Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Những năm gần đây, hoạt động chống phá hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng diễn ra phức tạp và nguy hiểm. Các hoạt động chống phá này khi lẩn khuất, lúc công khai, trắng trợn, song chủ yếu tập trung vào thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị trong nước, thời điểm xảy ra các vụ, việc phức tạp, nhạy cảm và các sự kiện đối ngoại quan trọng của Đảng, Nhà nước… Các thế lực thù địch thường xuyên bịa đặt, vu hãm các vị lãnh đạo có uy tín cao trong Đảng, Nhà nước, quân đội, để từ đó, làm lung lay, xói mòn niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, gây kích động nhân tâm, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội, làm cho một số cán bộ, đảng viên xa rời, từ bỏ nền tảng tư tưởng - vũ khí tinh thần, thế giới quan, phương pháp luận khoa học, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng…
Trước những diễn biến phức tạp đó, cần xác định rõ: bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là công việc thường xuyên, liên tục vì các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Hơn thế, đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng, sự sống còn của chế độ, lợi ích của quốc gia - dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Cho nên, cần hiểu đúng bản chất, thực chất bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ, bảo vệ nhân dân và thành quả cách mạng đã giành được. Vì vậy, công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần phải tiến hành thường xuyên, liên tục, bài bản, nghiêm túc, hiệu quả mọi lúc, mọi nơi…
Kể từ khi có Nghị quyết số 35- NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong tình hình mới, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (BCTT) đã thành lập Ban Chỉ đạo 35 nhằm thực hiện các hoạt động theo Nghị quyết. Học viện BCTT đã tổ chức các hội thảo, khuyến khích các nhà khoa học viết bài đăng tạp chí; khuyến khích cán bộ, giảng viên của Học viện tích cực tham gia cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch ngay từ năm đầu tiên cuộc thi này tổ chức trong phạm vi Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và trên phạm vi cả nước.
Đặc biệt, nhằm tận dụng, phát huy lợi thế của mạng xã hội và thế mạnh, trách nhiệm, sức sáng tạo của tập thể, cá nhân của Học viện BCTT trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái thù địch, Ban Chỉ đạo 35 Học viện BCTT đã tổ chức các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội, gồm Fanpage của Học viện BCTT, kênh Tik Tok, kênh Youtube Mạch nguồn, với các chương trình cụ thể như: Tháng Tư - Lắng đọng những câu chuyện về lòng yêu nước; Vang mãi bài ca kết đoàn; Tháng năm nhớ Bác; Lịch sử - Bó đuốc soi đường đi tới tương lai; Khát vọng tuổi trẻ; Trường Sab- Hai tiếng yêu thương; Bút sắc - Tâm sáng; Vang mãi bản hùng ca; Trở về từ cuộc chiến; Cách mạng Tháng Tám - Bản hùng ca bất diệt; Mùa thu lịch sử; AJC trong tôi; Những mảnh ghép thời gian; Cách mạng Tháng Mười Nga - Vầng dương sáng mãi; Nữ trí thức trong cuộc sống hôm nay; Người lái đò của thời đại mới... Đây là những sản phẩm, chương trình chuyên luận được đăng tải trên không gian mạng về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đấu tranh và phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, làm thất bại âm mưu thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, qua đó, góp phần quan trọng vào việc định hướng dư luận trước những vấn đề phức tạp, nhạy cảm.
Qua thời gian hoạt động, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên mạng xã hội của Học viện BCTT đạt được một số thành công và hạn chế, cụ thể như sau:
Thành công
Thứ nhất, mạng xã hội của Học viện BCTT đã khẳng định những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử, góp tiếng nói làm lu mờ các thông tin bôi xấu, phủ nhận giá trị lịch sử của dân tộc.
Thông qua các tác phẩm đăng tải, đã khẳng định khát vọng tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh “… Khát vọng xây dựng quê hương không tồn tại ở nơi đâu xa xôi mà ngay chính trong trái tim nhiệt huyết của thế hệ măng non: trẻ em - những chủ nhân tương lai của đất nước. Cuộc sống ngoài đảo xa gặp nhiều khó khăn về vật chất, thiếu thốn về tinh thần nhưng những em nhỏ trên quần đảo Trường Sa vẫn lớn lên khỏe khoắn, cứng cáp và mang trong mình rất nhiều hoài bão. Học tập theo tấm gương của các chú bộ đội đang canh giữ biển trời Tổ quốc, các công dân nhí cũng sớm ý thức được việc bảo vệ và giữ gìn biển đảo của đất nước” (theo Mạch nguồn số 1/6/2022, chủ đề “Khát vọng tuổi trẻ”).
Kênh Mạch nguồn số 1/7/20222 Hướng tới ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sỹ, ca ngợi chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại. Nội dung chương trình đã khẳng định tinh thần quật khởi, ý chí quật cường bất khuất, xả thân trong các cuộc đấu tranh chống địch họa, chống lại sự đô hộ, đồng hóa, âm mưu xâm lược của ngoại bang, đưa dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn thử thách, sóng gió để đi đến những thắng lợi vinh quang.
Thứ hai, mạng xã hội của Học viện BCTT đã thể hiện rõ vai trò quan trọng trong tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Fanpage của Học viện BCTT thông tin về lễ phát động tổ chức cuộc thi viết chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ III, năm 2023: “Nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, đồng thời triển khai có hiệu quả “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Sáng ngày 13/02/2023, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức “Lễ phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Ba, năm 2023”.
Bài viết đã đưa thông tin cùng 17 ảnh liên quan đến sự kiện, thu hút được hơn 500 lượt like của các bạn trẻ, 26 bình luận và 8 lượt chia sẻ. Đây là con số tuy không lớn nhưng cũng đã chứng tỏ rằng, mặc dù đề tài chính luận khô khan, nhưng với cách đưa tin phù hợp, vẫn được sinh viên Học viện BCTT quan tâm.
Thứ ba, các nội dung thông tin trên mạng xã hội của Học viện BCTT đã có tính tích cực, sáng tạo trong tuyên truyền những vấn đề lớn, quan trọng của đất nước, định hướng văn hóa, thẩm mỹ cho bạn đọc, tích cực thông tin, tuyên truyền phản ánh thực tiễn đời sống xã hội, góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng; quảng bá rộng rãi hình ảnh, uy tín của đất nước, con người Việt Nam. Kênh Youtube Mạch nguồn số 2/4/2022, chương trình “Vang mãi bài ca kết đoàn”, đã nêu rõ: “Thấm nhuần tư tưởng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn coi trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực.
Đại đoàn kết, cũng chính là vì cái chung, biết đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân, biết “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” nhằm giúp dòng mạch ngầm đại đoàn kết như một bản hùng ca ngân vang và không ngừng lan tỏa mạnh mẽ trong mọi hành trình xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay”.
Thứ tư, một số nội dung trên mạng xã hội của Học viện BCTT đã tham gia tích cực, tiên phong trong phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệ uy tín, vị thế của Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của toàn dân. Kênh Mạch nguồn đã khai thác ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà báo chuyên nghiệp, cộng tác viên về đề tài Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần để tinh thần bảo vệ Đảng thấm vào toàn dân, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ chính trị tư tưởng của Đảng trong tình hình mới...
Các tác phẩm trên mạng xã hội của Học viện BCTT đã kết hợp tốt giữa đấu tranh trực diện với đấu tranh gián tiếp, nội dung và hình thức thể hiện tin bài được kết hợp linh hoạt. Các tin bài trong kênh Mạch nguồn và fanpage được thể hiện ở các góc độ và hình thức khác nhau, song đều tập chung vào các khía cạnh nóng của xã hội. Các chương trình Tháng năm nhớ Bác; Trường Sa - Hai tiếng yêu thương; Cách mạng Tháng Tám - Bản hùng ca bất diệt đều bám sát vào các ngày lễ trọng đại và các sự kiện lịch sự của đất nước. Nhìn chung, hình thức và nội dung thể hiện khá đa dạng như: tin, bình luận của chuyên gia, phóng sự, phản ánh,... tít bài ngắn gọn, đanh thép, đi thẳng vào các vấn đề một cách trực diện khách quan; lấy ý kiến của những người trong cuộc hoặc những người có uy tín trong công tác đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng như các chính khách, các nhà phê bình lý luận chính trị, những người hiểu sâu biết rộng về đề tài này... Bên cạnh đó, còn có nhiều bài viết phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân nhân, trở thành nguồn tham khảo đáng tin cậy cho các nhà hoạch định chính sách. Các tin bài đấu tranh được bổ trợ bằng các gương người tốt việc tốt, mô hình hay, hiệu quả, những bài học lịch sử... Điều này vừa có tác dụng xây dựng lòng tin đối với nhân dân, vừa giúp người dân nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị tư tưởng, nhận thức, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Thứ năm, thông tin trên mạng xã hội của Học viện BCTT được quản lý đảm bảo các chương trình thuộc diện khảo sát đúng tôn chỉ, mục đích, đúng định hướng chính trị, tuân thủ pháp luật.
Nhìn chung, các chương trình khảo sát với nội dung tuyên truyền thông tin về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã bám sát vào các nhiệm vụ tuyên truyền theo từng giai đoạn, kịp thời bám nắm các thông tin, sự kiện xảy ra, đưa ra những nguồn tin chính xác, lập luận sắc sảo, nóng hổi đến với công chúng. Ban Chỉ đạo Học viện BCTT đã đưa ra bộ quy chuẩn phù hợp với hoạt động của cơ quan báo chí đặc thù, tuân thủ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước... Nội dung, hình thức thông tin bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng phù hợp với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí nói chung và Học viện BCTT nói riêng. Việc quản lý thông tin về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã giúp cho các sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.
Các trang mạng xã hội đã làm tốt nhiệm vụ, chức năng trong hoạt động thông tin về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Các chủ thể quản lý đã có nhận thức và đánh giá đúng về mức độ quan trọng của thông tin về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đến công chúng. Điều này thể hiện qua hệ thống tin bài nhiều, đa dạng, được sự tư vấn bởi các chuyên gia đầu ngành; nội dung thông tin về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng gần gũi, dễ hiểu và khoa học. Những thông tin về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thông tin về thực trạng đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, các hình thức xử phạt răn đe đối với các đối tượng, những hành động tích cực của người dân trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh... đã cho thấy, thông tin về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã tiếp cận được với người dân dưới nhiều góc độ, giúp cho việc nâng cao nhận thức, thực thi pháp luật của nhân dân được dễ dàng hơn.
Nguyên nhân thành công
Có được những thành công trên là nhờ lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện BCTT luôn quan tâm, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn đội ngũ thực hiện phụ trách thông tin về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đi đúng những nội dung trọng tâm trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng theo Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị; giám sát và kiểm tra các nội dung theo đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động đã được xác định, khắc phục những sai sót, hạn chế kịp thời. Lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện BCTT thường xuyên tổ chức các cuộc họp, trao đổi, học Nghị quyết tập trung với sự tham gia của đông đảo giảng viên và sinh viên là đảng viên. Hằng năm, Ban Chỉ đạo 35 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức những cuộc thi viết về nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của giảng viên, sinh viên nói chung và đội ngũ xây dựng trang mạng xã hội nói riêng.
Sự kết nối nhịp nhàng giữa các phòng, ban chức năng trong việc xây dựng các trang mạng cũng góp phần tạo nên sự thành công. Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, quyết định chất lượng các chương trình hàm chứa thông tin về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Thông tin về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên mạng xã hội của Học viện BCTT là thành quả trí tuệ và công sức chung của các khâu tổ chức sản xuất, là sự ráp nối và phối hợp giữa Đoàn Thanh niên và sinh viên của Học viện khi xây dựng Fanpage; là sự kết hợp giữa Phòng Công tác chính trị, giảng viên Khoa Phát thanh - Truyền hình khi thực hiện Tiktok; là sự kết hợp chặt chẽ giữa giảng viên của các khoa trong Học viện và sinh viên khi xây dựng kênh Youtube Mạch nguồn. Một số giảng viên không thuộc chuyên ngành báo chí nhưng vẫn say mê trong quá trình thực hiện.
Việc định hướng, phân công xác định nhiệm vụ theo quý, theo tháng luôn được lãnh đạo Học viện, lãnh đạo khoa, phòng đôn đốc và chỉ đạo sát sao. Mỗi số Mạch nguồn đều có ý kiến đóng góp của Ban Chỉ đạo 35 Học viện BCTT. Hơn cả, đó chính là ý thức của các cán bộ, giảng viên trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Việc quản lý thông tin về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên mạng xã hội của Học viện BCTT đã được thực hiện theo nguyên tắc phân cấp, phân quyền một cách khoa học. Mỗi trang được giao cho một số cán bộ, giảng viên kết hợp với sinh viên thực hiện. Như vậy, các cán bộ, giảng viên vừa thực hiện công việc giảng dạy hằng ngày, vừa tham gia xây dựng thông tin trên mạng xã hội. Với sinh viên - ngoài việc học trên lớp, việc viết các tác phẩm truyền hình, viết Fanpage cũng là sân chơi, là cơ hội để các em thực hành nghề dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, giúp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của mình.
Hạn chế của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên mạng xã hội của Học viện BCTT
Mặc dù thông tin trên mạng xã hội chú trọng tuyên truyền các vấn đề về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nhưng nội dung thông tin về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vẫn còn ít, chủ yếu là các thông báo, quy định của Nhà trường và các hoạt động mang tính giải trí của sinh viên. Tiktok của Học viện BCTT - kể từ khi xây dựng đến nay chưa hoạt động thường xuyên, mới chỉ có vài tác phẩm, nội dung chưa tập trung vào bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, thực hiện nhiệm vụ chính trị theo Nghị quyết 35. Kênh Youtube Mạch nguồn thông tin đều đặn mỗi tháng một số, nhưng số lượng tin, bài phản bác thông tin xấu độc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng còn ít; chưa có nhiều bài viết có giá trị để định hướng dư luận, đấu tranh chống lại các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch và phần tử xấu. Một số bài viết mang tính chiến đấu chưa cao, chưa có sức thuyết phục.
Để viết được những thông tin bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn cao, phẩm chất chính trị vững vàng, năng lực luận chiến, bút chiến. Thậm chí, để có được những chương trình mang tính Đảng chuyên sâu, cần có sự giúp đỡ của đội ngũ chuyên gia có trình độ lý luận chính trị cao cấp. Tuy nhiên, đội ngũ chuyên gia cố vấn có kiến thức sâu rộng còn hiếm, nên chủ yếu vẫn là đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp Học viện và cấp khoa, phòng giúp đỡ. Lực lượng tham gia viết mảng thông tin về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hơi mỏng, trình độ chưa đồng đều. Đội ngũ thực hiện chưa chuyên trách mà là các giảng viên, cán bộ kiêm nhiệm; các sinh viên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng những tác phẩm mang tính chính trị cao. Điều này dẫn đến hiệu quả của việc tuyên truyền các chương trình mang tính Đảng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Thực tế, trong một số chương trình có nội dung về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, có những sự kiện, những thông tin đòi hỏi phải được cập nhật và truyền tải nhanh chóng, nhưng lại phải chờ đến thời gian phát Mạch nguồn mới được “lên sóng”; nhiều nội dung tin bài phải chờ xin ý kiến chỉ đạo từ cấp trên, tạo ra những “khoảng lùi”, khiến thông tin về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chưa kịp thời, giảm sức hút đối với công chúng.
Kinh phí hỗ trợ cho việc thực hiện các trang mạng xã hội chưa phù hợp. Kênh Mạch nguồn với thời lượng 30 phút được hỗ trợ 5 triệu cho mỗi số. Những người thực hiện Tiktok, Fanpage cũng không được trả thù lao. Điều này khó kích thích được niềm say mê làm việc lâu dài của đội ngũ thực hiện.
Việc quản lý hình thức thông tin về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng mới chỉ dừng lại ở mức tiêu chuẩn, chưa đủ hấp dẫn để truyền cảm hứng cho giới trẻ. Các chương trình vẫn thiên về tính lý luận, hạn chế tính nghệ thuật; nội dung chỉ tập trung vào bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nên không tránh khỏi thực tế đây là chương trình kén người xem.
Nguyên nhân của hạn chế
- Nội dung thông tin bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch nặng tính chính luận, dễ khiến cho công chúng mất đi sự hứng thú.
- Đội ngũ chuyên gia được mời để tham vấn, phỏng vấn, xin ý kiến trong các chương trình thông tin về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đều hoặc là các cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, hoặc là người giữ chức vụ, rất bận rộn.
- Đây là một đề tài khó, vì vậy, không phải ai cũng đủ sức để viết về mảng đề tài này; lực lượng sáng tạo mảng đề tài này vẫn còn ít.
- Đội ngũ giảng viên chỉ đạo, biên tập chương trình - dù có chuyên môn, nhưng do kiêm nhiệm nên không dành hết thời gian cho công việc.
Một số đề xuất nâng cao hiệu quả đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội tại Học viện BCTT hiện nay
Để thực hiện tốt vai trò mạng xã hội của Học viện BCTT trong thực hiện Nghị quyết 35, cần nâng cao trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những người thực hiện.
Đây là một mảng đề tài khô và khó, do vậy, cách thể hiện nội dung bài viết cần phải rất sinh động, có logic, khoa học và đặc biệt là phải mang tính thuyết phục. Vì vậy, có một số yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chống các quan điểm sai trái, thù địch như sau:
- Lãnh đạo các đơn vị phòng, ban, khoa, viện trong Học viện BCTT cần tăng cường kiểm soát các trang Fanpage của đơn vị mình một cách có hiệu quả. Đội ngũ thực hiện, dù là giảng viên, cán bộ, sinh viên, đều cần phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng. Chỉ có như vậy, họ mới có thể lựa chọn thông tin, phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, đưa ra những kết luận, đề xuất... đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển xã hội. Chỉ có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn đứng trên lập trường của Đảng, họ mới khám phá được đúng bản chất của các sự kiện, hiện tượng, hiểu và đánh giá đúng các sự kiện, hiện tượng, từ đó, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, giúp quần chúng hiểu rõ âm mưu của các thế lực thù địch.
- Đội ngũ tham gia cuộc đấu tranh phải không ngừng tự rèn luyện, nâng cao năng lực nghiệp vụ, nghiên cứu nhiều tài liệu để đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh. Ngoài ra, đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghề, có niềm tin vào tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh gian khó. Có như vậy, các tác phẩm do họ tạo ra mới có giá trị thuyết phục với công chúng và xã hội.
- Đội ngũ thực hiện cần phải có kiến thức về công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông hiện đại, nhất là năng lực ứng dụng khoa học công nghệ nhằm phát huy tối đa khả năng chuyển tải thông tin về cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch đến công chúng báo chí, giúp họ nâng cao nhận thức trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đang tìm mọi thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam.
- Cần có một đội ngũ nòng cốt chuyên trách viết cho các trang mạng xã hội của Học viện BCTT, bồi dưỡng và đào tạo lớp kế cận cho mảng đề tài này một cách nhanh chóng. Mặt khác, cần lên kế hoạch truyền thông rõ ràng, đặc biệt ở thời điểm truyền thông trước, trong và sau các kỳ lễ lớn, các sự kiện quan trọng của Đảng, Nhà nước. Đây là dịp mà những kẻ cơ hội, phản động, chống phá tăng cường hoạt động bôi nhọ, xuyên tạc, dựng chuyện, nên tỷ lệ tin bài nhận diện, đấu tranh và phản bác các luận điệu sai trái thù địch cần được tăng cường. Sau những đợt tin bài nhận diện và đấu tranh, sẽ là các đợt tin bài mang định hướng tuyên truyền… Việc chia thông tin từng đợt như vậy sẽ đảm bảo thông tin không bị quá mỏng hoặc bỏ sót, đồng thời, có thể dự trù trước nguồn nhân lực cụ thể để có thể đáp ứng nhu cầu tin bài ở những giai đoạn cụ thể, phù hợp với tôn chỉ, mục đích của các chương trình bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng .
- Cần tổ chức những buổi lễ khen thưởng, tôn vinh đội ngũ thực hiện có thành tích xuất sắc, hiệu quả, có cống hiến và sáng tạo, tham gia hiệu quả về mặt thông tin bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Ở góc độ nghiên cứu, bảo vệ nền tảng tư tưởng, các cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên Học viện BCTT phải tích cực đi đầu, làm sáng tỏ tính cách mạng, tính khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, những vấn đề về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới, lợi ích quốc gia, dân tộc gắn với trách nhiệm quốc tế. Đặc biệt, cần gương mẫu và phát huy thế mạnh trong công tác tuyên truyền, trở thành những chiến sĩ trên mặt trận lý luận, tuyên truyền trên không gian mạng.
Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp; các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước sẽ gia tăng các hoạt động chống phá nước ta với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn, nhất là hoạt động tuyên truyền phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước trên không gian mạng. Chúng sẽ lợi dụng những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, những khó khăn, yếu kém của ta trong phát triển kinh tế xã hội, tệ nạn tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên để tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước. Chúng sẽ lôi kéo, tập hợp lực lượng và kích động tư tưởng chống đối, chia rẽ nội bộ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, gây mất ổn định chính trị, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, hơn lúc nào hết, cần tiếp tục khẳng định và đề cao vai trò của Học viện BCTT - trường Đảng, trường đại học trọng điểm của cả nước trong thông tin, tuyên truyền về vấn đề này./.
_____________________________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương (2009), Chỉ thị của Ban Bí thư về Tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, số 34 - CT/TW.
2. Nguyễn Bá Dương, Phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị và vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay, Nxb. Quân đội nhân dân xuất bản 2012.
3. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, Khoá XII.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
- Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
- Nhận diện và xử lý những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong sách tôn giáo
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số phương tiện truyền thông mới trên nền tảng web 3.0 hiện nay
Sự phát triển của công nghệ số đã và đang tạo ra nhiều sự đổi mới trong lĩnh vực truyền thông. Các phương tiện truyền thông mới được công chúng đón nhận theo các mức độ khác nhau. Trong đó phải kể đến các mạng xã hội với các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, khai phá dữ liệu lớn và vạn vật kết nối mạng lại nhiều điều mới mẻ. Do tính chất cộng đồng của mạng xã hội, người sử dụng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thông qua dữ liệu, sự tương tác, quyền sở hữu thông tin và hành vi trong cộng đồng mạng. Bài viết tiến hành nghiên cứu những tính năng, đặc thù của Web 3.0 để từ đó nhận diện đặc trưng của một số phương tiện truyền thông mạng xã hội mới, đã và đang tạo ra trào lưu và xu hướng hiện nay.
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Lan toả các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là làm sao thu hút được sự quan tâm của đại bộ phận nhân dân, để nhân dân tin tưởng và làm theo Đảng thông qua những nội dung gần gũi, sinh động, hấp dẫn và hiện đại. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt truyền thông xã hội và hiện tượng truyền thông hoá.
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả là một biến thể nguy hại của chủ nghĩa cá nhân, trái ngược với những yêu cầu về phẩm chất đích thực và đạo đức cách mạng. Vì vậy, ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả là loại bỏ những thói hư tật xấu đang ngấm ngầm làm tha hóa cán bộ, đảng viên. Chống uy tín giả cũng là chống chủ nghĩa cá nhân, củng cố uy tín đích thực của người cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả nảy sinh, xâm nhập, lây lan trong đời sống chính trị, xã hội do nhiều nguyên nhân, trong đó, yếu tố chủ quan của tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên là nguyên nhân trực tiếp, phổ biến.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Một trong những nguy cơ ngấm ngầm tạo ra sự ghen ghét, đố kỵ, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, làm suy yếu tổ chức, suy yếu tập thể là uy tín giả. Nghiêm trọng hơn, nó còn thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân rất nguy hại. Suy rộng ra, uy tín giả hủy hoại nghiêm trọng thanh danh của Đảng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta nếu không được nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn.
Bình luận