạt động giảng dạy, học tập, quản lý học viên giữa Nhà trường và các cơ quan, đơn vị có cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng.
Trong những năm qua, đặc biệt “từ năm 2020 đến nay, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; sự hướng dẫn kịp thời của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Chính trị tỉnh Yên Bái đã hoàn thành và vượt tất cả các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng được Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao. Trong đó, tổ chức 26 lớp trung cấp lý luận chính trị với 1.855 học viên; bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ 172 lớp với 12.547 học viên. Hằng năm, đều đạt và vượt kế hoạch Tỉnh ủy giao; chất lượng đào tạo, bồi dưỡng trên 90% đạt khá, giỏi”(4) đã góp phần quan trọng vào công tác quy hoạch, tạo nguồn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp tại địa phương và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn như một số cấp ủy địa phương, đơn vị cử cán bộ, đảng viên đi học tập, bồi dưỡng chưa kịp thời; còn chồng chéo, chưa đúng đối tượng... Chương trình đào tạo, bồi dưỡng mặc dù được quan tâm điều chỉnh, đổi mới thường xuyên cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng và bối cảnh mới có nhiều biến động như hiện nay; nhất là đáp ứng được nhu cầu học tập nghiên cứu của người học. Song việc bổ sung, cập nhật chưa kịp thời, cá biệt có chương trình bồi dưỡng còn trùng lặp về chuyên đề, đối tượng, phân bổ thời gian chưa thật sự khoa học… Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác giảng dạy của Nhà trường và một số Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện chưa đảm bảo; chế độ chính sách đối với người dạy, người học có điểm chưa thực sự phù hợp…
Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc một số cấp ủy và tổ chức đảng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Việc triển khai các văn bản về đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm. Chưa thực hiện tốt việc xây dựng, kiểm tra, giám sát đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ…
2. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị Yên Bái hiện nay
Với mục tiêu xây dựng và phát triển Trường Chính trị Yên Bái đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đổi mới. Ngày 22/9/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Đề án số 22-ĐA/TU về “Xây dựng Trường Chính trị tỉnh Yên Bái đạt chuẩn mức 2 giai đoạn 2024 - 2030” với mục tiêu: “nhằm xây đội ngũ cán bộ, viên chức đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng”(5). Từ đó, xây dựng Nhà trường phát triển toàn diện theo hướng chuẩn vượt trội về chất lượng đội ngũ giảng viên; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; đầu tư cơ sở vật chất hiện đại và tạo môi trường cảnh quan văn hóa Trường Đảng.
Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả cao, đáp ứng tốt những yêu cầu đặt ra, Nhà trường tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, triển khai thực hiện nghiêm túc, sáng tạo quy chế, quy định, hướng dẫn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Quan tâm công tác phối hợp chặt chẽ với thường trực cấp ủy các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo của các địa phương, đơn vị trong việc xác định tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Xác định là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định tới việc thực hiện xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị và đạo đức; góp phần giải quyết triệt để những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống ở đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay.
Thứ hai, quan tâm đổi mới về nội dung, phương pháp nghiên cứu, giảng dạy, học tập và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn tại cơ sở; các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước theo phương châm phù hợp đối tượng, phát huy tính tự giác, ý thức trách nhiệm, đề cao tính tự học tập, tự nghiên cứu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Với tinh thần“Nhà trường là nền tảng, học viên là trung tâm, giảng viên là động lực”; từ đó định hướng cho cán bộ, đảng viên sau khi học lý luận chính trị phải là những người thấm nhuần lý luận và năng động, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn cần quan tâm về phương pháp luận, định hướng nghiên cứu, kỹ năng công tác, phong cách lãnh đạo, quản lý cho người học. Quan tâm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ, giảng viên phải thường xuyên trau dồi bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, phương pháp, kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao; để thực sự là người chiến sỹ “tinh nhuệ” trên mặt trận đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị của Đảng. Có lộ trình và giải pháp cụ thể để phấn đấu đạt tiêu chí về đội ngũ, nhất là về trình độ tiến sĩ, giảng viên cao cấp. Tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của Tỉnh bảo đảm tính ổn định, chuyên sâu theo quy định.
Thứ tư, đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên - người trực tiếp tham gia học tập và vận dụng những kiến thức lý luận chính trị vào trong thực tiễn cơ sở, cần nhận thức được sự cần thiết, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc học tập. Hình thành tính tự giác, chủ động, trách nhiệm và gương mẫu trong thực hiện công việc quan trọng này.Tránh coi việc học lý luận chính trị để trang bị cho đủ bằng cấp, học chỉ vì tuân theo sự phân công của cấp ủy...Gắn việc học tập lý luận với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả, kịp thời các quan điểm sai trái, thù địch.
Thứ năm, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đồng bộ, hiện đại; thuận tiện cho việc áp dụng các phương pháp giảng dạy. Chú trọng đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng phần mềm quản trị để minh bạch hóa công tác quản lý, giảng dạy, học tập, nghiên cứu và đánh giá.
Thứ sáu, đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tập trung khắc phục những hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Phát hiện và biểu dương, khen thưởng những giảng viên, học viên tiêu biểu, có phương pháp hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong giảng dạy, học tập để nhân rộng.
Việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Trường Chính trị tỉnh Yên Bái. Để đạt được mục tiêu phải có tinh thần quyết tâm lớn, nỗ lực cao của toàn thể cán bộ, giảng viên và học viên, để Trường Chính trị tỉnh Yên Bái luôn khẳng định là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ duy nhất của Tỉnh đảm bảo chất lượng và hiệu quả./.
________________________________
(1) Tỉnh ủy Yên Bái (2019), Quyết định số 1793-QĐ/TU ngày 10/5/2019 của Tỉnh ủy Yên Bái về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của Trường Chính trị tỉnh, Yên Bái.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQG, T.II, tr.230.
(3), (4) Đảng ủy Trường Chính trị tỉnh Yên Bái (2025), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh (khóa VIII) trình Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Yên Bái.
(5) Tỉnh ủy Yên Bái (2024), Đề án số 22-ĐA/TU, ngày 22/9/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái về “xây dựng Trường Chính trị tỉnh Yên Bái đạt chuẩn mức 2 giai đoạn 2024 - 2030”, Yên Bái.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
- Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
- Giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông phòng, chống tin giả tại các trường trung học phổ thông hiện nay
Xem nhiều
-
1
Thực hành tiết kiệm
-
2
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
3
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
4
Về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giám sát chất lượng báo chí
-
5
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
6
Phát huy tư tưởng nhân văn trong hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh ở thời đại 4.0
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Truyền thông về sản phẩm OCOP trên báo mạng điện tử địa phương vùng Trung du Bắc Bộ
Trong những năm gần đây, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững, gắn với phát huy giá trị bản địa và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Trong quá trình đó, báo chí -truyền thông đặc biệt là báo mạng điện tử địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, khơi dậy niềm tin người tiêu dùng, đồng thời kết nối sản phẩm OCOP với thị trường. Tại các tỉnh vùng Trung du Bắc Bộ - nơi có tiềm năng phong phú về đặc sản nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, hệ thống báo mạng địa phương đã có nhiều nỗ lực đưa thông tin về sản phẩm OCOP đến với công chúng. Tuy nhiên, hoạt động truyền thông này vẫn còn phân tán, thiếu chiều sâu và chưa khai thác hiệu quả các thế mạnh của báo điện tử trong tích hợp đa phương tiện, tương tác hai chiều. Bài viết phân tích thực trạng truyền thông về sản phẩm OCOP trên báo mạng điện tử địa phương các tỉnh vùng Trung du Bắc Bộ, chỉ ra những mặt đạt được, những hạn chế còn tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông, góp phần đưa sản phẩm OCOP thực sự trở thành thương hiệu nông thôn mới.
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Trong bức tranh truyền thông hiện đại, hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đang dần được tái hiện với nhiều sắc thái mới, giàu tính biểu cảm và phản ánh đa dạng vai trò của họ trong đời sống đương đại. Tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), việc quản lý, thể hiện và lan tỏa hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh ngày càng được chú trọng cả về chiều sâu nội dung lẫn chất lượng hình thức. Không chỉ đơn thuần là những khuôn hình đặc tả trang phục truyền thống hay lao động thường nhật, các sản phẩm báo ảnh tại đây còn hướng tới việc khắc họa chân dung người phụ nữ dân tộc với vai trò chủ thể phát triển – là cán bộ, trí thức, doanh nhân, nghệ nhân... Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh của TTXVN hiện nay.
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và chuyển mình mạnh mẽ trong giai đoạn chuyển đổi số, việc truyền thông hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trở thành một yêu cầu cấp thiết. Báo mạng điện tử với ưu thế về tốc độ, khả năng cập nhật và tính tương tác đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hướng nhận thức và hành vi của cộng đồng doanh nghiệp. Bài viết này phân tích thực trạng quản trị thông tin về chính sách hỗ trợ DNNVV trên một số báo mạng điện tử chuyên ngành tài chính - đầu tư ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và đề xuất giải pháp quản trị thông tin, nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách kinh tế - cụ thể là chính sách hỗ trợ DNNVV trên báo mạng điện tử, trong thời gian tới.
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Báo mạng điện tử Việt Nam, với lợi thế về tính tích hợp đa phương tiện, tốc độ cập nhật và khả năng tương tác tức thời, đã trở thành nền tảng quan trọng trong việc kết nối và chuyển tải thông tin hai chiều đến với khu vực nông thôn. Nhiều báo lớn đã mở các chuyên mục về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, khởi nghiệp nông nghiệp, cùng với đó là số lượng các bài viết về kinh tế nông thôn ngày càng nhiều, nội dung ngày càng đa dạng, tích cực ứng dụng đa phương tiện để thông tin hấp dẫn hơn, tăng cường tương tác với độc giả. Trên cơ sở khảo sát ba tờ báo điện tử là Dân Việt, Vietnamnet và Nhân Dân điện tử trong năm 2024, bài viết phân tích vai trò, hiệu quả thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về lĩnh vực này trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, con người luôn được xác định là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của mọi chiến lược phát triển. Trong các nhóm xã hội, thanh niên – với tư cách là một bộ phận dân số có quy mô lớn, có trí tuệ, khát vọng cống hiến và khả năng thích ứng cao – giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh yêu cầu phát triển con người toàn diện, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó thanh niên là lực lượng xung kích, tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng cũng chịu nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh mới như cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, những tác động hậu COVID-19, và chủ trương tinh giản bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay. Là một trong những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, đặc biệt về mảng du lịch – dịch vụ, để trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực Bắc Trung Bộ, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cần một lực lượng lao động trẻ có chất lượng, năng động, chuyên nghiệp và có ý thức chính trị – xã hội vững vàng.
Bình luận