Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Bộ đội Biên phòng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thời kỳ mới
Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của biên giới đối với vận mệnh của quốc gia - dân tộc, ngay sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc năm 1954, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 03.3.1959, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/TTg thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang - nay là Bộ đội Biên phòng. Đây là lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng, Nhà nước, làm nhiệm vụ nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, bờ biển, giới tuyến quân sự tạm thời và trực tiếp chiến đấu bảo vệ các mục tiêu chính trị, cơ sở kinh tế, văn hóa trọng yếu trong nội địa của đất nước.
Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, mặc dù có sự thay đổi về tổ chức quản lý, điều hành, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, được nhân dân thương yêu, đùm bọc, được các cấp, các ngành, các địa phương phối hợp, giúp đỡ tận tình, lực lượng Công an nhân dân vũ trang trước đây - Bộ đội Biên phòng ngày nay luôn được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, không ngừng phát triển, trưởng thành về mọi mặt. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đã nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, kiên cường bám trụ nơi biên giới, biển đảo, tuyến đầu của Tổ quốc, đồng cam cộng khổ, đoàn kết một lòng, gắn bó máu thịt với nhân dân, mưu trí, dũng cảm, kiên quyết, kiên trì đấu tranh thắng lợi với âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của địch, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, dựng nên “lũy thép biên phòng nhân dân”, thành đồng biên giới của Tổ quốc.
Ngay từ ngày đầu thành lập, trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đã có mặt nơi vùng cao, biên giới, biển đảo, lập đồn, dựng trạm, bám đất, bám dân, xây dựng cơ sở chính trị, chính quyền cách mạng, vận động, giúp đỡ đồng bào thực hiện tốt chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội. Giữa lúc đang khẩn trương xây dựng, củng cố tổ chức lực lượng, Bộ đội Biên phòng đã phải triển khai thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, bảo vệ biên giới, bờ biển, giới tuyến miền Bắc, trực tiếp bảo vệ tuyệt đối an toàn cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, các mục tiêu trọng yếu về kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, Bộ đội Biên phòng đã nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng vũ trang, ngoan cường, dũng cảm chiến đấu bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Nhiều tập thể, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đã lập công xuất sắc, vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Sau ngày đất nước thống nhất, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia có bước phát triển mới. Bộ đội Biên phòng đã nhanh chóng tiếp quản và bảo vệ an toàn các mục tiêu trọng yếu, góp phần thiết lập an ninh trật tự, ổn định vùng mới giải phóng; tổ chức triển khai đồn, trạm, vận động nhân dân xây dựng hệ thống phòng tuyến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, bờ biển trên phạm vi cả nước; phối hợp cùng các lực lượng và nhân dân cả nước kiên quyết đấu tranh, làm thất bại kế hoạch “hậu chiến”, truy quét FULRO, chống vượt biên, vượt biển trái phép, bóc gỡ các cơ sở ngầm của địch, củng cố hệ thống chính trị cơ sở mới thành lập ở các tỉnh biên giới phía Nam. Trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, Bộ đội Biên phòng tiếp tục nêu cao ý chí kiên cường, dũng cảm, tinh thần chủ động tiến công, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, lập được nhiều chiến công xuất sắc; sát cánh cùng lực lượng vũ trang và nhân dân Campuchia chống Khơme đỏ, phá tan chế độ diệt chủng ở Campuchia, giúp bạn bảo vệ chủ quyền trên các tuyến biên giới; đồng thời cử nhiều đội công tác giúp nhân dân Lào đấu tranh chống bọn phản động, góp phần giành độc lập, chủ quyền, xây dựng hòa bình, để lại ấn tượng sâu sắc, tình cảm tốt đẹp trong lòng nhân dân Lào và nhân dân Căm-pu-chia anh em.
Trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Bộ đội Biên phòng đã phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, chủ động, nhạy bén, làm tốt công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, kịp thời tham mưu, xử lý hiệu quả các tình huống trên các tuyến biên giới, không để bị động, bất ngờ; đề xuất xây dựng, hoàn thiện đường lối, hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Tích cực đổi mới toàn diện các biện pháp công tác, nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; chủ động đấu tranh, góp phần làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Nhiều cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đã dũng cảm, hy sinh quên mình, cứu dân trong bão lũ, trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ cuộc sống bình yên nơi biên cương Tổ quốc.
Thấm nhuần sâu sắc lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đã nêu cao tinh thần tận tụy, hết lòng vì đồng bào các dân tộc, thực hiện tốt chủ trương “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, chủ động, tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương tham gia củng cố cơ sở chính trị, xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh. Triển khai nhiều chương trình, việc làm thiết thực, có ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc, như: “Người thầy giáo quân hàm xanh”, “Thầy thuốc quân hàm xanh”, “Chiến sĩ tuyên truyền văn hóa quân hàm xanh”, “Bò giống cho người nghèo”, “Mái ấm biên cương”, “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, “Nâng bước em tới trường”..., được nhân dân các dân tộc tin yêu, quý mến, góp phần làm tỏa sáng hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tốt vai trò của nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc.
Trong thực hiện hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, Bộ đội Biên phòng đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước với đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng, đối ngoại của các ban, bộ, ngành Trung ương, cấp ủy, chính quyền các địa phương và đối ngoại nhân dân; thực hiện “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” để bảo vệ biên giới quốc gia. Tích cực tham mưu giúp các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đẩy mạnh hoạt động kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới, triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động kết nghĩa giữa các đơn vị Bộ đội Biên phòng Việt Nam với lực lượng bảo vệ biên giới, cửa khẩu các nước láng giềng, tạo sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ - người chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Việt Nam đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân và lực lượng vũ trang nước bạn, góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết quốc tế mẫu mực, truyền thống, trong sáng, thủy chung của dân tộc Việt Nam.
Trong những năm tới, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng. Tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ biên giới; làn sóng di cư tự do, tư tưởng dân tộc cực đoan tiếp tục tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền quốc gia và công tác quản lý, bảo vệ biên giới. Bên cạnh thuận lợi là cơ bản, đất nước ta cũng còn nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các thế lực thù địch, phản động và các nước có tham vọng chủ quyền, lãnh thổ, biển, đảo tiếp tục tăng cường các hoạt động chống phá ta về nhiều mặt. Hệ thống chính trị cơ sở ở một số địa phương biên giới có mặt còn hạn chế, yếu kém; điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp; mặt trái của hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường, thách thức an ninh mạng và những vấn đề chưa đồng thuận trong luật pháp quốc tế về chủ quyền, lãnh thổ, biên giới trên đất liền, biển, đảo... tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ biên giới.
Tình hình trên đặt ra đối với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia những yêu cầu mới, cao hơn; đòi hỏi toàn quân nói chung, Bộ đội Biên phòng nói riêng cần chủ động nghiên cứu, đánh giá, dự báo đúng, đề ra đối sách xử lý kịp thời; có quyết tâm, chủ trương, biện pháp mạnh mẽ, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý thắng lợi các tình huống, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, không để bị động, bất ngờ; trong đó, chú trọng thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là, tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; nhất là Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16.4.2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược Quốc phòng Việt Nam, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28.9.2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia và các chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; tích cực nghiên cứu, nắm vững những diễn biến phát triển của tình hình để tiếp tục thực hiện tốt chức năng tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Hai là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng, hành động; phát huy sức mạnh toàn dân và của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Tiếp tục làm tốt công tác vận động quần chúng, thường xuyên “bám trụ, bám dân, bám địa bàn”, thực hiện “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”, bảo vệ nhân dân, bảo vệ biên giới; phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương chăm lo xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, tổ chức thực hiện tốt Ngày Biên phòng toàn dân; tham gia thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội, xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, xóa nạn mù chữ, khám, chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số; góp phần tăng cường đoàn kết quân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” ở khu vực biên giới vững chắc.
Ba là, thực hiện đổi mới toàn diện công tác biên phòng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới. Xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới toàn dân rộng khắp, nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó có một số thành phần tiến lên hiện đại theo hướng tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện tốt việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật và năng lực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia cho đội ngũ cán bộ các cấp; chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ biên phòng thực sự là đội quân chính trị tốt, đội quân công tác giỏi của Quân đội nhân dân Việt Nam trên mặt trận bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Bốn là, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng phải nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, phát huy phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tích cực học tập, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, phương pháp công tác khoa học để trở thành những quân nhân ưu tú, vững về chính trị, tư tưởng, giỏi về quân sự, am hiểu về pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ, thành thạo ngoại ngữ, tiếng các nước láng giềng, tiếng đồng bào dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong thời bình và thời chiến.
Năm là, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương có biên giới quán triệt, triển khai thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định, chỉ thị của Chính phủ về công tác biên phòng; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới. Tăng cường công tác đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng, đối ngoại nhân dân, bảo vệ biên giới từ sớm, từ xa; xây dựng mối quan hệ thân thiện, hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bộ đội Biên phòng đã trải qua 60 năm kiên cường đấu tranh, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng luôn một lòng trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Những chiến công, thành tích xuất sắc của Bộ đội Biên phòng đã góp phần làm rạng ngời phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, tô thắm truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Đây sẽ là điểm tựa để Bộ đội Biên phòng tạo sức bật mới, tiếp tục lập nhiều chiến công, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao trong giai đoạn cách mạng mới; xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước, nhân dân và cán bộ, chiến sĩ toàn quân./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí điện tử Xây dựng Đảng ngày 01.3.2019
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 2 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- 5 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 6 Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận