Quan điểm của V.I. Lênin về chính trị
1. Bản chất giai cấp của chính trị.
Theo Lênin, thực chất của vấn đề chính trị là vấn đề quyền lực, biểu hiện ở quyền lực nhà nước, giai cấp hoặc lực lượng xã hội nào nắm quyền lực ấy để thực hiện lợi ích và quyền lực của mình trong xã hội. Lênin nhấn mạnh "chính trị là sự tham gia vào các công việc của nhà nước, sự chỉ đạo nhà nước, sự quy định các hình thức, nhiệm vụ, nội dung của hoạt động nhà nước". Chính trị trong chủ nghĩa xã hội (CNXH) hướng đến mục tiêu xây dựng quyền lực của nhân dân lao động, làm cho nhà nước thực sự trở thành nhà nước của dân, do dân và vì dân. Theo mục tiêu này, chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội cần phải đạt tới trình độ phát triển cao và thực chất về dân chủ mà trước hết là dân chủ trong chính trị, làm cho chính trị trở thành sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân dân trong hoạt động quản lý nhà nước. Do đó, Lênin nhấn mạnh rằng: "Điều quan trọng đối với chúng ta là thu hút toàn thể những người lao động, không trừ một ai tham gia vào việc quản lý nhà nước. Đó là một nhiệm vụ rất mực khó khăn. Nhưng một thiểu số người, tức là đảng, không thể thực hiện CNXH được. Chỉ có hàng chục triệu người, khi đã học được cách tự mình thiết lập CNXH, thì mới có thể thực hiện được CNXH"(1). Ngày nay công cuộc dân chủ hoá đời sống chính trị, khắc phục triệt để những căn bệnh của chủ nghĩa quan liêu, mệnh lệnh, sự mở rộng và phát triển tham gia ngày càng đông đảo của nhân dân vào hoạt động nhà nước không hề làm mất đi bản chất giai cấp của nhà nước. Do đó, để thực hiện được quyền lợi chân chính của mình, nhân dân phải có những đại biểu thực sự trung thành với lợi ích của mình và phấn đấu cho lợi ích đó. Đại biểu cao nhất đại diện cho quần chúng nhân dân - Đảng Cộng sản - đòi hỏi phải có lập trường nguyên tắc, sự sáng suốt chính trị của Đảng, đặc biệt trong những tình thế khó khăn, có những biến động và khủng hoảng chính trị. Trong CNXH, quyền lực nhà nước nếu không hướng vào nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân, nếu không nhằm vào các mục tiêu dân chủ và CNXH sẽ đe dọa chế độ chính trị XHCN. Phương hướng chính trị đúng đắn của CNXH là đảm bảo cho nhà nước thực sự là thiết chế dân chủ XHCN chứ không phải là dân chủ tư sản. Đây là nguyên tắc sống còn của chế độ XHCN.
2. Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế và chính trị không thể không giữ địa vị ưu tiên so với kinh tế.
Luận điểm này đã khái quát được nguồn gốc và bản chất của chính trị và mấu chốt của những mục đích, nhiệm vụ của chính trị. Suy cho cùng thì lợi ích kinh tế chính là nguyên nhân xã hội của những hành động chính trị và lý do tồn tại của toàn bộ hệ thống các tổ chức chính trị của xã hội là bảo vệ lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị.
Giai cấp vô sản từ chỗ giành chính quyền đến việc sử dụng chính quyền để quản lý xã hội và xây dựng một xã hội mới đã có thay đổi về mục tiêu chính trị. Trọng tâm của chính trị cũng chuyển từ nhiệm vụ giành chính quyền sang nhiệm vụ xây dựng kinh tế, theo sự xác định của Lênin, đó là thứ chính trị cần thiết nhất, quan trọng nhất, có cơ sở xã hội sâu xa nhất. ở nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, Lênin chỉ đạo xây dựng nền kinh tế theo mô hình sở hữu công cộng và kế hoạch tập trung. Sự khủng hoảng của nền kinh tế nước Nga sau thời kỳ chiến tranh và nội chiến đã quyết định sự ra đời của chính sách kinh tế mới (NEP) do Lênin khởi thảo và chỉ đạo thực hiện. Chính sách kinh tế mới đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tư duy chính trị về kinh tế của Người, chính trị đã tính tới tất yếu kinh tế, đến thực trạng và quy luật kinh tế khách quan. Tư duy chính trị về kinh tế của Lênin không phải nhất thành, bất biến mà có sự vận động đổi mới. Chính sự đổi mới đó xuất phát từ lợi ích sống còn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Với ý nghĩa đó, Lênin nhấn mạnh: chính cơ sở, chính thực chất của chính quyền Xô viết cũng như chính thực chất của sự quá độ từ CNTB sang CNXH lại ở chỗ, các nhiệm vụ chính trị giữ địa vị phụ thuộc so với các nhiệm vụ kinh tế. Điều này không mâu thuẫn với vị trí quan trọng của chính trị và ảnh hưởng xã hội ngày càng to lớn của chính trị với tư cách là đường lối, sự định hướng con đường phát triển xã hội. Theo Lênin: "chính trị không thể không chiếm địa vị ưu tiên so với kinh tế", bởi ưu tiên cho chính trị là ưu tiên cho những vấn đề căn bản quyết định cho sự phát triển của bản thân kinh tế; nếu không có một lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó không thể nào giữ vững được sự thống trị của mình và do đó cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực sản xuất. Mặt khác, giai cấp cách mạng không thể không giành quyền lực chính trị nếu như muốn xây dựng một chế độ kinh tế - xã hội vì nhân dân lao động.
Khi nói về sự thay đổi trọng tâm của công tác kinh tế và chính trị, xác định nhiệm vụ chủ yếu lúc này là quản lý, Lênin cho rằng: "muốn quản lý được tốt thì ngoài cái tài biết thuyết phục, biết chiến thắng trong cuộc nội chiến còn phải biết tổ chức trong lĩnh vực thực tiễn. Đó là nhiệm vụ khó khăn nhất, vì vấn đề là phải có tổ chức theo phương thức mới những cơ sở sâu xa nhất, những cơ sở kinh tế của đời sống của hàng chục, hàng chục triệu con người"(2). Như vậy, để có thể hoàn thành được những nhiệm vụ kinh tế, không chỉ cần tới kinh nghiệm mà còn tri thức, kỹ thuật, phương pháp quản lý, tổ chức, cần các chuyên gia có tài. Người nêu lên những yêu cầu thực tế: một mặt cần phải biết nghiên cứu cẩn thận, học hỏi những kinh nghiệm, tri thức của các chuyên gia tư sản tài giỏi; mặt khác, phải nhanh chóng đào tạo và sử dụng hợp lý các cán bộ của chế độ mới.
3. Chính trị là một khoa học và một nghệ thuật.
Khoa học và nghệ thuật trong chính trị chính là tính thống nhất hữu cơ của lý luận và phương pháp, của hệ thống các quan điểm, nguyên tắc chi phối hành động chính trị với những cách thức, phương pháp, thủ đoạn của chính trị. Lênin nói rằng điều đó không phải tự nhiên mà có, đòi hỏi phải có một sự cố gắng, giai cấp vô sản muốn thắng giai cấp tư sản thì phải đào tạo được những chính trị gia không thua kém các chính trị gia của giai cấp tư sản. Chính trị với tư cách là một khoa học "chính trị có tính logic khách quan của nó, không phụ thuộc vào những dự tính của cá nhân này hay cá nhân khác, của đảng này hay đảng khác"(3). Tính khoa học và nghệ thuật của chính trị biểu hiện nhà chính trị phải biết tôn trọng tính khách quan, phát hiện đúng quy luật khách quan và vận dụng sáng tạo các quy luật đó vào thực tiễn các hành động chính trị kết hợp sự nhạy cảm, với tính khôn khéo, nhanh trí của mình đối với các phản ứng chính trị kịp thời mà tình thế đòi hỏi. Điều đó đòi hỏi nhà chính trị phải có sự tinh tế và nhạy bén về chính trị, phải có sáng kiến và khả năng tìm tòi những quyết định chính trị vốn không dễ dàng. Lênin đã có sự chỉ dẫn quý giá về mặt triết học, vũ trang cho các nhà chính trị những tri thức, phương pháp luận cần thiết khi tiến hành các hoạt động chính trị, Người thường xuyên lưu ý rằng "Muốn đặt vấn đề một cách đúng đắn nhất thì phải chuyển từ những khái niệm trừu tượng trống rỗng sang cái cụ thể"(4). Để giải quyết thành công những vấn đề cụ thể trong những tình huống riêng biệt mà không phạm sai lầm chính trị trong lý luận và thực tiễn, nhà chính trị không được phép xem thường những vấn đề chung, những lý luận cơ bản. Sự hời hợt trong nhận thức lý luận có nguy cơ dẫn tới những sai lầm trong hành động thực tiễn như: chủ quan, duy ý chí, máy móc một cách mù quáng...
4. Con người trong chính trị.
ở đây những luận điểm của Lênin là sự phát triển tiếp tục một cách nhất quán những tư tưởng của Mác về mục đích tự thân của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là giải phóng cá nhân và giải phóng xã hội, sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân. Lênin nhiều lần nhấn mạnh tới vai trò con người trong lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội và Người cho rằng điểm xuất phát và trở về của chính trị chính là con người, "chính trị đó là số phận thực tế của hàng triệu người". Chính trị là vấn đề con người, các quan hệ chính trị là các quan hệ con người. Lênin nói rằng: "phải làm cho các cơ quan quyền lực trong thực tế là cơ quan quản lý phục vụ những người lao động biến thành cơ quan quản lý do những người lao động"(5). Tư tưởng này cho ta thấy ý nghĩa của việc đưa quần chúng từ chỗ đứng ngoài các sinh hoạt chính trị và thụ động trước các công việc quản lý xã hội của nhà nước tới chỗ trực tiếp tham gia vào xây dựng và quản lý nhà nước, ý thức được vai trò về quyền lực của mình.
Vai trò của con người dưới chủ nghĩa xã hội không chỉ thể hiện trong lĩnh vực chính trị mà trong toàn bộ mọi lĩnh vực, mọi vấn đề của chủ nghĩa xã hội. Chiến lược phát triển xã hội theo các mục tiêu và giá trị của chủ nghĩa xã hội thật ra quy tụ lại ở chiến lược con người. Đó là thực chất của vấn đề phương diện con người trong chính trị với ý nghĩa: nền chính trị thấm nhuần sâu xa nhất tính nhân dân, tinh thần dân chủ và chủ nghĩa nhân đạo phải là chính trị phục vụ con người, vì con người.
__________________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 2 (tháng 3+4)/2005
(1) V.I Lênin, toàn tập, t36, Nxb Tiến bộ, M, 1976, tr 68
(2) V.I Lênin, toàn tập, t36, Nxb Tiến bộ, M, 1977, tr 210
(3) V.I Lênin, toàn tập, t14, Nxb Tiến bộ, M, 1977, tr 246
(4) V.I Lênin, toàn tập, Nxb Sự thật, M, 1970, tr 118
(5) V.I Lênin, toàn tập, t14, Nxb Tiến bộ, M, 1977, tr 205.
Nguyễn Thị Thúy Nga
Bài liên quan
- Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về quản lý phát triển xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
- Ăngghen bàn về chủ nghĩa xã hội pháp quyền
- Chỉ dẫn của V.I.Lênin về Nhà nước trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay
- Đôi nét về triết học ngoài mác-xít hiện đại
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Một trong những nguy cơ ngấm ngầm tạo ra sự ghen ghét, đố kỵ, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, làm suy yếu tổ chức, suy yếu tập thể là uy tín giả. Nghiêm trọng hơn, nó còn thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân rất nguy hại. Suy rộng ra, uy tín giả hủy hoại nghiêm trọng thanh danh của Đảng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta nếu không được nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn.
Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về quản lý phát triển xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về quản lý phát triển xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, mặc dù không để lại những tác phẩm chuyên nghiên cứu về quản lý phát triển xã hội, nhưng qua các tác phẩm về kinh tế - chính trị, chính trị - xã hội của các ông, có thể rút ra những luận điểm cơ bản về quản lý phát triển xã hội. Các luận điểm này giúp các nhà quản lý xã hội thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội một cách duy vật, cụ thể, với tính cách là kết quả hoạt động thực tiễn xã hội của con người.
Ăngghen bàn về chủ nghĩa xã hội pháp quyền
Ăngghen bàn về chủ nghĩa xã hội pháp quyền
Sau khi hai tác phẩm kinh điển “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu và “Bàn về khế ước xã hội” của Rousseau chuyển bị về mặt lý luận cho Cách mạng dân chủ tư sản Pháp ra đời người ta thường nói đến thuộc tính pháp quyền gắn liền với nền dân chủ tư sản, người ta nói đến nhà nước pháp quyền tư sản, hệ thống dân chủ tư sản. Đến chủ nghĩa xã hội thì thuộc tính pháp quyền này lại ít được nhắc đến. Liệu chủ nghĩa xã hội có mang thuộc tính pháp quyền hay không và thuộc tính pháp quyền này khác với thuộc tính pháp quyên dân chủ tư sản như thế nào?
Chỉ dẫn của V.I.Lênin về Nhà nước trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chỉ dẫn của V.I.Lênin về Nhà nước trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, lần đầu tiên vấn đề nhà nước được V.I.Lênin trình bày một cách có hệ thống. Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm là đã làm sáng tỏ tính quy luật trong sự sinh thành, vận động và phát triển, đưa ra những dự báo khoa học về xu hướng và điều kiện về sự tự tiêu vong của nhà nước trong tiến trình tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị khoa học, cách mạng và tính thời sự. Trong tình hình hiện nay, nắm vững thực chất và vận dụng tư tưởng của tác phẩm là cơ sở vững chắc để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay
Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vừa là nhiệm vụ thường xuyên, vừa là công việc lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp bởi “đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp vô sản”(1). Bài viết nghiên cứu tư tưởng của V.I.Lênin về đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch, phân tích ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc và vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin vào cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng ở nước ta hiện nay.
Bình luận