Phòng, chống tham nhũng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
1. Tham nhũng gắn liền với sự tha hóa quyền lực tại các cơ quan công quyền
Tham nhũng, theo Từ điển Luật học Black’s Law, là “sự phá vỡ những nguyên tắc công chính, đức hạnh và công lý”(2); theo Từ điển tiếng Việt là “lợi dụng quyền hành để hạch sách nhũng nhiễu dân”(3); còn theo học giả người Mỹ Samuel Hungtington “là hành vi lệch chuẩn của nhân viên công quyền để mưu cầu tư lợi”(4)… Vì thế, có thể nói, tham nhũng chính là sự hưởng lợi một cách bất chính/ không chính đáng bằng sự vi phạm các chuẩn mực/ không tôn trọng trách nhiệm và nghĩa vụ của những người được giao phó nhiệm vụ công hoặc tư.
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới; diễn ra ở cả khu vực công và tư, mà đối tượng hưởng lợi không chỉ là những người trực tiếp thực hiện hành vi tham nhũng mà còn là cả những người thân, đồng nghiệp, bạn bè, v.v.. của chính họ. Khi thực hiện hành vi tham nhũng, chủ thể tham nhũng thường sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để mưu/ thu lợi bất chính (lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất) cho mình và những người thuộc “nhóm lợi ích” của mình.
Theo Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn; là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn được trao để đạt mục đích chính là vụ lợi. Đó là những: a) Cán bộ, công chức, viên chức; b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp… thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân; c) Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiêp; d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Cũng theo Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm: a) Tham ô tài sản; b) Nhận hối lộ; c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi; l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi...
Thực tế cho thấy, ở Việt Nam, các hành vi tham nhũng nêu trên diễn ra dưới nhiều dạng, nhiều hình thức, ngày càng tinh vi và khó phát hiện. Nó đã và đang xảy ra ở cả Trung ương và địa phương; xảy ra ở những chương trình, dự án lớn của quốc gia, trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, văn hoá, y tế, giáo dục…; trong quá trình xét duyệt thi đua khen thưởng cho đến các chương trình trợ cấp cho các gia đình chính sách, đồng bào gặp thiên tai, v.v..
Vì thế, tham nhũng không chỉ trở thành mối đe dọa đối với sự ổn định và an ninh xã hội mà còn dẫn đến làm xói mòn thể chế và các giá trị dân chủ, công lý; làm đảo lộn những chuẩn mực đạo đức, giá trị của đạo đức trong các cơ quan của hệ thống chính trị, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đồng thời, nó còn làm xói mòn niềm tin của người dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thúc đẩy sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, nhất là đã và đang gián tiếp tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động có cớ, vin cớ để bôi nhọ, hạ uy tín, vị thế của Đảng, chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa đang xây dựng ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là “đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc” (Điều 4, Hiến pháp năm 2013). Theo đó, Đảng Cộng sản Việt Nam thực thi quyền lực chính trị của mình khi lãnh đạo Nhà nước, thông qua Nhà nước và bằng Nhà nước để hiện thực hóa quyền, lợi ích, ý chí của nhân dân mà Đảng là đại diện và được ủy quyền. Đội ngũ cán bộ, đảng viên thực thi quyền lực được trao thông qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành các quyết định, chính sách của Nhà nước tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thực tế cho thấy, tham nhũng gắn liền với quyền lực; là sự lạm dụng quyền lực của những người được giao trọng trách/chủ thể nắm giữ quyền lực khi bị tha hóa và tham nhũng là một “căn bệnh” chung của mọi hình thức nhà nước, dù thuộc bất kể thể chế chính trị nào. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng cảnh báo về vấn nạn này trong nhiều tác phẩm: Chính phủ là công bộc của dân (19.9.1945); Sao cho được lòng dân (12.10.1945); Bỏ cách làm tiền ấy đi (17.10.1945); Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng (17.10.1945); Sửa đổi lối làm việc (10.1947); Tự phê bình và phê bình (14.2.1952); Chống quan liêu, tham ô, lãng phí (31.7.1952); Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (3.2.1969); Di chúc (1969), v.v..
Ở đây, có thể thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm chỉ rõ tham ô (một hình thức diễn đạt giản dị hơn của tham nhũng), rằng: “Quan liêu, tham ô, lãng phí là tội ác. Phải tẩy sạch nó để thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, để đẩy mạnh thi đua sản xuất và tiết kiệm, để đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công, để xây dựng thuần phong mỹ tục trong toàn dân, toàn quốc”(5); “tham ô, lãng phí, quan liêu là kẻ thù của nhân dân”(6); đồng thời cảnh báo “những người ở các công sở, từ làng cho đến Chính phủ trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc đục khoét nhân dân”(7)… Đồng thời, Người còn chỉ ra nguy cơ suy thoái của đội ngũ cán bộ, đảng viên khi được trao quyền, ủy quyền và nhắc nhở đội ngũ cán bộ, đảng viên phải tránh xa các tệ nạn quan liêu, tham ô, lãng phí.
Trong thực tế, đã có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên được trao quyền, có quyền sử dụng quyền lực để tham nhũng, chiếm đoạt các giá trị vật chất, tinh thần của xã hội, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, mưu cầu lợi ích cho bản thân, người thân, nhóm cánh hẩu của mình như: 1) Sự tham nhũng chính sách (một loại hình tham nhũng đặc biệt để tạo ra hành lang pháp lý cho việc trục lợi trong một thời gian dài); là lạm dụng quyền ban hành chính sách, thực thi và đánh giá chính sách để phục vụ lợi ích của cá nhân, phe nhóm.
Đó chính là một hình thức “buôn” cơ chế và sự “ưu đãi“ mang tính hệ thống này hệ lụy rất nguy hiểm, bởi nếu không kịp thời phát hiện sẽ làm cho sự bất bình đẳng trong xã hội kéo dài. 2) Tệ ăn trộm chức quyền, chạy chức quyền, tuổi tác, luân chuyển, bằng cấp tại mỗi đại phương, cơ quan, đơn vị. 3) Sự nhũng nhiễu, hạch sách, vòi vĩnh để trao đổi, ban phát, trục lợi cho mình và nhóm lợi ích của mình, dẫn đến hình thành tệ nạn gian dối trước cấp trên, cấp dưới và nhân dân ở các cơ quan công quyền, ở các địa bàn cơ sở, v.v..
Tiếp cận từ góc độ này, sự tham nhũng của những người có chức vụ, quyền hạn nêu trên không chỉ phản ánh sự suy thoái về phẩm chất và năng lực của người cán bộ, đảng viên mà còn phản ánh thực chất mức độ sự suy thoái quyền lực nhà nước mà Đảng đang cầm quyền. Nó không chỉ thúc đẩy sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tình trạng cánh hẩu, phường hội cát cứ, phe nhóm lợi ích, địa phương chủ nghĩa mà còn làm cho lối hành xử của những kẻ cơ hội chính trị, suy thoái về đạo đức, lối sống lấn át những người chính trực, tận tâm, tận lực phụng sự việc chung, lợi ích chung, làm phân liệt ý chí và tan rã sức mạnh đoàn kết, thống nhất của từng cơ quan, địa phương, đơn vị…
Nguyên nhân của thực trạng này chính là do bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền sa vào “cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao, tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền”(8); là do họ đã coi thường kỷ luật và nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, nhất là coi thường nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”; là do họ ngày càng quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân...
2. Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng để xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Vì tham nhũng là một “vấn nạn” nghiêm trọng và phòng, chống tham nhũng được coi là một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết vừa thường xuyên vừa cấp bách của cả hệ thống chính trị và xã hội, cho nên: Từ những ngày đầu của nền dân chủ cộng hòa cho đến những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ, cứu nước, nhất là thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; từ khi cả nước thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội cho đến hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế… công tác đấu tranh phòng và chống tham nhũng luôn được chú trọng.
Trên cơ sở xác định rõ rằng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đổi mới hệ thống chính trị và kiện toàn bộ máy; gắn liền và phục vụ đổi mới kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa… Trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm lịch sử, cấp ủy các cấp từ Trung ương đến địa phương và mỗi cán bộ, đảng viên đều đã thực hiện nghiêm các nguyên tắc xây dựng Đảng như tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tự phê bình và phê bình; kỷ luật nghiêm minh, tự giác; đoàn kết thống nhất trong Đảng; gắn bó mật thiết với nhân dân; thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong tổ chức Đảng và sự giám sát của nhân dân, của các cơ quan đại diện nhân dân, của công luận,…
Thông qua việc thực hiện văn kiện các kỳ đại hội của Đảng, các nghị quyết chuyên đề, các chỉ thị, quy định… về xây dựng Đảng nói chung, về đấu tranh phòng và chống tham nhũng nói riêng; nhất là, việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo Quyết định số 162-QĐ/TW ngày 1.2.2013 của Bộ Chính trị và việc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện Công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng tháng 12.2020 đã cho thấy đấu tranh phòng và chống tham nhũng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của những nhiệm kỳ đại hội Đảng gần đây.
Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được tiến hành với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn; đồng thời được tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục, “không dừng”, “không nghỉ” ở tất cả các ngành, các cấp, các lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương… đã mang lại những kết quả khả quan, từng bước ngăn chặn vấn nạn này.
Việc tập trung đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng bên cạnh những kết quả đạt được, cũng vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục, song có thể nhấn mạnh rằng: Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; đấu tranh phòng, chống tham nhũng được thực hiện nghiêm trên tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào. Đi liền cùng đó, cơ chế phòng ngừa chặt chẽ cũng từng bước được hoàn thiện để ngăn chặn tham những từ việc “không thể”, “không dám” cho đến việc “không muốn”, “không cần”…, thiết thực ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
Trong thời gian tới, để phòng, chống tham nhũng hiệu quả, thiết thực xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh nói chung, đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống nói riêng, cả hệ thống chính trị cần tập trung thực hiện một số giải pháp căn cốt sau:
Một là, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thực thi một nền chính trị liêm khiết trên tinh thần: “1. Đoàn kết. 2. Thanh khiết từ to đến nhỏ”(9). Cụ thể, tiếp tục gắn thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” với Kết luận số 01-KL/TW ngày 18.5.2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15.5.2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với các quy định về những điều đảng viên không được làm, các quy định về nêu gương…
Thông qua đó, thực hiện đúng yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài”(10) và đội ngũ cán bộ, đảng viên phải là những người luôn đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình; luôn hết lòng hết sức phục vụ nhân dân; luôn vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc, nhất là “không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá”(11).
Hai là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, quản lý kinh tế, xã hội và phòng, chống tham nhũng, kiểm soát quyền lực. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn gắn với cải cách hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đồng thời, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng nhằm khắc phục những bất cập, bịt kín những “khoảng trống”, “kẽ hở” để “không thể tham nhũng” trong cả hệ thống chính trị.
Đi liền cùng đó, là xây dựng các quy chế nội bộ của Đảng, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức áp dụng đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, “nhất là các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch… kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý”(12) các cấp gắn với việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, gương mẫu liêm chính, đi đầu trong phòng, chống tham nhũng. Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong việc tăng cường cơ chế tự kiểm soát quyền lực, nâng cao đạo đức cách mạng, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; phòng và chống chủ nghĩa cá nhân trong toàn Đảng thông qua các sinh hoạt Đảng, tự phê bình và phê bình, qua hoạt động kiểm tra, giám sát, chất vấn, giải trình từ các tổ chức cơ sở Đảng đến Ban Chấp hành Trung ương.
Ba là, “tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tham nhũng, lãng phí”(13), “xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, trước hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức”(14) gắn với phòng tránh, ngăn chặn sự cám dỗ quyền lực và vật chất đối với người lãnh đạo trước những thử thách của cuộc sống. Phát huy vai trò nêu gương, quyết liệt của người đứng đầu cấp ủy các cơ quan, địa phương, đơn vị; trách nhiệm gương mẫu liêm chính, vai trò thủ lĩnh của người đứng đầu trong đấu tranh chống tham nhũng… để không chỉ nêu gương cho cán bộ, đảng viên và nhân dân theo phương châm “trong trước, ngoài sau”, “trên trước, dưới sau” mà còn làm tròn nhiệm vụ “kép”- vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn.
Trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm, đã là cán bộ, đảng viên thì đều phải xác định rõ “mình là người làm việc công, phải có công tâm, công đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán… Chớ lên mặt làm quan cách mệnh”(15), góp phần ngăn ngừa và phòng, chống các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Bốn là, triển khai đồng bộ, hiệu quả “công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, lãng phí; kiên quyết thu hồi tài sản tham nhũng; kịp thời xử lý, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý khi có biểu hiện tham nhũng, lãng phí”(16) theo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa “xây và chống, lấy xây là chính”.
Đồng thời, “phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân và các cơ quan truyền thông, báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu quả phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí”(17) gắn với “từng bước mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng”(18) trên tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong nhiệm kỳ và hằng năm để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi tham nhũng.
Năm là, phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông trong việc lan tỏa, nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt để lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực. Đồng thời, kịp thời thông tin về những biểu hiện tha hóa quyền lực, những vụ án tham ô, tham nhũng,v.v.. của cán bộ, đảng viên đã và đang bị xử lý theo pháp luật để không chỉ răn đe, cảnh tỉnh, ngăn ngừa mà còn góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên nói chung, người lãnh đạo, quản lý, đứng đầu mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị nói riêng trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đồng thời, dựa vào nhân dân, nâng cao vai trò, sự giám sát của nhân dân và đảng viên ở nơi công tác, ở địa bàn cư trú để tiếp tục thực hiện tự phê bình và phê bình, tăng cường giám sát và kiểm tra, thực hiện nghiêm kỷ luật Đảng theo phương châm “trên trước, dưới sau”, “từ trong ra, từ ngoài vào”, “từ trên xuống, từ dưới lên”, bảo đảm dân chủ, khách quan, trung thực, đầy đủ, có chất lượng để phòng, chống, ngăn chặn tham nhũng hiệu quả gắn với khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh, góp phần củng cố và tăng cường khối đoàn kết thống nhất trong mỗi cấp ủy, tổ chức, cơ quan, địa phương, đơn vị./.
________________________________________________
(1), (12), (13), (14), (16), (17), (18) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQG Sự thật, H., T.1, tr.193, 194-195, 194, 194, 195, 196.
(2), (4) PGS, TS Nguyễn Quốc Sửu (2020), Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra ở Việt Nam, Nxb. CTQG Sự thật, H., tr.98,98
(3) PGS, TS Vũ Công Giao (2019), Quản trị tốt và phòng, chống tham nhũng, Nxb. CTQG Sự thật, H., tr.162.
(5), (6) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. CTQG Sự thật, H., T.7, tr.351, 357.
(7), (9), (10), (11), (15) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.5, tr.123, 75, 289, 292, 123.
(8) Hồ Chí Minh (2011), Sđd, T.15, tr.547.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông tháng 7.2021
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 3 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hội thảo khoa học: “Chuyển đổi số trong công tác tư tưởng, lý luận ở Việt Nam hiện nay”
Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão và đóng vai trò then chốt cho sự phát triển, công tác tư tưởng, lý luận cũng đang đứng trước cơ hội để nâng tầm và hoạt động mạnh mẽ, hiệu lực, hiệu quả nếu biết tận dụng tốt những lợi thế cuộc cách mạng chuyển đổi số 4.0 mang lại.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận