Phát huy truyền thống vẻ vang, đoàn kết phấn đấu thực hiện tốt Quyết định 149 của Bộ Chính trị
Thưa các đồng chí đại biểu, các đồng chí trong Ban Giám đốc Học viện!
Thưa các thầy giáo, cô giáo và các em học viên, sinh viên!
Hôm nay, trong không khí hân hoan chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20.11, chúng tôi rất phấn khởi được đến dự lễ đón nhận tên trường - Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo Quyết định 149 QĐ/TW của Bộ Chính trị. Thay mặt Ban Cán sự Đảng, Ban Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tôi nhiệt liệt chào mừng Phân viện Báo chí và Tuyên truyền được mang tên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; nhiệt liệt chào mừng các thầy giáo, cô giáo trong ngày hội lớn; chúc toàn thể các đồng chí và các em học viên, sinh viên khoẻ mạnh, hạnh phúc và có nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo.
Thưa các đồng chí!
Hơn 40 năm kể từ ngày thành lập, Trường Tuyên huấn Trung ương trước kia nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có nhiều công lao to lớn trong công tác đào tạo cán bộ lý luận chính trị, cán bộ nghiệp vụ công tác tư tưởng, phóng viên, biên tập viên. Hơn 40.000 cán bộ được Học viện đào tạo qua các thời kỳ đã và đang hoạt động trên mọi lĩnh vực của công tác tư tưởng, văn hoá của Đảng và Nhà nước. Trong tâm trí họ mãi mãi khắc ghi kỷ niệm đẹp về những ngày học tập ở trường, những năm tháng giúp mỗi người không chỉ tiếp thu được những tri thức cần thiết, mà còn chan hoà trong tình thầy trò, tình đồng chí, đồng nghiệp giữa các giảng viên, công chức, viên chức nhà trường, với các học viên từ mọi ngành, mọi miền của Tổ quốc. Từ trước tới nay, dù mang những tên gọi khác nhau, Học viện chúng ta luôn luôn là một mái trường của Đảng và, từ nhiều năm nay, là bộ phận cấu thành của Học viện Chính trị Quốc gian Hồ Chí Minh. Trường ta có chức năng, nhiệm vụ đặc trưng là đào tạo phóng viên, biên tập viên, giảng viên lý luận chính trị, cán bộ tuyên truyền - nói gọn lại: là những người làm công tác tư tưởng của đất nước. Các chuyên ngành đào tạo của Học viện sẽ có sản phẩm là những công chức trực tiếp phục vụ trong các lĩnh vực nhạy cảm, có sức lan toả nhanh, tác động tới đối tượng xã hội rộng lớn, do đó, vốn đã quan trọng lại càng quan trọng hơn trong xã hội hiện đại. Đây chính là niềm tự hào riêng của đội ngũ các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, viên chức, sinh viên nhà trường mà các cơ sở đào tạo khác không có. Rất mong niềm tự hào ấy sẽ mãi mãi là nguồn cảm hứng, là động lực thôi thúc chúng ta hàng ngày, hàng giờ miệt mài với giảng đường, trang sách; hăng hái trong mọi công việc, xây dựng nhà trường thành đơn vị tiên tiến xuất sắc của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và của các cơ quan báo chí - tuyên truyền cả nước.
Càng vinh dự và tự hào bao nhiêu, chúng ta càng ý thức sâu sắc bấy nhiêu trách nhiệm vẻ vang và nhiệm vụ nặng nề của người giảng viên, cán bộ, viên chức, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Bản chất nghề nghiệp đòi hỏi mỗi người chúng ta phải không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, tu dưỡng lý tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Đây là yêu cầu hàng đầu đối với cán bộ làm công tác tư tưởng - lý luận và giáo dục chính trị của Đảng, những người làm nhiệm vụ của nhà tuyên truyền cộng sản chuyên nghiệp, như cách gọi của V.I.Lênin. Trong những lần tâm sự về nghề, nhiều giáo sư đầu ngành nhiều nhà giáo lão thành đã bộc bạch rất chí lý rằng, ai đó chưa thật sự vững tin vào mục đích lý tưởng cộng sản, chưa thật sự vững tin vào con đường cách mạng, thì tốt hơn hết đừng làm nghề tuyên truyền, giáo dục người khác. Bất cứ nhà giáo dục nào cũng cần có lý tưởng chính trị. Nhà giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng càng cần phải có lý tưởng chính trị rõ ràng và bản lĩnh chính trị vững vàng như lẽ sinh tử nghề nghiệp, đồng thời có sự nhạy cảm và đồng cảm chính trị với Đảng như tư chất hữu cơ. Chỉ với quan niệm đúng đắn như vậy, chúng ta mới tự giải thoát khỏi biết bao sức ép tâm lý, tư tưởng từ những tác động xấu từ mặt trái và những tiêu cực của đời sống kinh tế - xã hội phức tạp hiện nay, mới có được tâm trạng thoái mái và sự hứng khởi nghề nghiệp, mới nuôi dưỡng được ước mơ và hoài bão khoa học lớn.
Thưa các đồng chí!
Tên mới của trường đáp ứng nguyện vọng, tình cảm, sự mong chờ của cán bộ, viên chức hàm chứa trong đó những yêu cầu mới những tính chất và chức năng nhiệm vụ của Học viện chúng ta trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước. Trong buổi lễ long trọng này, để hoàn thành tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ mới, tôi muốn phát biểu một số vấn đề với các đồng chí cán bộ, giảng viên và học viên, sinh viên.
Trước hết, chúng ta cần nhận thức sâu sắc vị trí, ý nghĩa và nội dung Nghị quyết 52 và Quyết định 149 của Bộ Chính trị. Trong suốt lịch sử 56 năm xây dựng và phát triển, đây là lần đầu tiên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh được Bộ Chính trị ra nghị quyết sâu rộng, toàn diện, thể hiện rõ sự quan tâm của Trung ương và cũng phản ánh vai trò, vị trí ngày càng quan trọng của hệ thống Học viện, của công tác trường Đảng. Tôi đề nghị lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền có nhiều biện pháp chỉ đạo mỗi cán bộ, học viên và sinh viên hiểu rõ nội dung Nghị quyết; nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và các mặt công tác khác. Tôi tin tưởng rằng, thông qua quá trình nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết, cán bộ, viên chức và học viên, sinh viên chúng ta nhận thức rõ hơn và tự hào hơn vì Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những đơn vị thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trung tâm quốc gia đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp; trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và một số lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn khác; trung tâm công tác tư tưởng lớn của Đảng, đã từng được nhận những danh hiệu cao quý: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Về phần mình, Ban Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Học viện Báo chí và Tuyên truyền và các Học viện khu vực phát huy hiệu quả nhất tính năng động, chủ động của một cơ sở đào tạo - nghiên cứu khoa học độc lập.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, các cơ quan chức năng và các Học viện trực thuộc tổ chức lấy ý kiến và hoàn chỉnh bản Đề án tổng thể triển khai thực hiện Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị. Với tinh thần mà Nghị quyết của Bộ chính trị đã chỉ ra, chúng ta đang đẩy tới và thực hiện tốt hơn những chủ trương đổi mới đã triển khai trong vài năm nay, thể hiện rõ nhất ở việc thực hiện các Quyết định số 80 và 435 của Giám đốc Học viện; đồng thời, đang khẩn trương chuẩn bị các bước đổi mới toàn diện và cơ bản hơn, đặc biệt là việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo đối với các hệ lớp. Những yêu cầu đặt ra trong đổi mới ngày càng khẳng định nội dung chương trình đào tạo của Học viện trong thời kỳ đổi mới phải vừa đảm bảo tính cơ bản, tính khoa học, tính hệ thống; vừa phải đáp ứng tính hiện đại, tính thực tiễn và tính chuyên môn, nghiệp vụ cao.
Trong điều kiện quốc tế hiện nay, tri thức lý luận chung cũng như những tri thức mang tính tác nghiệp của mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực công tác tư tưởng, thay đổi rất nhanh. Do đó chất lượng và uy tín của một cơ sở đào tạo phụ thuộc rất lớn vào khả năng điều chỉnh, bổ sung chương trình, nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của phát triển của xã hội. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, các đồng chí cần đẩy mạnh quá trình đổi mới dạy và học trên tất cả các mặt chủ yếu, bao gồm cả nội dung, chương trình, phương pháp và công tác quản lý. Cần tăng cường thực hiện Quyết định 80 và Quyết định 435, tạo bước chuyển biến tích cực cả trong kết quả hướng dẫn, gợi mở của giảng viên, cả trong việc tự giác, sáng tạo của học viên trong đánh giá kết quả học tập; trong bổ sung, hoàn thiện và biên soạn mới giáo trình, tài liệu, đề cương bài giảng cho tất cả các môn học; chú trọng sử dụng công nghệ hiện đại và khuyến khích cập nhật kiến thức mới thành thạo ngoại ngữ và tin học.
Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị về Học viện, chúng ta đã tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, gắn việc nghiên cứu khoa học vào phục vụ trực tiếp nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo mới. Toàn Học viện đã xây dựng được Chiến lược hoạt động khoa học 10 năm (2005-2015), trong đó đã xác định 9 định hướng lớn về nghiên cứu khoa học; nêu ra những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng công tác rất quan trọng này. Cùng với chiến lược, chúng ta cũng đã xác lập kế hoạch nghiên cứu công trình nhiều tập cho vài năm trước mắt. Ban Cán sự Đảng, Ban Giám đốc Học viện mong rằng các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học Học viện Báo chí và Tuyên truyền dành nhiều tâm trí, sức lực hơn nữa cho thiên chức nghiên cứu lý luận, nghiên cứư khoa học phục vụ Đảng và Nhà nước.
Cần chú trọng hơn nữa đến nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ tuyên giáo, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ giảng dạy... nhằm cập nhật thông tin và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá của Đảng. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học, hướng mọi hoạt động khoa học vào mục tiêu hàng đầu là nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời gắn hoạt động nghiên cứu với những vấn đề lý luận và thực tiễn xã hội bức xúc; thúc đẩy liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các cơ quan, ban, ngành thuộc lĩnh vực tư tưởng - văn hoá. Tiếp tục mở rộng các quan hệ trao đổi giảng viên và sinh viên, các liên kết đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu với các trường đại học nước ngoài; tận dụng mọi khả năng để thu hút chuyên gia giỏi từ nước ngoài hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng Học viện.
Để triển khai các nhiệm vụ trên đây, điều quan trọng và then chốt nhất vẫn là phát triển đội ngũ giảng viên có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại. Cần bổ sung đội ngũ cán bộ từ nhiều nguồn, trong đó có lựa chọn sinh viên khá giỏi do nhà trường đào tạo; hoặc từ nguồn cán bộ của các địa phương, ban, ngành, đoàn thể. Cần tích cực triển khai các hoạt động bồi dưỡng giảng viên và từng bước thực hiện sự gắn kết mang tính bắt buộc giữa giảng dạy và nghiên cứu; có cơ chế thu hút những người có học hàm học vị và có năng lực giảng dạy, nghiên cứu về công tác tại Học viện.
Thưa các đồng chí!
Một trong những nét truyền thống tốt đẹp, tạo nên sắc thái của Trường Tuyên huấn Trung ương trước kia, nay là Học viện Báo chí - Tuyên truyền, là sự đồng thuận, nhất trí, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau khắc phục mọi khó khăn; chú trọng giữ gìn kỷ cương, nề nếp, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng truyền thống quý báu đó sẽ được phát huy cao độ trong thời gian tới, đem lại cho Học viện Báo chí và Tuyên truyền thành tích và tầm cao mới. Với tinh thần như vậy, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Ban Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh một lần nữa nhân ngày nhà giáo Việt Nam, nhân sự kiện đón nhận tên mới của trường, tôi thân ái chúc các đồng chí đại biểu, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, viên chức, học viên, sinh viên dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và đạt nhiều tiến bộ./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 6 (tháng 11+12)/2005
Bài liên quan
- Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
- Chuyện tặng sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho Thư viện Karl Marx
- Tấm gương bình dị trong một nhân cách lớn
- Người chụp cả vạn bức ảnh đẹp về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Các yếu tố tác động đến sự hình thành dư luận xã hội
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới”
Cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến sự ra đời của nhiều phương thức xuất bản và phát hành mới, cùng với sự thay đổi về thị hiếu và đòi hỏi ngày càng cao trong trải nghiệm của công chúng đối với các xuất bản phẩm, đã tác động lớn đến hoạt động xuất bản, in và phát hành sách tại Việt Nam. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Xuất bản tại Việt Nam cần phải thay đổi để bắt kịp xu thế mới, vì chính sự tồn tại và phát triển của ngành.
Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 40 của thế kỷ 20, tranh cổ động gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam và trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Việt Nam. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tranh cổ động trở thành thứ vũ khí tinh thần mạnh mẽ trong hành trình giành độc lập dân tộc. Tuy nhiên, tranh cổ động không chỉ mang trong mình sứ mệnh tuyên truyền vận động, cổ vũ, tinh thần chiến đấu, thúc giục mọi người tham gia chiến đấu, mà còn mang trong đó những giá trị thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật cùng những thông điệp về khát vọng hoà bình. Bài viết này tập trung tìm hiểu về thông điệp “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (từ năm 1954 - 1975).
Chuyện tặng sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho Thư viện Karl Marx
Chuyện tặng sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho Thư viện Karl Marx
Đầu năm 2022, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho ra mắt công chúng cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Là cán bộ trường Đảng, chúng tôi may mắn sớm được nhận cuốn sách để làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị, báo chí - truyền thông. Đặc biệt, chúng tôi đã mang cuốn sách đó làm quà tặng Thư viện Karl Marx ở thủ đô London, Vương quốc Anh.
Tấm gương bình dị trong một nhân cách lớn
Tấm gương bình dị trong một nhân cách lớn
Khi Bộ Chính trị thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong sức khỏe của Tổng Bí thư sẽ hồi phục. Nhưng phép màu nhiệm đã không đến... 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của đất nước, Nhân dân Việt Nam đã ngừng đập…
Người chụp cả vạn bức ảnh đẹp về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Người chụp cả vạn bức ảnh đẹp về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tôi biết nhà báo Lê Trí Dũng từ năm 1992. Khi đó, anh đang là sinh viên lớp đại học báo chí Khóa 10 (1992-1995), Khoa Báo chí, trường Đại học Tuyên giáo (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Lúc này, các lớp đại học báo chí có hai đối tượng học chung, đó là cán bộ đang làm việc ở các cơ quan báo chí và học sinh mới tốt nghiệp trung học phổ thông.
Bình luận