Phát huy vai trò của công tác tư tưởng trong bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa
Trong Báo cáo Chính trị Đại hội XII của Đảng ta, lần đầu tiên trong văn kiện chính thức của một Đại hội, kế sách chủ động bảo vệ Tổ quốc trong thời bình, từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy được xác lập: “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa. Chủ động phòng ngừa phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi nhất là các nhân tố bên trong có thể gây ra đột biến”. Đến Đại hội XIII, kế sách này được bổ sung phát triển: “Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển. Giữ vững môi trường hòa bình ổn định để phát triển”. Trước đó, kế sách này được xác lập trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Đây cũng là kết quả của bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng ta về quốc phòng an ninh, đối tác đối tượng, về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Kế sách này là sự kế thừa bài học “giữ nước từ khi nước chưa nguy” của ông cha ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với tình hình mới. Kế sách này được hình thành trên cơ sở nhận định, đánh giá dự báo đúng tình hình, cục diện và các xu hướng vận động phát triển của thế giới, khu vực, trong nước; gắn sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc với xây dựng, đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế, phát triển đất nước. Đây vừa là quan điểm chỉ đạo cơ bản, vừa là phương thức hành động tối ưu để chủ động bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời bình từ sớm, từ xa. Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa là trách nhiệm chính trị, là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Do đó, công tác tư tưởng (bao gồm công tác lý luận, công tác tuyên truyền và công tác cổ động) cần góp phần truyền bá sâu rộng đường lối chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, kế sách chủ động bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa thành nhận thức sâu sắc, niềm tin vững chắc, trách nhiệm chính trị cao, hành động chủ động tích cực tự giác của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên này.
Tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất: Trong 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” vừa qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Theo đó, quán triệt tư tưởng: Luôn luôn giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; dựa vào dân, lấy "dân là gốc", khơi dậy, phát huy ý chí tự lực, tự cường, truyền thống văn hóa, yêu nước, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng "thế trận lòng dân", lấy "yên dân" là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để góp phần nghiên cứu, học tập, quán triệt và tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cần biên soạn tài liệu hoặc đề cương tuyên truyền, tập trung vào một số nội dung như sau:
Thứ nhất, bối cảnh mới của tình hình. Trong giai đoạn phát triển mới hiện nay và sắp tới, tình hình thế giới và khu vực dự báo sẽ còn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới.
Cục diện thế giới đa cực, đa trung tâm, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn sẽ ngày càng quyết liệt, thậm chí có nguy cơ xung đột, đối đầu, tạo thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước có độ mở của nền kinh tế cao, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế như nước ta.
Các nước lớn sẽ tăng cường điều chỉnh chiến lược, lôi kéo, tập hợp lực lượng, vừa hợp tác, thoả hiệp, vừa đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau và can dự, chi phối nội bộ nước khác. Nhiều điểm nóng về an ninh tiếp tục tồn tại, có nguy cơ lan rộng, làm xuất hiện các hình thái chiến tranh, loại hình tác chiến, không gian chiến lược mới.
Khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, tạo ra những biến đổi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. An ninh truyền thống cũng như phi truyền thống, nhất là thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, năng lượng, an ninh mạng... đặt ra nhiều thách thức đối với các quốc gia. Châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đông Nam Á tiếp tục phát triển năng động nhưng sẽ trở thành trọng điểm cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn.
Ở trong nước, bốn nguy cơ mà Đảng ta đã từng cảnh báo vẫn còn hiện hữu, có mặt sẽ còn diễn biến phức tạp và gay gắt hơn. Những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; sự xuống cấp về các giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống; những mâu thuẫn, bức xúc trong xã hội sẽ còn diễn biến phức tạp; phân cực giàu - nghèo có xu hướng ngày càng gia tăng.
Trên một số vùng chiến lược, địa bàn trọng điểm và trong một số nhóm đối tượng còn tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định. Tranh chấp biển, đảo, chủ quyền lãnh thổ, chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng... là những nguy cơ lớn luôn luôn có thể xảy ra.
Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước sẽ còn câu kết với nhau tăng cường các hoạt động "diễn biến hòa bình", "phi chính trị hóa" lực lượng vũ trang với âm mưu, thủ đoạn chống phá ngày càng tinh vi, công khai và trực diện hơn. Trên cơ sở trình bày tình hình, cục diện thế giới, khu vực cùng với các xu hướng trên, đề cương cần phân tích rõ những thuận lợi nhất là những thách thức đối với nhiệm vụ chiến lược quốc phòng an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
Thứ hai, sự đổi mới mạnh mẽ, khách quan toàn diện về vấn đề đối tác, đối tượng.
Trình bày ý nghĩa của đổi mới tư duy từ phân định “bạn - thù” sang “đối tác - đối tượng”. Phân tích các phương châm chỉ đạo trong xác định đối tác - đối tượng: Trên tinh thần thêm bạn, bớt thù, phân hóa, cô lập các thế lực thù địch chống đối, tranh thủ tối đa sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới xác định một số phương châm chỉ đạo trong xác định đối tác đối tượng: Không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là vĩnh viễn; không nên xác định cả một quốc gia là đối tượng đấu tranh mà chỉ nên nói các thế lực thù địch hoặc một số người trong giới cầm quyền ở một số nước nào đó có hành động cực đoan, hiếu chiến chống đối hay các cơ quan tình báo nước ngoài có hoạt động phương hại đến an ninh quốc gia. Phải xác định được những đối tác chiến lược lâu dài, nhất quán nhằm khai thác triệt để mặt đối tác đảm bảo lợi ích lâu dài và chắc chắn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Làm rõ nội hàm của “Đối tác - Đối tượng”. Đối tác là những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác hòa bình cùng có lợi với Việt Nam. Đối tượng là bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình diễn biến rất nhanh và phức tạp hiện nay cần có cách nhìn biện chứng trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác. Trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt mâu thuẫn với lợi ích của ta. Do đó, cần khắc phục hai khuynh hướng mơ hồ mất cảnh giác hoặc cứng nhắc trong nhận thức, chủ trương và trong xử lý các tình huống cụ thể.
Thứ ba, mục tiêu, nội hàm của chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới với 6 nội dung có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đó là: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời vùng biển của Tổ quốc Việt Nam; Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; Bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự toàn xã hội và nền văn hóa; Giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, những nội dung chủ yếu của bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa là tổng thể tư tưởng và hành động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta chủ động diễn ra từ trước nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi, triệt tiêu những âm mưu hành động chống phá chế độ, xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích quốc gia - dân tộc, không để Tổ quốc bị động bất ngờ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa gồm nhiều nội dung, cần tập trung phân tích những nội dung chủ yếu sau:
Chủ động nắm, nghiên cứu, phân tích, dự báo chính xác tình hình thế giới, khu vực, trong nước. Đây là nội dung quan trọng hàng đầu vì chủ động nắm bắt, nghiên cứu, phân tích dự báo chính xác kịp thời cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn để Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách quốc phòng, an ninh đối ngoại bảo vệ Tổ quốc. Tình hình thế giới, khu vực hiện nay đang diễn ra mau lẹ và phức tạp tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn, khó dự báo đòi hỏi phải nâng cao năng lực xử lý thông tin, dự báo, tham mưu chiến lược, chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động.
Chủ động xây dựng tiềm lực, lực lượng, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững mạnh. Xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần, kinh tế, quân sự, khoa học - công nghệ, đối ngoại vững mạnh.
Xây dựng lực lượng vũ trang: Xây dựng quân đội nhân dân công án nhân dân cách mạng chính quy tinh nhuệ hiện đại. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu chất lượng ngày càng cao. Xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh rộng khắp, có số lượng phù hợp, coi trọng lực lượng dân quân tự vệ biển và dân quân tự vệ các địa bàn trọng điểm. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân.
Phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc “Từ sớm, từ xa”: Nhằm động viên, quy tụ, phát huy cao độ sức mạnh của các nhân tố chính trị. Tinh thần, tư tưởng - văn hóa, quốc phòng an inh, kinh tế, đối ngoại, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và cả hệ thống chính trị. Kết hợp sức mạnh bên trong và bên ngoài, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới và nâng cao uy tín và vị thế của đất nước.
Phương thức bảo vệ Tổ quốc “Từ sớm, từ xa”: Bảo vệ Tổ quốc từ sớm từ xa đã trở thành tư tưởng chỉ đạo, hành động xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Bảo vệ Tổ quốc từ sớm nghĩa là về thời gian phải bảo vệ từ trước, phải chủ động phòng ngừa, tích cực chuẩn bị các điều kiện để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời bình, khi đất nước chưa có chiến tranh, nguy biến. Bảo vệ Tổ quốc từ xa nghĩa là về không gian phải chủ động bảo vệ từ bên ngoài lãnh thổ của đất nước. Phương thức bảo vệ Tổ quốc từ sớm từ xa phải được chủ động tiến hành, lấy phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, xung đột là chính. Phương thức bảo vệ Tổ quốc từ sớm từ xa là chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh không chỉ ngăn chặn chiến tranh xâm lược từ bên ngoài mà còn phải phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố nguy cơ gây đột biến, đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
Đẩy mạnh công tác đối ngoại góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đối ngoại giữ vai trò tiên phong trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa mọi nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước. Do đó, cần phải phối hợp chặt chẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, đối ngoại quốc phòng, an ninh.
Quán triệt và thực hiện tốt các nội dung trên chính là thực hiện hóa mục tiêu bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời bình, từ sớm từ xa.
Kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa này là sự kế thừa bài học “giữ nước từ khi nước chưa nguy” của ông cha ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với tình hình mới. Kế sách này được hình thành trên cơ sở nhận định, đánh giá dự báo đúng tình hình, cục diện và các xu hướng vận động phát triển của thế giới, khu vực, trong nước; gắn sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc với xây dựng, đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế, phát triển đất nước.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Tuyên giáo điện tử ngày 06/11/2023
Bài liên quan
- Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
- Tính nhân văn của Đề cương về văn hóa Việt Nam - động lực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước bền vững trong thời đại Hồ Chí Minh
- Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (kỳ 2)
- Về phương pháp luận chuyên ngành Lịch sử Đảng
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mạch Nguồn số 55: Lửa
Nhắc đến các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy là nhắc đến những con người hiên ngang và quả cảm, không quản ngại ngày đêm đối đầu với hiểm nguy. Họ là những chiến sĩ tiên phong và mạnh mẽ, là lực lượng rắn rỏi đối chọi với những tên “giặc lửa” hung tợn. Xin kính mời quý vị và các bạn cùng đón xem Mạch Nguồn số 55 với chủ đề “Lửa” để thấu hiểu hơn về cuộc sống và công việc hàng ngày của những anh hùng cứu cháy; đồng thời tôn vinh tinh thần dũng cảm, quật cường của họ - những con người trong khoảnh khắc đỏ lửa đã quên thân mình mà hy sinh tận hiến.
Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới
Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp sâu sắc đối với sự phát triển lý luận của Đảng về quyền con người. Những quan điểm của Tổng Bí thư sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng và định hướng quan trọng cho các hoạt động về quyền con người trong thời kỳ mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Tính nhân văn của Đề cương về văn hóa Việt Nam - động lực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước bền vững trong thời đại Hồ Chí Minh
Tính nhân văn của Đề cương về văn hóa Việt Nam - động lực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước bền vững trong thời đại Hồ Chí Minh
Tính nhân văn trong Đề cương về văn hoá Việt Nam 1943 được khởi nguồn từ mạch nguồn văn hóa dân tộc, từ căn nguyên ra đời, đến nội dung và hướng nhận thức, hành động của quần chúng nhân dân đến các giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Từ đó, Đề cương là kết tinh tính nhân văn của Đảng trong thực hiện sứ mệnh lấy văn hóa “soi đường cho quốc dân đi” để tập hợp sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, trong từng bước đường lãnh đạo bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước, con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với tính nhân văn lan tỏa, Đề cương đã, đang và sẽ vẫn là cơ sở, động lực quan trọng về cả lý luận và thực tiễn góp phần tích cực xây dựng, phát triển văn hóa đất nước vững bền, cũng chính là góp phần không ngừng thúc đấy sự phát triển trường tồn của đất nước, con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (kỳ 2)
Cách tiếp cận phức hợp về an ninh phi truyền thống trong bối cảnh chiến tranh lai và ảnh hưởng sâu rộng của tiến trình chuyển đổi số trong nền an ninh quốc gia (kỳ 2)
Như trong Kỳ 1 (đăng trên Tạp chí LLCT&TT số tháng 2/2023), tác giả đã dẫn nhập: Thế giới đang bước những bước đi đầu tiên trong việc tiến tới một trật tự toàn cầu mới, điều sẽ định hình lại toàn bộ luật chơi toàn cầu đã được thiết lập trong hơn bảy thập kỷ qua. Điều này cũng đặt ra những thách thức mới cho nền an ninh quốc gia, trong cách tiếp cận về an ninh và những hình thái mới của chiến tranh… Kỳ 1 đã giới thiệu về “Chiến tranh lai và đòi hỏi về một cách tiếp cận phức hợp cho an ninh quốc gia”. Kỳ 2, tác giả tiếp tục bàn về “Cách tiếp cận phức hợp về an ninh quốc gia và đề xuất khái niệm an ninh phi truyền thống mới”, với các phần nội dung chính: Bối cảnh mới về an ninh quốc gia do tác động của tiến trình chuyển đổi số đặt ra; Cách tiếp cận phức hợp về an ninh quốc gia và đề xuất một khái niệm an ninh phi truyền thống mới.
Bình luận