Nhà báo Huỳnh Sơn Phước - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ: Sự chân thực đã làm hàng triệu trái tim rung động
Hai cuốn nhật ký chiến tranh được giới thiệu và trích đăng trên báo Tuổi Trẻ đã vượt qua con số 100.000 bản phát hành, trở thành hiện tượng chưa từng có trong lĩnh vực xuất bản 15 năm qua. Điều gì đã khiến một tờ báo vốn nổi tiếng "chặt chẽ", "kiệm lời" cho từng bài viết lại quyết định đăng dài kỳ những dòng nhật ký được viết ra từ hơn 30 năm trước để tạo ra hiệu ứng rộng rãi như vậy? Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập báo Tuổi Trẻ, nhà báo Huỳnh Sơn Phước, Phó Tổng Biên tập đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi về chuyện đời, chuyện nghề và những ấn tượng chung quanh hai cuốn nhật ký "có lửa" này.
- Cuốn nhật ký "Mãi mãi tuổi 20" đến với chúng tôi rất tình cờ. Buổi sáng, ngồi trước truyền hình xem chương trình chào buổi sáng, tôi thấy tin về cuốn sách này. Tôi điện ngay cho văn phòng thường trú ở Hà Nội gửi cho một cuốn vì sách rất khó kiếm. Đọc lướt qua vài trang, tôi đã thấy cần phải giới thiệu rộng rãi hơn trên tờ báo của mình.
Nhưng khi chuyển cuốn sách cho bộ phận chuyên môn khai thác thì các BTV lại ngần ngừ. Một cuốn sách đã in tới 1500 bản, truyền hình đã đưa tin, Nhà xuất bản đã họp báo và nhiều báo đã giới thiệu liên tục suốt tuần lễ đầu tháng 5.2005, còn đâu chỗ cho Tuổi Trẻ?
Đến 21.5, Tổng thư ký tòa soạn quyết định thăm dò bằng cách "đẩy" bài "Trang sách cuộc đời anh" của tác giả Phạm Xuân Nguyên lên mục "Thời sự và suy nghĩ" ở trang đầu tờ báo. Lập tức, rất nhiều bạn đọc gọi điện đến giục giã: "Cuốn sách được giới thiệu rất hay nhưng lùng sục khắp nơi không tìm đâu ra”. Thế là mệnh lệnh đã rõ ràng. Ban Biên tập quyết định trích đăng trang trọng, dài kỳ trên trang giữa của tờ báo. Cùng với nó là những bài viết chia sẻ, nối dài thông tin đó ra trên nhiều chuyên mục, đặc biệt là trang bạn đọc. Có thể nói, chính bạn đọc đã giúp chúng tôi lựa chọn được một cách xử lý thông tin xác đáng nhất. Cuốn sách đã tạo ra "dư chấn" mạnh mẽ, được bạn đọc đón nhận nhiệt tình, có lẽ cũng bởi nó đến với bạn đọc bằng chính cách bạn đọc đang chờ đợi.
PV: Cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm được báo trích đăng khi sách chưa phát hành. Phải chăng, lần này Tuổi Trẻ đã chủ động "tìm vàng" chứ không" tình cờ đợi vàng lọt vào tay?".
- Đúng là với cuốn sách thứ hai này, chúng tôi đã có "kinh nghiệm" hơn (cười). Tự thân cuốn sách đã có sức hấp dẫn rất lớn vì "số phận" đặc biệt của nó: nằm trong tay một cựu chiến binh người Mỹ suốt 30 năm, để rồi người cầm giữ nó bị thuyết phục bởi "chất lửa" trong nhật ký đã tìm kiếm gia đình Thùy Trâm để trả lại. Cuốn sách còn tạo sự xúc động rất lớn vì hình ảnh một cô gái Hà Nội, một bác sĩ lặn lội vào vùng Đức Phổ - Quảng Ngãi, nơi chiến trường ác liệt nhất, để bám trụ, làm việc, cứu chữa bao đồng đội, đồng bào và hy sinh anh dũng. Cùng với "Mãi mãi tuổi 20" thì "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" sẽ tạo nên hình ảnh sinh động, thuyết phục và đầy đủ hơn về một thế hệ trẻ lý tưởng, xả thân ngày ấy, với những cảm xúc, suy tư đời thường chân thực.
Cái khó là sách đã được mua bản quyền và Công ty nắm bản quyền không muốn để lọt ra ngoài. Nhưng, cuối cùng chúng tôi đã thuyết phục được họ. Dù phía đối tác rất "tiết kiệm" dung lượng cho trích đăng, nhưng bằng nhiều cách, chúng tôi cũng đăng được 12 số báo liên tục... Không dừng lại ở tạo hiệu ứng dư luận, từ sáng kiến của bạn đọc, Tuổi Trẻ mở cuộc vận động quyên góp xây dựng Bệnh xá Đặng Thùy Trâm ở ngay mảnh đất chị đã hy sinh.
PV: Thủ tướng gửi thư khen, Bộ Văn hóa - Thông tin tặng Bằng khen cho Tuổi Trẻ vì đã có thành tích xuất sắc tuyên truyền, giới thiệu hai cuốn nhật ký rất có ý nghĩa này đến bạn đọc. Bên cạnh nhiều thành công khác, đó cũng là một "bàn thắng" đẹp của Tuổi Trẻ vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập?
- Nhiều bạn đọc và đồng nghiệp cũng đánh giá như thế. Nhưng chúng tôi lại rút ra từ đây nhiều vấn đề nghiệp vụ phải suy nghĩ. Suốt 30 năm, Tuổi Trẻ tập trung giới thiệu rất nhiều chân dung, khắc họa rất nhiều tấm gương trên mọi lĩnh vực của đất nước. Ban Biên tập, đội ngũ phóng viên cũng đã đầu tư rất nhiều công sức, trí tuệ. Vậy thì tại sao, không có chân dung nào thật sự rung động, thật sự in đậm trong tâm trí tình cảm bạn đọc như anh Thạc, chị Trâm? Phải chăng, bàn tay "có nghề" của người biên tập, của người viết nhiều khi đã vô tình lạnh lùng cắt bỏ những chi tiết rất đời thường, rất thanh xuân của cuộc sống, những chi tiết chân thật rất "con người" có thể làm hàng triệu trái tim rung động? Như thế, phải thấy rõ mặt chưa được, thậm chí thất bại của mình, nhất là khi đứng trước nhu cầu và mong mỏi tiếp nhận của bạn đọc. Hai cuốn nhật ký viết riêng cho mình như thủ thỉ, tâm tình đã tạo sức lay động trong khi nhiều cây bút chuyên nghiệp lại chưa thành công khi khắc họa chân dung nhân vật. Vậy chất "chuyên nghiệp" ấy phải được điều chỉnh thế nào bởi hiệu quả cuối cùng được đo đếm chính là phản ứng, sự đồng cảm của bạn đọc?
PV: Khi đọc bài trả lời phỏng vấn tạp chí "Nghề báo" của anh, nhiều đồng nghiệp rất ấn tượng với câu nói: "Tôi đọc bạn đọc mỗi ngày". Từ những kinh nghiệm của Tuổi Trẻ anh đánh giá thế nào về vai trò của bạn đọc với sự phát triển của cả nền báo chí?
- Có lẽ, không tờ báo nào không thấy vai trò của bạn đọc với sự phát triển của mình. Có điều sức ép đó đặt lên cá nhân mỗi nhà báo, lên mỗi tờ báo đến đâu, và có thể trở thành động lực làm việc hay không. Khi trả lời "Nghề báo", tôi đã nói rất kỹ những suy nghĩ và cảm xúc của mình khi đối diện với bạn đọc. Nếu nói thêm điều gì đó, thì cần khẳng định, việc quan tâm tới nhu cầu, tâm lý, thái độ bạn đọc là một thuộc tính của báo chí. Dù Tuổi Trẻ đã ít nhiều tạo được ảnh hưởng trong xã hội với 35-40 vạn bản báo hàng ngày, đóng góp ngân sách nhà nước hơn 50 tỷ đồng mỗi năm, chúng tôi vẫn luôn ý thức đòi hỏi, kỳ vọng của bạn đọc còn rất lớn. Khi bạn đọc chọn Tuổi Trẻ đặt bên cốc cà phê sáng của mình, những thông tin của tờ báo phải có tác dụng với cuộc sống của họ, sẻ chia những băn khoăn, nuôi dưỡng những ước mơ, và thúc đẩy ước mơ đó thành hiện thực.
PV: Xin hỏi anh một câu cuối cùng: Là một nhà báo rất quan tâm đào tạo lớp trẻ, anh có nhắn nhủ gì với những nhà báo trẻ mới vào nghề?
- Tôi chỉ nói kinh nghiệm của tôi - một người làm báo: cần nhìn cuộc sống như chính nó đang có. Đừng lược bỏ đi những chi tiết lấp lánh ý nghĩa cuộc sống chỉ vì nó không trùng với suy nghĩ đã đóng băng trong đầu mình. Một Giám đốc nhảy lầu vì làm ăn thất bại, đó là bi kịch cá nhân ông ta nhưng chưa chắc đã là bi kịch của xã hội, thậm chí ngược lại vì ít nhất đã có người dám chịu trách nhiệm với công việc của mình. Khi chúng tôi cho đăng "Những người làm thuê số 1" kể về những nhân công đặc biệt với thu nhập vài nghìn thậm chí cả chục nghìn đô la một tháng ở các tập đoàn nước ngoài hoặc liên doanh, có giám đốc doanh nghiệp nhà nước đã gọi điện đến "phân trần": "Anh thử "vào vai" chúng tôi xem. Không phải chúng tôi không có trách nhiệm hay không có tinh thần đổi mới, nhưng cơ chế nào cho làm thế?...". Cuộc sống vốn đa chiều, đa diện và đó là chất liệu người làm báo cần trân trọng, nâng niu, để đưa đến bạn đọc "cuộc sống thực là cuộc sống", thuyết phục và lay động.
PV: Xin cảm ơn anh. Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập báo Tuổi Trẻ, chúc tờ báo ngày càng phát triển, xứng đáng với niềm tin của bạn đọc./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 5 (tháng 9+10)/2005
Bài liên quan
- Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
- Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
- Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
- Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho người học trong đào tạo người làm báo ở các trường đại học Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
Hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế là yêu cầu khách quan, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian qua, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ngày càng được nâng cao đã mang lại những kết quả tích cực trong bức tranh phát triển của tỉnh. Bài viết phác họa thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay, chỉ ra một số hạn chế, bất cập; từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên thời gian tới.
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Năng lực ngôn ngữ và vai trò của năng lực ngôn ngữ đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và tiện lợi nhất. Nhưng để giao tiếp có hiệu quả phải cần đến năng lực ngôn ngữ (NLNN). Trong xã hội phát triển như hiện nay, việc mở rộng phạm vi, loại hình, không gian, cách thức giao tiếp là tất yếu, theo đó NLNN càng trở nên quan trọng. Do vậy, việc phát triển NLNN cần phải trở thành điều kiện tiên quyết, nhất là đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện BC&TT). Bài này nói về vai trò của NLNN đối với sinh viên của Học viện trong hoạt động tác nghiệp.
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Một số yếu tố tác động đến đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Những biến đổi trong đời sống xã hội cùng với những thành tựu của Cách mạng 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã tạo ra môi trường thông tin rộng lớn, dễ tiếp cận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như tin giả, thông tin sai lệch. Điều này tác động sâu sắc đến công tác định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay. Việc đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội là một đòi hỏi tất yếu để góp phần vào xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh, duy trì sự ổn định xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Cận ngôn ngữ trong phát biểu trước công chúng
Khi phát biểu trước công chúng, người nói không chỉ dùng ngôn từ tác động đến người nghe mà còn dùng giọng nói, trọng âm, tốc độ… để góp phần chuyển tải thông điệp. Những yếu tố ấy chính là cận ngôn ngữ. Bài viết này nhận diện các yếu tố cận ngôn ngữ và vai trò của chúng trong phát biểu trước công chúng.
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Bình luận