Từ khoá : chính trị
24 bài viết
Xu hướng truyền thông chính trị cá nhân hóa trong thời đại dữ liệu lớn
Xu hướng truyền thông chính trị cá nhân hóa trong thời đại dữ liệu lớn
Thời đại số với những đột phá trong thu thập dữ liệu đã nhanh chóng tạo ra dữ liệu lớn, cho phép các chủ thể truyền thông dễ dàng nhận diện công chúng. Đây là cơ sở để cá nhân hoá đối tượng tiếp nhận thông tin truyền thông. Thời đại số vừa tạo ra cơ sở, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu tất yếu cho truyền thông chính trị ở Việt Nam phát triển theo xu hướng cá nhân hoá. Bài viết bước đầu nhận diện xu hướng truyền thông chính trị cá nhân hoá dựa trên nền tảng dữ liệu lớn. Tác giả khảo sát một số chiến dịch truyền thông chính trị theo hướng cá nhân hoá thành công ở Việt Nam gần đây, từ đó, rút ra một số vấn đề đặt ra hoạt động cho truyền thông này ở Việt Nam.
Những yêu cầu về kĩ năng biên tập ngôn ngữ sách lý luận chính trị đáp ứng mục tiêu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
Những yêu cầu về kĩ năng biên tập ngôn ngữ sách lý luận chính trị đáp ứng mục tiêu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
(LLCT&TTĐT) Sách khoa học lý luận chính trị là loại sách đặc thù, mang đậm nội dung xã hội từ góc nhìn chính trị và thể hiện quan điểm chính trị rõ ràng của người viết. Tính khoa học trong việc trình bày các vấn đề chính trị tạo nên đặc thù khoa học của loại hình sách này. Do đó, để biên tập được loại hình sách này, yêu cầu biên tập viên cần có những kỹ năng riêng, khác với các loại hình sách khác, trong đó, kỹ năng biên tập ngôn ngữ là một kỹ năng quan trọng, đòi hỏi biên tập viên cần có sự chuyên sâu về kiến thức ngôn ngữ. Bài viết trình bày về những yêu cầu đối với kỹ năng biên tập ngôn ngữ đối với bản thảo sách khoa học lý luận chính trị đáp ứng mục tiêu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là các kỹ năng: đáp ứng tính chính xác chính trị; đạt được chuẩn phong cách đối với phong cách sách khoa học lý luận chính trị; tính thời sự và tính định hướng chính trị.
Chủ động nắm bắt, ngăn chặn thông tin sai lệch trong thuyết âm mưu chính trị của các thế lực thù địch
Chủ động nắm bắt, ngăn chặn thông tin sai lệch trong thuyết âm mưu chính trị của các thế lực thù địch
Thuyết âm mưu là cách lý giải những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội theo hướng gán cho nó những âm mưu của các thế lực bí mật. Bản chất thường được hiểu theo nghĩa xấu và được thực hiện bởi những phương tiện, thủ đoạn khác nhau, trong đó “thông tin sai lệch” là công cụ hữu hiệu nhất để chống phá. Trong thời gian qua, các thế lực thù địch đã thực hiện Thuyết âm mưu chính trị, sử dụng thông tin sai lệch để chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Bài viết khái quát những nét chính về Thuyết âm mưu chính trị, phân tích những tác động của thông tin sai lệch đối với việc thực hiện Thuyết âm mưu chính trị của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam.
Rèn luyện phẩm chất chính trị nhà báo hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng
Rèn luyện phẩm chất chính trị nhà báo hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng
(LLCT&TT) Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ chính trị, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà báo vĩ đại. Tư tưởng của Người về phẩm chất chính trị của nhà báo là bộ phận trong di sản tư tưởng báo chí của Người. Hiện nay, các lực lượng thù địch và cơ hội chính trị lợi dụng sự phát triển của công nghệ truyền thông, đẩy mạnh xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta bằng những chiêu trò mới, thâm độc, nguy hiểm hơn. Việc rèn luyện phẩm chất chính trị nhà báo hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh là rất cần thiết, góp phần thực hiện chủ trương của Đại hội lần thứ XIII của Đảng “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.
Đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền
Đấu tranh với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền
Đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng nhằm bảo vệ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế.
Đổi mới công tác tuyên truyền chính trị
Đổi mới công tác tuyên truyền chính trị
Ở nước ta, tuyên truyền chính trị tập trung chủ yếu vào các nội dung tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền kỷ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại, sự kiện chính trị trong nước và quốc tế; chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đấu tranh với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Bảo vệ chính trị nội bộ Đảng – 60 năm hoạt động và trưởng thành (12-9-1962 - 12-9-2022)
Bảo vệ chính trị nội bộ Đảng – 60 năm hoạt động và trưởng thành (12-9-1962 - 12-9-2022)
Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam – người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam sớm thấy được nhiệm vụ bảo vệ Đảng là cực kỳ quan trọng, quan hệ trực tiếp đến sự sống còn của Đảng, của chế độ. Mỗi khi cách mạng nước ta chuyển qua thời kỳ mới, Đảng đều kịp thời đề ra chủ trương, biện pháp bảo vệ Đảng phù hợp, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của kẻ thù, bảo vệ cương lĩnh, điều lệ, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; lãnh đạo cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Xây dựng lực lượng Công an nhân dân luôn vững mạnh về chính trị
Xây dựng lực lượng Công an nhân dân luôn vững mạnh về chính trị
Ngày 8/8/2022, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn đẩy lùi có hiệu quả các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “ tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên Công an nhân dân”. GS, TS. NGuyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và phát biểu tại Hội thảo. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Mối quan hệ giữa pháp luật và quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Mối quan hệ giữa pháp luật và quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Mối quan hệ giữa pháp luật và quyền lực là nội dung cốt lõi của các tư tưởng chính trị, gắn liền với tiến trình vận động và phát triển của xã hội loài người, là một nội dung cơ bản của nhà nước pháp quyền; trong đó, pháp luật được sử dụng nhằm điều chỉnh và kiểm soát cơ chế vận hành quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước; ngược lại, pháp luật không thể tồn tại nếu thiếu quyền lực nhà nước - với tư cách là điều kiện bảo đảm quan trọng nhất để pháp luật được bảo vệ và thực thi nghiêm minh.
Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội - luận điểm khoa học, nhân văn và cách mạng
Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội - luận điểm khoa học, nhân văn và cách mạng
Xuất phát từ nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vai trò của văn hóa, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọng văn hóa, trong đó kiên định quan điểm “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Phát biểu ở Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24.11.2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh lại luận điểm này trong điều kiện phát triển mới của đất nước. Bài viết phân tích tính khoa học, nhân văn và cách mạng của luận điểm.
Phê phán luận điệu xuyên tạc "nhân quyền ở Việt Nam là hết sức tồi tệ"
Phê phán luận điệu xuyên tạc "nhân quyền ở Việt Nam là hết sức tồi tệ"
Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người, nhưng các thế lực phản động, thù địch cố tình xuyên tạc, vu cáo, kích động Việt Nam với “Hồ sơ nhân quyền là hết sức tồi tệ”. Bài viết tập trung phân tích, nhận diện và phản bác các luận điệu xuyên tạc, vu cáo của các thế lực phản động, thù địch về nhân quyền ở Việt Nam, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Văn học, nghệ thuật không thể đứng ngoài chính trị
Văn học, nghệ thuật không thể đứng ngoài chính trị
Văn học, nghệ thuật chính thống của một chế độ xã hội bao giờ cũng phục tùng, phục vụ việc xây dựng và củng cố chế độ xã hội ấy. Cả trên phương diện lý luận và thực tiễn đã chứng minh rõ ràng: Văn học, nghệ thuật không thể đứng ngoài chính trị, không thể tách khỏi sự lãnh đạo của giai cấp cầm quyền. Đó là quy luật. Ấy vậy mà, một số người, nhóm người vẫn cố tình đi ngược lại quy luật khách quan đó.
Đồng chí Hồ Tùng Mậu với công tác xây dựng Đảng
Đồng chí Hồ Tùng Mậu với công tác xây dựng Đảng
Đồng chí Hồ Tùng Mậu (15.6.1896 – 23.7.1951) là một trong những người cộng sản tiền bối, tiêu biểu của Đảng, nhà lãnh đạo tài năng, tận tụy, người học trò, cộng sự gần gũi, đắc lực và tin cậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương đạo đức trong sáng, đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Bài viết tập trung làm rõ những cống hiến của đồng chí Hồ Tùng Mậu với công tác xây dựng Đảng.
Quan niệm của Mác - Ăngghen về vai trò của chính trị đối với sự phát triển kinh tế
Quan niệm của Mác - Ăngghen về vai trò của chính trị đối với sự phát triển kinh tế
Đảng ta nhận thấy rõ vai trò to lớn của chính trị trong phát triển kinh tế, đã vận dụng sáng tạo quan điểm của Mác - Ăngghen vào thực tế của Việt Nam, luôn đặt mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế là mối quan hệ trọng tâm trong quá trình phát triển đất nước. Giữ vững ổn định chính trị để phát triển kinh tế, phát triển kinh tế để giữ vững ổn định chính trị đã trở thành nguyên tắc trong quá trình Đảng lãnh đạo tiến trình cách mạng nước ta.
Mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Theo những quan niệm chung nhất, văn hóa là tổng thể những hành động của con người được kết tinh và đặc trưng bởi hệ thống giá trị phù hợp với mỗi dân tộc và thời đại.
Xem nhiều
- 1 Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 3 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 4 Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- 5 Quản lý tác động của truyền thông đại chúng và dư luận xã hội đến sinh viên đại học hiện nay
- 6 Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Liên kết
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Người làm báo
- Báo Nhân Dân
- Tạp chí Tư tưởng-Văn hoá
- Tạp chí Thông tin công tác Tư tưởng
- lý luận
- Tạp chí Kiểm tra
- Tạp chí Xây dựng Đảng
- Tạp chí Dân vận
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Khoa học Chính trị