Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu 2022 - Lễ giỗ Tổ linh thiêng và Vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu
Đây là sự kiện văn hóa có ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập, nghiên cứu và làm việc ở nước ngoài, mà còn đối với cả bạn bè quốc tế yêu mến Việt Nam. Chương trình này đã được Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu duy trì tổ chức hàng năm, theo một kịch bản chung, nhằm tạo dựng một ngày văn hoá chung - kết nối người Việt trên toàn cầu và bạn bè quốc tế, nhằm xây dựng cây cầu văn hoá hữu nghị vững chắc, xây dựng tình bạn chân thành giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Chương trình "Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu 2022" gồm 3 phần:
Phần I (Phần Lễ): Biết ơn Tổ tiên các Vua Hùng (Phối hợp phát sóng lại phần Lễ giỗ Tổ Hùng Vương từ Đền Hùng - Phú Thọ, Việt Nam và phần Lễ giỗ Tổ Hùng Vương từ các nước trên thế giới).
Phần II (Phần Hội): Về cùng nước Việt (Chương trình văn nghệ của bà con kiều bào toàn cầu).
Phần III: Hội nghị Vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu (Kết nối trực tuyến đại biểu kiều bào và bạn bè quốc tế từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên cả năm châu lục trên thế giới).
Chương trình được tổ chức theo hình thức trực tuyến, trực tiếp trên hệ thống truyền thông của Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu trên fanpage: (https://www.facebook.com/quoctovietnam toancau), Hung King TV Global, Truyền hình HITV - Truyền hình Cáp Hà Nội, Future Now (có thành viên trên 178 quốc gia và vùng lãnh); đưa tin trên các cơ quan báo chí truyền thông Việt Nam, kiều bào và quốc tế; chia sẻ trên hàng trăm Fanpage cộng đồng kiều bào các nước trên thế giới.
Qua đó, Ban dự án chia sẻ thông điệp, "Xin hãy cùng Dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục thắp lên nghĩa đồng bào, thắp lên ngọn lửa lạc hồng - thắp lên lòng biết ơn Tổ tiên nguồn cội – đó là Quốc hiếu của người Việt! Quốc hiếu đó đã tạo ra sức mạnh tinh thần quật cường được truyền thừa từ đời này qua đời khác, giúp người Việt luôn chiến thắng mọi nghịch cảnh. Hãy cùng Dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục xây dựng cây cầu văn hoá vững chắc, xây dựng tình bạn chân thành, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hoà bình giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế, để cùng nhau: Lan tỏa, định vị giá trị văn hoá và phẩm hạnh dân tộc Việt đặt trong sự tôn trọng và tôn vinh phẩm hạnh của các dân tộc/quốc gia khác trên toàn cầu".
Dự án "Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu" (Chiến lược phối hợp tổ chức Ngày Giỗ tổ Hùng Vương và Ngày Việt Nam trên toàn cầu): được thành lập bởi một số nhà khoa học, trí thức, lãnh đạo hội đoàn cộng đồng kiều bào của 7 quốc gia, nhân dịp về tham dự “Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX” tại Hà Nội, dưới tâm huyết của người Sáng lập và điều hành là Tiến sĩ, nhà báo Nguyễn Thị Bích Yến (Cộng hoà Áo) (một trong những người đã khởi xướng thành công Ngày Việt Nam đầu tiên tại Áo, năm 2015).
Tiến sĩ Bích Yến là nhà nghiên cứu báo chí-truyền thông văn hoá và chính trị tại EU, hiện là Chủ tịch/Đại diện ICI International tại Liên hợp quốc tại Vienna, Thành viên của Hiệp hội báo chí quốc tế tại Vienna. Đặc biệt, Nhà báo Bích Yến là hậu duệ đời thứ 17 của Đệ tam Vương Phi Nguyễn Ngọc Nương, vợ của vua Lê Kính Tông (1599 – 1619). Và là tác giả của công trình sách "Những mảnh ghép Quân Vương" đã được giới chuyên gia đánh giá cao. Với hành trình tác nghiệp tại nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa, với nhiều đối tượng công chúng từ bình dân đến giới trí thức, hay các chính trị gia, nguyên thủ, nhà vua..., Tiến sĩ Bích Yến đã nhận ra một điều cốt lõi, đó là, hầu hết những quốc gia thành công đều có gốc rễ bắt nguồn từ lòng tự hào dân tộc, đồng thời, dựa vào chiến lược, sứ mệnh mà họ bảo vệ và lan toả sâu rộng nền văn hoá của mình ra thế giới.
Từ đó, Tiến sỹ Bích Yến đã ấp ủ một giấc mơ tưởng chừng như không thể, đó là việc “định vị giá trị văn hóa Việt trên toàn cầu” - điều đó đã thôi thúc chị hình thành và Sáng lập Dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - dự án văn hoá - xã hội, phi lợi nhuận, mang tính cộng đồng và quốc tế. Dự án "Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu" ra đời với sứ mệnh: (1) Kết nối kiều bào và bạn bè quốc tế cùng tham gia bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở nước ngoài, nhằm gắn kết sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; (2) Đối thoại liên văn hóa giữa Việt Nam với các nền văn hóa trên thế giới; (3) Lan tỏa, định vị giá trị văn hoá và phẩm hạnh dân tộc Việt đặt trong sự tôn trọng và tôn vinh phẩm hạnh của các dân tộc/quốc gia khác trên toàn cầu, trên môi trường thực tế và môi trường thực tế ảo/môi trường báo chí-truyền thông liên toàn cầu.
Thông tin chi tiết xin liên hệ: Thư ký: Ms Nguyễn Thị Hiền. Mobile, Zalo, Viber: 0084 0976761176
Email:ngayquoctotoancau@gmail.comiciculture2020@gmail.com https://www.facebook.com/quoctovietnamtoancau
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông
Bài liên quan
- Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
- Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị.
- Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và chúc mừng các nhà báo lão thành
- Chương trình hoạt động của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại Hội báo toàn quốc năm 2024
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Xây dựng mô hình tự quản trong phương pháp quản lý lưu học sinh nước ngoài tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và lý luận chính trị có uy tín trên cả nước. Bởi vậy, việc liên kết đào tạo về các lĩnh vực này không chỉ được thực hiện ở các đơn vị đào tạo trong nước mà còn được thực hiện cả ở sự liên kết đào tạo quốc tế. Hàng năm, Học viện đón tiếp một lượng lớn sinh viên quốc tế theo học ở các bậc cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh. Do vậy, công tác quản lý sinh viên quốc tế là công tác quan trọng và có tính đặc thù. Công tác này để đạt hiệu quả tốt không chỉ thuộc về phương pháp và trách nhiệm của các đơn vị trong học viện mà còn phụ thuộc vào chính năng lực tự quản của các em. Tuy nhiên, để sự tự quản được thực hiện có chất lượng cần thực hiện trên nguyên tắc: Học viện định hướng – phòng Quản lý Ký túc xá xây dựng phương pháp và giám sát – lưu học sinh tự quản. Với nguyên tắc trên, phòng Quản lý ký túc xá đã thu được những thành công nhất định. Bài viết này trình bày những kinh nghiệm đã thu được trong qua trình xây dựng mô hình tự quản trong tập thể lưu học sinh nước ngoài tại học viện.
Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Sáng 24/10/ 2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)”.
Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
57 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đồng chí để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong công tác tư tưởng của Đảng, góp phần hoạch định chủ trương, đường lối ở tầm chiến lược; xây dựng, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; đưa đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị.
Chiều 20/6, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024) và Lễ ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Lý luận chính trị. GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và chủ trì buổi lễ. Buổi lễ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trung tâm Học viện đến các Học viện khu vực II, III, IV.
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và chúc mừng các nhà báo lão thành
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và chúc mừng các nhà báo lão thành
Nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), chiều 19/6, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm, chúc mừng và tặng quà một số nhà báo lão thành tại Thủ đô Hà Nội.
Bình luận