Nhà giáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Chúng tôi ghi theo sách của Trung tướng Phạm Hồng Cư. Theo tác giả, bà Đặng Bích Hà (phu nhân của Đại tướng) có nói với tác giả là: Đại tướng mang tuổi Hợi - Tân Hợi. Như vậy là ông sinh năm 1911.
Ngay từ ngày còn nhỏ ở quê nhà, ông đã nổi tiếng là người thông minh, dĩnh ngộ. Võ Nguyên Giáp có người anh là Toại, thông minh rất mực. Anh học chữ Hán giỏi như thần đồng làm cho cha mẹ hoảng sợ, đến mức phải bắt uống mực tàu cho tối dạ bớt đi. Sau anh Toại bị ốm rồi mất. Có lẽ Võ Nguyên Giáp cũng giống như anh chị mình đã được hưởng gen di truyền thông minh từ cha mẹ. Còn nhỏ Võ Nguyên Giáp theo học chữ Hán. Sau mới học chữ quốc ngữ. Học xong lớp ba trường huyện ở Lệ Thuỷ, ông lên tỉnh để vào trường tiểu học. Ông học giỏi. Chương trình tiểu học, học trong 3 năm, ông chỉ học có 2 năm đã xin thi, và đã đỗ đầu hàng tỉnh. Ngay sau đó, ông vào Huế để học trung học.
Giáo sư, nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thúc Hào, trong đặc san kỷ niệm Quốc học Huế 95 năm (1896 - 1991) kể: Tại kỳ thi vào Quốc học Huế năm 1925, Võ Nguyên Giáp đỗ thứ nhì, sau ông. Còn Nguyễn Chí Diểu, đỗ loại khá. Nhưng khi vào học, xếp hạng hàng tháng, Võ Nguyên Giáp luôn đứng đầu bảng. Còn Nguyễn Thúc Hào chỉ đứng thứ hai.
Tháng 6.1925 thực dân Pháp bắt cóc cụ Phan Bội Châu ở Thượng Hải (Trung Quốc) đưa về Hà Nội. Tháng 11 cùng năm, Toà đại hình Pháp xử tù cụ. Một phong trào đấu tranh đòi trả tự do cho cụ Phan bùng lên trong cả nước, đặc biệt tại Kinh đô Huế. Học sinh trường Quốc học Huế đã nhiệt liệt hưởng ứng phong trào này. Chính Nguyễn Chí Diểu (sau này là người lãnh đạo tổ chức cộng sản ở miền Trung) và Võ Nguyên Giáp cùng Nguyễn Khoa Văn (sau này là nhà hoạt động chính trị xuất sắc, nhà văn, nhà báo của Đảng Cộng sản - thân phụ đồng chí Nguyễn Khoa Điềm) đã đứng ra tổ chức lấy chữ ký gửi toàn quyền Đông Dương Varen, đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu.
Nhân sự việc này, Giám đốc trường Quốc học Huế đã đuổi một số học sinh của trường. Võ Nguyên Giáp viết ngay một bài báo bằng tiếng Pháp: "Đả đảo tên tiểu bạo chúa trường Quốc học" gửi đăng báo L’ Annau ở Sài Gòn. Lúc ấy, luật sư Phan Văn Trường đang làm chủ bút tờ báo này đã phải thốt lên: "Một cây bút mới xuất hiện lần đầu ở bản xứ này, mà có giọng văn sắc sảo như giọng văn Nguyễn ái Quốc bên Pari".
Xin trở lại sự việc một chút. Ngay từ khi mới vào trường Quốc học Huế, Võ Nguyên Giáp đã được Nguyễn Khoa Văn, Nguyễn Chí Diểu, trao cho cuốn "Bản án chế độ thực dân" của Nguyễn Ai Quốc và các số báo Le Paria, Việt Nam hồn, cùng nhiều tài liệu bí mật khác.
Khi Ban Giám đốc trường Quốc học Huế nghi Nguyễn Chí Diểu tham gia tổ chức chính trị bí mật chống lại chính quyền, chúng đã dựng chuyện để đuổi anh. Ngay lập tức Võ Nguyên Giáp đã bàn với Nguyễn Khoa Văn, phát động toàn trường Quốc học bãi khoá, chống lại hành động đàn áp học sinh của lãnh đạo nhà trường. Cuộc bãi khoá đã lan nhanh sang các trường học khác của Huế. Mạnh nhất là ở trường Đồng Khánh của nữ sinh Huế. Ngay sau đó, 37 học sinh trường Quốc học bị đuổi học. Đứng đầu danh sách là: Nguyễn Chí Diểu, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khoa Văn, Phan Bôi...
Rời Quốc học Huế, Võ Nguyên Giáp bắt đầu con đường tự học và tham gia viết báo Tiếng Dân do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút và Đào Duy Anh làm thư ký toà soạn. Sau hàng loạt bài báo dưới bút danh Vân Đình, Hải Thanh, ông trở thành nhà báo nổi tiếng. Và lúc này, cũng là lúc ông dấn thân vào con đường cách mạng. Chính Nguyễn Chí Diểu đã giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào Tân Việt Cách mạng Đảng. Đây là một tổ chức cách mạng, yêu nước ở miền Trung. Lúc này Nguyễn Chí Diểu đã là uỷ viên Kỳ bộ Trung kỳ của Tân Việt cách mạng Đảng. Sau, tổ chức này lột xác thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, là một trong ba tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Khi chuyển thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, Võ Nguyên Giáp là người được giao soạn thảo điều lệ. Ông đã tham khảo điều lệ Quốc tế cộng sản để soạn thảo.
Năm 1928, Võ Nguyên Giáp được giao trọng trách: Uỷ viên Trung ương dự bị, phụ trách tuyên huấn và giao thông liên lạc. Với cương vị này, ông được Tổng bộ giao nhiệm vụ ra Vinh, Hà Nội và sau đó vào Sài Gòn, để phổ biến đường lối "Khối liên hiệp quốc dân" nhằm vận động các kỳ bộ chuyển sang hàng ngũ cộng sản.
Mật thám dò ra những hoạt động bí mật của Võ Nguyên Giáp, chúng bắt ông giam tại nhà lao Thừa Phủ, Huế. Vào tù, Võ Nguyên Giáp đã gặp Đặng Thai Mai, Nguyễn Thị Quang Thái (em ruột chị Nguyễn Thị Minh Khai - sau này Quang Thái là vợ ông). Và, gặp cả em trai mình là Võ Thuần Nho.
Năm 1931, do Chính phủ Bình Dân lên cầm quyền tại Pháp, một số tù chính trị bên Đông Dương được tha. Võ Nguyên Giáp ra tù. Ông đến gặp cụ Huỳnh để tiếp tục viết báo Tiếng Dân. Nhưng vừa gặp cụ Huỳnh hôm trước, hôm sau, viên Công sứ Huế là Labbe đã ra lệnh đuổi, không cho ông ở Huế thêm lấy một ngày. Võ Nguyên Giáp lánh tạm về quê, rồi ra Vinh, gặp Đặng Thai Mai. Hai người kết bạn vong niên. Vì Đặng Thai Mai hơn ông những 10 tuổi. Hai ông ra Hà Nội để tiếp tục hoạt động cách mạng.
Tại Hà Nội, Võ Nguyên Giáp vào học khoa Kinh tế Trường đại học Luật. Và, cùng Đặng Thai Mai vào dạy trường tư thục Thăng Long. Trường đặt tại phố Hàng Cót, do thầy giáo Phạm Hữu Ninh làm Hiệu trưởng, cùng với các đồng nghiệp như Phan Thanh, Hoàng Minh Giám, Đặng Thai Mai...
Với bầu nhiệt huyết của chí trai đang làm cách mạng, thầy giáo Võ Nguyên Giáp qua các môn lịch sử, quốc văn, đã truyền cho học sinh lòng yêu nước, thương nòi. Khơi dậy ở họ lòng nhiệt tình. Chỉ cho họ lẽ sống ở đời. Tuổi trẻ sống phải có trách nhiệm với chính mình, với quê hương, với đất nước, với dân tộc.
Thầy giáo Võ Nguyên Giáp, là người đọc nhiều, biết rộng, kiến thức uyên thâm nên được học sinh rất quý trọng. Cái sức đọc và văn hoá đọc ở thầy Giáp đã được cụ Phan Bội Châu vun xới từ khi ông còn ở trường Quốc học Huế. Năm cụ Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt an trí tại Huế, Võ Nguyên Giáp thường cùng bạn bè đồng học, xuống bến Ngự thăm cụ, hầu chuyện và noi gương cụ. Trong tủ sách quý của cụ Phan, có mấy bộ sách cổ kim. Thấy Võ Nguyên Giáp ham đọc, ham hiểu biết, Cụ Phan đã cảm khái mà rằng: Khi nào tôi mất, tủ sách này sẽ để lại cho cậu Giáp. Theo gương cụ, thầy giáo Võ Nguyên Giáp đã đọc thơ và bình giảng cho học sinh của mình nghe những dòng thơ đầy nhiệt huyết của nhà chí sỹ cách mạng Phan Bội Châu:
"Thưa các cô, các cậu lại các anh
Trời đã mới, người càng nên đổi mới...
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội
Ghé vai vào xốc vác cựu giang sơn!..."
Năm 1934, nhằm chống lại nền giáo dục ngu dân của thực dân Pháp, nhóm các thầy giáo yêu nước, tâm huyết với nghề, với thế hệ trẻ, đã bí mật thành lập "Hội mở mang nền giáo dục tư thục". Hội đã mở trường tư thục Thăng Long, dạy đến cấp tú tài, do nhà giáo Hoàng Minh Giám làm Hiệu trưởng. Trường đặt tạo Ngõ Trạm - khoá học đầu tiên khai giảng vào tháng 9.1935.
Với nhà trường Thăng Long tư thục mới mở này, nhà giáo Võ Nguyên Giáp đã cùng đồng nghiệp của mình, muốn nối tiếp truyền thống trường Đông Kinh nghĩa thục của cụ cử Lương Văn Can - một nhà giáo có lòng yêu nước nồng nàn, gắng công đưa lớp trẻ nước nhà đến bờ bến mới. Chính trong thời gian này, thầy giáo Giáp không chỉ lên lớp dạy học, mà còn tham gia viết báo một cách tích cực. Một loạt các bài báo về nông thôn và nông dân Việt Nam trong nỗi thống khổ vì bị áp bức bóc lột đã được đăng trên các báo. Sau được tập hợp lại nhuận sắc thành sách, in chung với các bài viết của nhà cách mạng Trường Chinh (sau là Tổng Bí thư của Đảng). Cuốn sách mang tên Vấn đề dân cày dưới hai bút danh Qua Ninh và Vân Đình.
Đại hội báo giới Bắc Kỳ lần thứ nhất họp ngày 24.4.1973. Nhà giáo, nhà báo Võ Nguyên Giáp được bầu làm Chủ tịch Báo giới Bắc Kỳ. Về sự kiện này, gần đây Hội nhà báo Việt Nam đã trao tặng Đại tướng Huy chương vì sự nghiệp báo chí Việt Nam.
Sau đó ít lâu, nhà giáo Võ Nguyên Giáp được nhà cách mạng Hoàng Văn Thụ thay mặt đoàn thể, cử ra nước ngoài gặp "thượng cấp", cùng đi với ông có một nhà hoạt động cách mạng khác đó là Phạm Văn Đồng. Được gặp lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tại trường chính trị đặc biệt ở Quảng Châu (Trung Quốc). Cả hai ông sau này đều trở thành học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là những nhà lãnh đạo quân sự, chính trị, ngoại giao kiệt xuất của Đảng và Nhà nước ta.
Khi trở về Tổ quốc, ông không có cơ hội để lại đứng trên bục giảng của nhà trường nữa. Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc, người thầy của cách mạng Việt Nam đã trao cho ông một trọng trách mới, trên mặt trận mới: Mặt trận quân sự. Ông là vị tướng đầu tiên được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh tấn phong: Đại tướng Tổng tư lệnh của Quân đội Việt Nam anh hùng.
Nhưng dù trên mặt trận nào, văn hay võ, ở ông luôn toả sáng một nhân cách lớn. Một nhà nhân văn. Không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi ông là "chú Văn" còn những tướng lĩnh, sỹ quan, chiến sỹ của ông lại gọi ông là "anh Cả" - người anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. ở ông, chúng ta thấy đó là Vị nhân tướng.
Hình ảnh ông ngồi đệm đàn Piano cho chiến sỹ - nghệ sỹ Tường Vi hát bài ca ngợi Bế Văn Đàn một chiến sỹ quả cảm của mình mãi mãi là hình ảnh đẹp của một nhân cách, nhân tướng, nhân văn.
Thời gian nhà giáo Võ Nguyên Giáp đứng trên bục giảng không dài nhưng ông đã để lại một dấu ấn khá sâu đậm trong giáo giới, trong môn sinh Thăng Long, Đất Việt.
Hiện nay, Nhà giáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng giáo sư, Nhà giáo Nhân dân-Anh hùng lao động, nhà hoạt động lão thành cách mạng Trần Văn Giàu là đồng Chủ tịch danh sự Hội cựu Giáo chức Việt Nam./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 6 (tháng 11+12)/2005
Bài liên quan
- Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (Kỳ 1)
- Cách mạng tháng Tám năm 1945: Bài học về nhận định, vận dụng thời cơ và bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng
- Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quy luật vận động của thời đại cách mạng dân chủ nhân dân
- Tính thống nhất giữa phát triển con người về mặt tự nhiên và xã hội
- Lịch sử hình thành khái niệm văn hóa đại chúng ở phương Tây
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Lan toả các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là làm sao thu hút được sự quan tâm của đại bộ phận nhân dân, để nhân dân tin tưởng và làm theo Đảng thông qua những nội dung gần gũi, sinh động, hấp dẫn và hiện đại. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt truyền thông xã hội và hiện tượng truyền thông hoá.
Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (Kỳ 1)
Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (Kỳ 1)
Một trật tự toàn cầu mới đang được định hình, điều đó cũng đồng nghĩa với một sự đòi hỏi về cách tiếp cận an ninh mới do những luật chơi mới định hình. Chiến tranh lai cùng với tiến trình chuyển đổi số đang đặt ra một sự tác động đồng thời, thay đổi bản chất sức mạnh của mỗi quốc gia. Bối cảnh mới này đòi hỏi phải có một tư duy mới về an ninh, tư duy phức hợp, để có thể đồng lúc nhìn thấy từ nhiều chiều kích khác nhau, những tác động an ninh trong một tương quan tổng thể. Thay vì tập trung vào các danh mục của các mối đe dọa, ngăn chặn và phòng ngừa, vấn đề an ninh quốc gia hiện nay được chuyển hướng vào một mục tiêu duy nhất đó là an ninh quốc gia tổng thể, việc ngăn chặn và phòng ngừa cũng phải chuyển hướng sang thích ứng và phản ứng linh hoạt hiệu quả trước mọi tình huống, bằng mọi biện pháp và từ mọi điểm tiếp cận. Các trọng tâm chiến lược cho an ninh quốc gia cũng chuyển từ các mục tiêu cụ thể theo thứ bậc ưu tiên, sang việc dịch chuyển liên tục các mục tiêu theo hướng tấn công vào bất kỳ điểm tiếp cận nào có thể làm suy yếu theo hiệu ứng mạng lưới một cách nhanh nhất sức mạnh quốc gia. Những thách thức mới này, do vậy, đòi hỏi chúng ta phải có một cách tiếp cận phức hợp về an ninh và hình thành nên một khái niệm an ninh phi truyền thống mới - trong đó an ninh truyền thống và các vấn đề phi truyền thống hòa nhập thành một tổng thể.
Cách mạng tháng Tám năm 1945: Bài học về nhận định, vận dụng thời cơ và bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng
Cách mạng tháng Tám năm 1945: Bài học về nhận định, vận dụng thời cơ và bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là mốc son chói lọi, vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đưa đất nước bước sang kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đồng thời để lại nhiều bài học quý báu về nhận định, vận dụng thời cơ và bảo vệ thành quả cách mạng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quy luật vận động của thời đại cách mạng dân chủ nhân dân
Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quy luật vận động của thời đại cách mạng dân chủ nhân dân
(LLCT&TT) Đặc điểm lịch sử nổi bật của thời đại cách mạng dân chủ nhân dân đó là sự lớn mạnh của phong trào quần chúng nhân dân trong mọi cuộc vận động xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp vô sản. Bản thân sự ra đời và phát triển của nền văn hoá văn nghệ mới ở Việt Nam trong giai đoạn cuộc cách mạng dân chủ nhân dân gắn liền với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Việc xác lập vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quá trình xây dựng nền văn hoá văn nghệ mới, gắn với những cuộc đấu tranh cách mạng có chiều hướng tiến bộ lịch sử đã tạo điều kiện cho nền văn nghệ nhân dân phát triển hợp qui luật.
Tính thống nhất giữa phát triển con người về mặt tự nhiên và xã hội
Tính thống nhất giữa phát triển con người về mặt tự nhiên và xã hội
Trong lịch sử tiến hóa lâu dài của con người, sự phát triển về mặt tự nhiên và xã hội trong con người có sự thống nhất chặt chẽ, không tách rời. Hai mặt này làm tiền đề cho nhau, nương tựa vào nhau, giúp con người không ngừng hoàn thiện cả thể chất và tinh thần, góp phần nâng cao khả năng thích nghi với môi trường, thúc đẩy sự phát triển.
Bình luận