Những nguy cơ mất an toàn trong sử dụng mạng xã hội trên không gian mạng của sinh viên hiện nay
1. Giới thiệu
Với sự phát triển, phổ biến của internet, sự phát triển mở rộng của các MXH cũng như ra đời nhiều MXH mới, tỉ lệ dân số Việt Nam tham gia sử dụng MXH ngày một tăng. Theo thống kê mới nhất vào đầu năm 2024, có 79,1% tổng dân số Việt Nam có tiếp cận với internet, và 73,3% dân số có sử dụng mạng xã hội (MXH). Mạng xã hội Facebook vẫn là MXH được sử dụng phổ biến nhất, với 72,7 triệu người sử dụng, chiếm 73,3% tổng dân số. Các MXH khác cũng có tỉ lệ người dân Việt Nam sử dụng rất phổ biến như: Youtuble (63,5%), Tiktok (68,3%), Instagram (11%)(1).
Việc sử dụng MXH ngày một phổ biến đi kèm với nó là sự gia tăng nguy cơ mất an toàn trên không gian mạng và nhiều vấn đề đặt ra về an ninh mạng.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái; tăng 37,82% so với 6 tháng cuối năm 2022(2). Theo thống kê của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong 11 tháng đầu năm 2023, cơ quan này đã nhận được gần 16.000 phản ánh về các trường hợp lừa đảo trên mạng internet; trong đó, 91% liên quan đến giả mạo, lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính(3).
Nhằm góp phần vào đảm bảo an toàn trên không gian mạng, tại Việt Nam, luật An toàn thông tin mạng được ban hành năm 2015 đã thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về an toàn thông tin mạng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền và lợi ích quốc gia trên không gian mạng. Theo đó: “An toàn thông tin mạng mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin”(4).
Bên cạnh đó, nhằm có giải pháp toàn diện đối với vấn đề an toàn, đảm bảo an ninh không gian mạng, ngày 18/2/2019. Ngày 10/8/2022, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030, trong đó có xác định rõ ràng mục tiêu khái quát, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu(5).
Bên cạnh hành lang pháp lý, để môi trường internet, mạng xã hội thực sự an toàn cho người sử dụng thì còn phụ thuộc nhiều vào hành vi sử dụng internet và MXH an toàn của người dân. Thanh niên, đặc biệt sinh viên là đối tượng trẻ tuổi, thường thích ứng và nắm bắt nhanh đối với các xu hướng mới, đặc biệt là MXH. Họ thường sử dụng đồng thời nhiều MXH cùng lúc và dành nhiều thời gian trong ngày sử dụng MXH, do vậy hiểu biết và thực hành an toàn bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ, rủi ro trên không gian mạng là rất quan trọng.
Nhằm có thêm hiểu biết về hành vi sử dụng MXH và những nguy cơ, rủi ro cũng như hành vi bảo vệ bản thân trên không gian mạng của sinh viên, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát đối với đối tượng sinh viên đang học tại các trường đại học, với cỡ mẫu là 598 mẫu, được khảo sát trực tuyến. Sinh viên tham gia nghiên cứu là sinh viên chính quy, từ năm thứ nhất đến năm thứ 4/5, học đa dạng ngành nghề trên địa bàn Hà Nội, bao gồm sinh viên từ 5 trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Xây dựng Hà nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung thêm hiểu biết, xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn hướng đến bổ sung, đề xuất các giải pháp phù hợp nâng cao ý thức sử dụng MXH an toàn, góp phần đảm bảo an toàn trên không gian mạng nói chung.
2. Kết quả nghiên cứu
- Thực trạng sử dụng MXH của sinh viên hiện nay:
Sử dụng MXH đã trở nên rất phổ biến trong thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng. Gần như rất hiếm có sinh viên nào trong bối cảnh hiện nay không sử dụng MXH. Thống kê từ số liệu khảo sát cho thấy 100% sinh viên trong mẫu nghiên cứu có sử dụng ít nhất là 3 MXH khác nhau để kết nối và thực hiện các hoạt động học tập, giải trí cũng như thoả mãn các nhu cầu khác trên không gian mạng.
Zalo là MXH có tỉ lệ sinh viên sử dụng cao nhất (98,8%), và thực tế cao hơn so với tỉ lệ sinh viên sử dụng Facebook, tuy nhiên Facebook vẫn là MXH có tần suất sử dụng thường xuyên cao nhất trong số 7 MXH (điểm trung bình mức độ sử dụng thường xuyên đạt 4,05/ 5 điểm). Có 5 trong số 7 MXH được sinh viên xác nhận có sử dụng với tỉ lệ lên đến trên 90% tổng số mẫu nghiên cứu. Cụ thể như sau:
Threads là MXH rất mới, được đưa vào xã hội bắt đầu từ 6/7/2023, tuy nhiên ngay lập tức đã trở thành MXH tương đối phổ biến trong sinh viên, với 62,9% tổng số sinh viên trong mẫu nghiên cứu xác nhận có sử dụng, và tỉ lệ này cao hơn so với tỉ lệ sinh viên sử dụng mạng Twitter.
Cũng theo dữ liệu được phân tích, trung bình một sinh viên trong mẫu nghiên cứu sử dụng song song gần 6 MXH (5,93 mạng). Tỉ lệ sinh viên sử dụng dưới 3 MXH là 0%, tỉ lệ sinh viên sử dụng từ 5 MXH trở lên là 92,3%. Như vậy, có thể thấy, việc sử dụng MXH không những phổ biến ở sinh viên, mà thực tế sinh viên đang sử dụng song song cùng một lúc rất nhiều MXH. Theo ước lượng của sinh viên trong mẫu nghiên cứu, sinh viên dành khá nhiều thời gian một ngày cho MXH: trung bình một ngày, sinh viên dành 6,13 tiếng (tương đương 6 giờ 8 phút) sử dụng MXH.
Biểu đồ trên cũng cho thấy có gần 1/3 sinh viên (32,5%) dành thời gian trên 7 tiếng/ngày sử dụng MXH. Số thời gian này có thể tương đương hoặc nhiều hơn so với thời gian sinh viên dành cho việc ngủ hay thời gian dành cho việc học trên lớp và tự học. Như vậy, có thể thấy MXH là một phần cuộc sống quan trọng và ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sống của sinh viên hiện nay.
- Những nguy cơ trên không gian MXH
Có thể nói, với sự phổ biến của MXH như hiện nay, thể hiện ở thực tế số lượng MXH sinh viên tham gia sử dụng, thời gian mỗi ngày sinh viên dành cho việc sử dụng MXH, thì MXH đang ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của sinh viên ở mọi phương diện, bao gồm cả ảnh hưởng tích cực và những nguy cơ, rủi ro trên không gian mạng. Bài viết chủ yếu tập trung vào phân tích dữ liệu về những nguy cơ, rủi ro mà sinh viên đã và đang gặp phải.
Thực tế, khi tham gia một MXH, sinh viên sẽ phải cung cấp một số thông tin nhất định để xác thực bản thân trên không gian mạng. Bên cạnh những thông tin yêu cầu, sinh viên có thể cung cấp một số thông tin khác về bản thân. Đây được xem như việc giới thiệu bản thân họ trong mạng lưới bạn bè trên không gian mạng hay nói cách khác là quá trình tự công khai bản thân trên MXH. Việc công khai một số thông tin cá nhân trên MXH ở một khía cạnh nào đó giúp cá nhân phát triển bản sắc cá nhân, tạo được lòng tin và tăng cường được các mối quan hệ tin cậy trên MXH.
Tuy nhiên, ở khía cạnh bảo vệ an toàn bản thân trên MXH, khi thông tin cá nhân của sinh viên được công khai trên MXH thì rất có thể nó sẽ bị sao chép, phát tán, mạo danh gây ra nhiều những rủi ro trực tuyến. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người trẻ tuổi thường chưa có kinh nghiệm để bảo vệ tốt sự riêng tư cũng như những chuẩn mực đạo đức trong giao tiếp trực tuyến [6]. Thực tế, sinh viên đã lựa chọn những thông tin cá nhân gì để giới thiệu trên không gian các MXH? Kết quả tổng hợp từ khảo sát của nhóm nghiên cứu như sau:
Có khoảng 51% tổng số sinh viên chia sẻ về nơi học/ làm việc trên MXH và đây cũng là thông tin được sinh viên chia sẻ phổ biến nhất trên MXH. Tiếp đến là thông tin về tình trạng mối quan hệ và tuổi/ năm sinh, với trên 40% tổng số sinh viên trong mẫu nghiên cứu trả lời có chia sẻ thông tin này trên MXH.
Ngoài 3 nhóm thông tin được sinh viên chia sẻ phổ biến ở trên, một số thông tin khác được sinh viên chia sẻ với tỉ lệ thấp hơn (trên dưới 20%), bao gồm: email, tài khoản cá nhân, địa chỉ cư trú, số điện thoại. Đây là những thông tin mang tính cá nhân, việc chia sẻ quá chi tiết lên MXH một mặt có thể tiện lợi cho sinh viên trong việc mở rộng mối quan hệ, tiện lợi trong việc liên hệ với nhau khi có nhu cầu, nhưng mặt khác, nguy cơ và rủi ro cũng khá cao khi sinh viên công khai các thông tin cá nhân này lên MXH: họ có thể bị nhắn tin làm phiền, quấy rối, bắt nạt, lừa đảo, lôi kéo vào các nhóm trực tuyến với mục đích xấu, giả mạo thông tin trên mạng nhằm vào mục đích xấu, vi phạm pháp luận, đạo đức.
Về những nguy cơ trên MXH, nghiên cứu cũng tìm hiểu các rủi ro hay tình huống mất an toàn trên MXH mà sinh viên gặp phải. Kết quả cho thấy, tỉ lệ sinh viên gặp phải các rủi ro hay mất an toàn trên không gian mạng là khá phổ biến:
* P value ≤ 0,05
Bảng trên liệt kê 13 tình huống rủi ro phổ biến sinh viên có thể gặp phải trên MXH hiện nay phân tích chung theo số liệu toàn mẫu và có so sánh sự khác biệt về tỉ lệ gặp phải giữa sinh viên nam và nữ.
Phân tích dữ liệu cho thấy, chỉ có 16,6% sinh viên cho biết chưa gặp tình huống nào trong số 13 tình huống mất an toàn trên MXH như đề cập ở Bảng trên, còn lại 83,4% sinh viên cho biết đã gặp ít nhất một tình huống mất an toàn trên MXH. Trung bình 1 sinh viên cho biết họ đã từng gặp phải 3,57 trường hợp nguy cơ mất an toàn trên không gian mạng. Như vậy, có thể thấy, nguy cơ mất an toàn trên không gian mạng là rất cao và khổ biến ở sinh viên, nhóm đối tượng dành nhiều thời gian trong ngày sử dụng MXH cũng như tham gia vào nhiều MXH.
Kết quả phân tích chung toàn mẫu cho thấy rủi ro mà sinh viên gặp phải phổ biến nhất là "Bị xâm nhập trái phép vào tài khoản MXH cá nhân và mất khả năng kiểm soát tài khoản MXH cá nhân", với 48,5% toàn bộ sinh viên trong mẫu nghiên cứu cho biết họ đã gặp tình huống rủi ro này. Ngoài ra, có 5 tình huống rủi ro khác có tỉ lệ sinh viên cho biết đã từng gặp phải với ước tính từ 30% đến 35% tổng sinh viên trong mẫu nghiên cứu, bao gồm:
- Nhận được tin nhắn từ một người bạn nhờ chuyển tiền, bạn đã làm theo nhưng sau đó nhận ra đó không phải là họ (34,4%)
- Bị tấn công/ bắt nạt/ đe doạ/ xúc phạm trên MXH (thông qua tin nhắn, cuộc gọi trên MXH) (31,6%)
- Bị lấy cắp hình ảnh, thông tin cá nhân sử dụng vào mục đích sai trái, không được phép của chính bạn (30,9%)
- Bị người khác lập tài khoản giả mạo là tài khoản của bản thân bạn (30,8%)
Các hành vi rủi ro còn lại được liệt kê ở bảng trên cũng cho thấy không phải là hiếm xảy ra ở sinh viên, với tỉ lệ từ 16% đến trên 29% sinh viên cho biết đã gặp phải.
So sánh sự khác biệt giữa sinh viên nam và nữ về nguy cơ mất an toàn trên không gian mạng, kết quả cho thấy, tỉ lệ nam giới cho biết đã gặp phải 13 tình huống rủi ro đe doạ đến an toàn của bản thân trên không gian mạng đều có xu hướng cao hơn so với nữ, trong đó có 5 tình huống sự khác biệt là rất rõ (P value ≤ 0,05), trong đó sự khác biệt lớn nhất thể hiện ở 2 tình huống:
- Bị lấy cắp hình ảnh, thông tin cá nhân sử dụng vào mục đích sai trái, không được phép của chính chủ trang mạng (nam: 35,1; nữ: 25,4, sự khác biệt lên đến gần 10%)
- Bị người khác lập tài khoản giả mạo là tài khoản của bản thân: (nam: 35,1; nữ: 25,4, sự khác biệt lên đến hơn 10%)
Thực tế, khi phân tích dữ liệu, so sánh giữa số lượng các tình huống rủi ro và mất an toàn trên MXH giữa sinh viên nam và nữ, kết quả phân tích cho thấy trung bình sinh viên nam đã từng gặp phải 3,78 tình huống rủi ro và cao hơn so với nữ (3,29 tình huống).
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng phổ biến mất an toàn trên không gian mạng, bên cạnh những nguyên nhân đã đề cập ở trên như: sinh viên dành nhiều thời gian trong ngày sử dụng MXH, dùng đồng thời cùng lúc nhiều MXH, một nguyên nhân quan trọng khác có liên quan đến việc chưa thật cẩn trọng khi dùng MXH. Tổng hợp phân tích như sau:
* P value ≤ 0,05
Bảng trên cho thấy còn một tỉ lệ đáng kể sinh viên chưa tạo dựng được thói quen sử dụng MXH an toàn, hay nói cách khác là nhiều sinh viên duy trì nhiều hành vi sử dụng MXH không an toàn. Gần 1/4 sinh viên (23,2%) cho biết họ chưa tìm hiểu kỹ các điều khoản hay bảo mật của từng MXH trước khi quyết định tham gia vào sử dụng MXH. Ngoài ra, có đến 43% sinh viên trong mẫu nghiên cứu cho biết họ không/ chưa đưa ra nguyên tắc cũng như tuân thủ các nguyên tắc về bảo mật tài khoản MXH.
Đồng thời, cũng có đến 39% sinh viên trả lời rằng họ không quan tâm đến kiểm soát hay cài đặt các chế độ riêng tư, khả năng tiếp tiếp cận từ người lạ. Một trong những hành vi có thể dẫn đến những rủi ro và không an toàn trên không gian mạng vẫn tồn tại khá phổ biến ở sinh viên, đó là chia sẻ và sử dụng chung tài khoản MXH cá nhân cùng với bạn/ người yêu: có đến 33,1% tổn số sinh viên trong mẫu nghiên cứu cho biết họ có hành động này.
Kết quả phân tích cũng cho thấy có 2 nhóm hành vi rủi ro có thể dẫn đến mất an toàn trên MXH, trong đó tỉ lệ nam giới có hành vi này cao hơn hẳn so với nữ giới (sự chênh lệch khoảng 8%):
- NTL thường cung cấp tất cả các thông tin cá nhân khi được yêu cầu để ra nhập từng MXH
- NTL không quan tâm nhiều đến kiểm soát hay đặt chế độ riêng tư, khả năng tiếp cận (nhắn tin, gọi điện, tag tên...) ở các MXH mà sinh viên tham gia.
3. Kết luận và một số định hướng giải pháp
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sinh viên dành nhiều thời gian trong ngày sử dụng MXH và dùng một lúc nhiều MXH đã trở thành phổ biến, là xu hướng của thanh niên nói chung và sinh viên hiện nay.
Song hành với việc sử dụng MXH phổ biến, trên 80% sinh viên trong mẫu nghiên cứu đã từng gặp vấn đề về mất an toàn, rủi ro trên MXH, ước tính trung bình một sinh viên đã từng đối mặt gần 3,6 tình huống mất an toàn trên MXH khác nhau. Như vậy, nguy cơ rủi ro, đe doạ về an toàn đối với việc sử dụng MXH trong nhóm sinh viên là rất cao. Nguy cơ này bắt nguồn chủ yếu từ sự chủ quan, chưa chú ý đúng mức đến việc bảo vệ bản thân an toàn trên không gian mạng của nhiều sinh viên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh việc tăng cường các biện pháp kỹ thuật quản lý sự an toàn trên không gian mạng, nhà trường và tự bản thân sinh viên cần nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ sự an toàn của sinh viên trong các môi trường MXH, cụ thể:
Nhà trường nên liên tục đưa ra những khuyến cáo về sử dụng MXH an toàn đối với sinh viên của trường. Các trường cũng cân nhắc xây dựng chi tiết về hướng dẫn sử dụng MXH an toàn gửi đến sinh viên, thường xuyên cập nhật về những rủi ro mới có thể gặp phải để khuyến cáo sinh viên.
Về phần mình, sinh viên cần dành sự quan tâm đúng mức đến bảo vệ bản thân trên không gian mạng, thiết lập cụ thể hơn cho bản thân về nguyên tắc sử dụng MXH an toàn, hiệu quả phù hợp với nhu cầu, đặc điểm học tập, công việc bản thân. Nguyên tắc sử dụng MXH của sinh viên là, cần xác định rõ giới hạn thời gian, mục đích sử dụng đối với từng MXH cụ thể.
Ngoài ra, sinh viên cũng cần cân nhắc việc cung cấp thông tin quá riêng tư khi tham gia vào các MXH mới, chia sẻ tài khoản MXH với người khác, kiểm soát quyền riêng tư, tìm hiểu kỹ điều khoản, bảo mật của từng MXH trước khi quyết định tham gia vào sử dụng MXH mới cũng như khả năng bảo mật của các MXH đã và đang sử dụng. Việc sử dụng MXH một cách thận trọng sẽ giúp bản thân sinh viên tận dụng được những lợi thế của MXH cho các mục tiêu cá nhân, đồng thời, bảo vệ bản thân an toàn khỏi những rủi ro, rắc rối và ảnh hưởng đến vật chất, tinh thần trên môi trường mạng.
_____________________________________________________
(1) Datareportal và Wearesocial (2024), Digital Việt Nam 2024 – Báo cáo toàn diện về Digital 2024, https://skillking.fpt.edu.vn/tin-tuc/tinh-hinh-digital-viet-nam-2024/, truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024
(2) Bộ Thông tin và Truyền thông (2023), Bộ Thông tin và Truyền thông quyết liệt ngăn chặn tình trạng lừa đảo trực tuyến, https://mic.gov.vn/bo-tttt-quyet-liet-ngan-chan-tinh-trang-lua-dao-truc-tuyen-197159940.htm, truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024
(3) Nguyên Anh (2024), Báo động "đỏ" lừa đảo qua mạng, Báo Nhân dân online, https://nhandan.vn/bao-dong-do-lua-dao-qua-mang-post791168.html, truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024
(4) Quốc hội (2015), Luật An toàn thông tin mạng, https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=183196, truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024
(5) Thủ tướng chính phủ, 2022, Quyết định phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030, tại trang: https://snv.binhdinh.gov.vn/vi/laws/detail/Quyet-dinh-phe-duyet-Chien-luoc-An-toan-An-ninh-mang-quoc-gia-chu-dong-ung-pho-voi-cac-thach-thuc-tu-khong-gian-mang-den-nam-2025-tam-nhin-2030-383/, truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024
(6) Kuss, DJ, Grifiths, M.D (2011), "Excessive online social networking: Can adolescents become addicted to Facebook?", Education and Health 29, Vol.29 No.4,68-71
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo điện tử VietnamPlus
- Ứng dụng công nghệ truyền thông nhìn từ xu hướng "selfie" trên mạng xã hội
- Bài cuối: Đoàn kết, bản lĩnh tạo không gian thực hành chuyển đổi số báo chí
- Bài 2: Không có công thức chung cho một “tòa soạn số”
- Tăng cường sử dụng Podcast, Audio trên các tạp chí khoa học điện tử
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Sáng ngày 21/8/2024, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024). GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và chủ trì cuộc họp.
Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo điện tử VietnamPlus
Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo điện tử VietnamPlus
Trong những năm gần đây, các quốc gia trên thế giới đều nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia. Quảng bá hình ảnh quốc gia được thực hiện thông qua nhiều phương tiện và phương thức khác nhau, trong đó, báo chí đối ngoại được xem như là công cụ chủ đạo, là vũ khí sắc bén để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tuyên truyền hình ảnh Việt Nam với thế giới. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh Việt Nam trên các kênh truyền thông quốc tế, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, cần phát huy hiệu quả việc quảng bá hình ảnh quốc gia trên báo điện tử VietnamPlus.
Ứng dụng công nghệ truyền thông nhìn từ xu hướng "selfie" trên mạng xã hội
Ứng dụng công nghệ truyền thông nhìn từ xu hướng "selfie" trên mạng xã hội
Hiện nay, ngày càng có nhiều mạng xã hội mới hoạt động dựa trên dữ liệu dựa trên dịch vụ định vị vị trí - Location Based Services (viết tắt là LBS)(1) tham gia vào thị trường xây dựng nền tảng trực tuyến. Các mạng xã hội này đều phát triển tính năng “selfie" đáp ứng sự yêu thích của người dùng đối với tính năng này. Tính năng "selfie", trong tiếng Việt để chỉ việc tự chụp ảnh của chính mình mà không cần sự giúp đỡ từ người khác; theo ngôn ngữ nói, là "tự sướng". Hiện nay, việc "chụp ảnh tự sướng" đã trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển tính năng cho các nền tảng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng. Về mặt tâm lý, những bức ảnh selfie đẹp giúp người dùng cảm thấy tự tin hơn và mang lại niềm vui khi chia sẻ với bạn bè. Hành vi này không chỉ phản ánh nhu cầu mới của người dùng mà còn có thể tác động đến các nhà phát triển ứng dụng, trở thành một yếu tố tham khảo quan trọng trong việc phát triển sản phẩm công nghệ.
Những nguy cơ mất an toàn trong sử dụng mạng xã hội trên không gian mạng của sinh viên hiện nay
Những nguy cơ mất an toàn trong sử dụng mạng xã hội trên không gian mạng của sinh viên hiện nay
Bài viết đề cập đến thực trạng sử dụng mạng xã hội (MXH) và nguy cơ mất an toàn trên không gian mạng cuả sinh viên thông qua phân tích dữ liệu khảo sát 598 mẫu là sinh viên tại 5 trường đại học tại Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên dành nhiều thời gian trong ngày sử dụng MXH và sử dụng đồng thời nhiều MXH. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cung cấp nhiều thông tin cá nhân trên MXH, không chú ý đến các điều khoản bảo mật của các MXH cũng như chưa chú trọng nguyên tắc bảo mật khi sử dụng MXH, có nhiều hành vi nguy cơ dẫn đến mất an toàn bản thân trên không gian mạng. Đây là nguyên nhân dẫn đến trên 80% sinh viên đã từng rơi vào những tình huống hay nguy cơ rủi ro trên không gian mạng. Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung thêm hiểu biết và cơ sở khoa học định hướng giải pháp giảm nguy cơ rủi ro và tăng cường an toàn trên không gian mạng cho sinh viên nói riêng và người sử dụng MXH nói chung.
Bài cuối: Đoàn kết, bản lĩnh tạo không gian thực hành chuyển đổi số báo chí
Bài cuối: Đoàn kết, bản lĩnh tạo không gian thực hành chuyển đổi số báo chí
Với vai trò là đội quân xung kích, là vũ khí sắc bén của Đảng và Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân, báo chí cách mạng Việt Nam đang đứng trước những cơ hội to lớn của mình dưới tác động của chuyển đổi số.
Bình luận