Nhà giáo, nhà báo... yêu dân ca
Sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho, cạnh dòng sông Đáy thơ mộng (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), ngay từ nhỏ, cậu bé Phạm Đình Trọng (sau này là Trưởng ban Đại diện thường trực phía Nam Báo Quân đội nhân dân (QĐND), bút danh Khánh Tường), đã có khiếu ham mê văn chương. Nhưng con đường đến với văn chương lại là ngã rẽ bất ngờ. Phạm Đình Trọng học giỏi đều các môn, hết cấp 3, ông chọn ngành Vật lý, tuy nhiên, “tổ chức” đặt ông vào ngành sư phạm, mà lại là “sư phạm-Văn”. Mấy lần ông tính bỏ học hoặc chuyển lớp, nhưng rồi trở thành "sinh viên-Văn” như định mệnh.
Hè năm 1964, chưa kịp ra trường thì cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào thời kỳ ác liệt. Như bao thanh niên trí thức cùng trang lứa, Phạm Đình Trọng gác bút nghiên lên đường đánh giặc. Ông mang hàm binh nhì ở Trung đoàn bộ binh Quân khu Tây Bắc, rồi hàm binh nhất ở Trung đoàn 10, Quân chủng Phòng không - Không quân. Cuối năm 1967, chuẩn úy Phạm Đình Trọng được Tổng cục Chính trị điều về làm giáo viên Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi.
Tôi có may mắn, khi về công tác tại Báo QĐND được trực tiếp làm việc cùng ông, mới biết nhà báo Phạm Đình Trọng không chỉ là thầy của các thế hệ học trò, đặc biệt học trò trường Trỗi, mà ông còn là thầy của nhiều thế hệ nhà báo, dù ông chưa bao giờ nhận "chức danh" ấy.
Về sự uyên thâm của thầy Trọng, tôi đã nhiều lần chứng kiến. Đó là dịp nhà thơ Trần Anh Thái mời chúng tôi về nhà dùng cơm thân mật. Hôm ấy có các nhà thơ: Nguyễn Đức Mậu, Trần Đăng Khoa, Hồng Thanh Quang... Trà dư tửu hậu, thầy Trọng phát động mỗi người đọc một bài thơ. Chúng tôi lần lượt trình bày, có người cao hứng diễn thơ. Đến lượt, ông đọc một bài thơ chữ Hán mà ông ngẫu hứng viết ra. Nghe xong, các nhà thơ quân đội đều ngỡ ngàng vì quen biết nhau đã lâu mà chưa ai nghe ông làm thơ, lại là thơ chữ Hán! Ai nấy tấm tắc về sự uyên thâm, sâu sắc của nhà báo, thầy giáo Phạm Đình Trọng.
Không chỉ uyên thâm chữ Hán, nói nhà báo Phạm Đình Trọng là người tiên phong lan tỏa sự đặc sắc của văn hóa dân gian khu vực phía Bắc, thời kỳ sau giải phóng miền Nam, tới đất phương Nam, cũng chẳng quá lời. Khi ấy, người miền Bắc đã thích nghe cải lương, bài chòi, dân ca Nam Bộ, nhưng bà con miền Nam nghe quan họ, chèo, chầu văn... thực sự chưa nhiều. Nhà báo Phạm Đình Trọng, lúc ấy là Trưởng ban Đại diện thường trực phía Nam Báo QĐND, tâm sự với chúng tôi: "Nên tạo điều kiện để cán bộ, chiến sĩ và nhân dân phía Nam tiếp cận với văn hóa dân gian phía Bắc". Nói đi đôi với làm, ngoài việc chỉ huy công việc của ban đại diện, mỗi khi có dịp ông lại tạo điều kiện để các nhà nghiên cứu văn hóa, văn nghệ sĩ lan tỏa văn hóa cổ truyền ở phía Nam.
Tôi nhớ có lần nhân dịp ra Hà Nội họp Đảng ủy, ông rủ tôi tranh thủ lên Bắc Ninh, đến tận làng Diềm, được coi là cái nôi quan họ cổ, để nghiên cứu về cái duyên quan họ, về kỹ thuật "vang-rền-nền-nẩy" của người hát quan họ. Những ngày rảnh rỗi, qua điện thoại, ông nhờ một nghệ sĩ quan họ danh tiếng "dạy" hát. Nhờ thế, sau này ông tự tin trình bày các bài quan họ cổ như: "Ăn ở trong rừng", “Tuấn Khanh”, "Thân lươn bao quản lấm đầu"... thật "tròn vành, rõ tiếng". Nhiều người bạn ở phía Nam đã yêu dân ca phía Bắc cũng từ những lần nghe ông hát.
Sau này, ông còn tham gia làm sách ghi lại những kỷ niệm đẹp của người lính làm báo. Những tập sách đậm chất liệu sử và giàu tính nhân văn do ông tổ chức, góp công hoặc trực tiếp làm chủ biên lần lượt xuất hiện. Đó là các cuốn: "Nghề báo, nợ đời, tình người"; "Sinh ra trong khói lửa; Trần Công Mân, nhân cách và tài năng"; "Trung tướng Lê Nam Phong, cuộc đời và chiến trận"... Đặc biệt, ông còn tham gia giảng dạy tại các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, truyền thông và làm công tác xã hội.../.
Nguồn: Bài đăng trên Báo Quân đội nhân dân điện tử ngày 20.10.2021
Bài liên quan
- Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
- Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
- Giải pháp đổi mới hoạt động truyền thông phòng, chống tin giả tại các trường trung học phổ thông hiện nay
Xem nhiều
-
1
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
2
Phê phán luận điệu xuyên tạc các nghị quyết “bộ tứ trụ cột”
-
3
Thái độ tiếp nhận của sinh viên đối với các sản phẩm truyền thông tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo trên nền tảng Tiktok
-
4
[Ảnh] Toàn cảnh Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
5
Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử Đảng trên không gian mạng của các thế lực thù địch
-
6
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Trong bức tranh truyền thông hiện đại, hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đang dần được tái hiện với nhiều sắc thái mới, giàu tính biểu cảm và phản ánh đa dạng vai trò của họ trong đời sống đương đại. Tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), việc quản lý, thể hiện và lan tỏa hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh ngày càng được chú trọng cả về chiều sâu nội dung lẫn chất lượng hình thức. Không chỉ đơn thuần là những khuôn hình đặc tả trang phục truyền thống hay lao động thường nhật, các sản phẩm báo ảnh tại đây còn hướng tới việc khắc họa chân dung người phụ nữ dân tộc với vai trò chủ thể phát triển – là cán bộ, trí thức, doanh nhân, nghệ nhân... Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh của TTXVN hiện nay.
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Quản lý hình ảnh về phụ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam trên các sản phẩm báo ảnh tại Thông tấn xã Việt Nam hiện nay
Trong bức tranh truyền thông hiện đại, hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam đang dần được tái hiện với nhiều sắc thái mới, giàu tính biểu cảm và phản ánh đa dạng vai trò của họ trong đời sống đương đại. Tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), việc quản lý, thể hiện và lan tỏa hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh ngày càng được chú trọng cả về chiều sâu nội dung lẫn chất lượng hình thức. Không chỉ đơn thuần là những khuôn hình đặc tả trang phục truyền thống hay lao động thường nhật, các sản phẩm báo ảnh tại đây còn hướng tới việc khắc họa chân dung người phụ nữ dân tộc với vai trò chủ thể phát triển – là cán bộ, trí thức, doanh nhân, nghệ nhân... Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt hình ảnh phụ nữ DTTS trên các sản phẩm báo ảnh của TTXVN hiện nay.
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Quản trị thông tin chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và chuyển mình mạnh mẽ trong giai đoạn chuyển đổi số, việc truyền thông hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trở thành một yêu cầu cấp thiết. Báo mạng điện tử với ưu thế về tốc độ, khả năng cập nhật và tính tương tác đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hướng nhận thức và hành vi của cộng đồng doanh nghiệp. Bài viết này phân tích thực trạng quản trị thông tin về chính sách hỗ trợ DNNVV trên một số báo mạng điện tử chuyên ngành tài chính - đầu tư ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và đề xuất giải pháp quản trị thông tin, nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách kinh tế - cụ thể là chính sách hỗ trợ DNNVV trên báo mạng điện tử, trong thời gian tới.
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Báo mạng điện tử Việt Nam, với lợi thế về tính tích hợp đa phương tiện, tốc độ cập nhật và khả năng tương tác tức thời, đã trở thành nền tảng quan trọng trong việc kết nối và chuyển tải thông tin hai chiều đến với khu vực nông thôn. Nhiều báo lớn đã mở các chuyên mục về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, khởi nghiệp nông nghiệp, cùng với đó là số lượng các bài viết về kinh tế nông thôn ngày càng nhiều, nội dung ngày càng đa dạng, tích cực ứng dụng đa phương tiện để thông tin hấp dẫn hơn, tăng cường tương tác với độc giả. Trên cơ sở khảo sát ba tờ báo điện tử là Dân Việt, Vietnamnet và Nhân Dân điện tử trong năm 2024, bài viết phân tích vai trò, hiệu quả thông tin về hoạt động kinh tế của người dân khu vực nông thôn trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về lĩnh vực này trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên (từ thực tiễn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, con người luôn được xác định là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của mọi chiến lược phát triển. Trong các nhóm xã hội, thanh niên – với tư cách là một bộ phận dân số có quy mô lớn, có trí tuệ, khát vọng cống hiến và khả năng thích ứng cao – giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh yêu cầu phát triển con người toàn diện, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó thanh niên là lực lượng xung kích, tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng cũng chịu nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh mới như cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, những tác động hậu COVID-19, và chủ trương tinh giản bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay. Là một trong những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, đặc biệt về mảng du lịch – dịch vụ, để trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực Bắc Trung Bộ, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cần một lực lượng lao động trẻ có chất lượng, năng động, chuyên nghiệp và có ý thức chính trị – xã hội vững vàng.
Bình luận