Từ khoá : quyền con người

13 bài viết

Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới

Những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người trong thời kỳ đổi mới

Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp sâu sắc đối với sự phát triển lý luận của Đảng về quyền con người. Những quan điểm của Tổng Bí thư sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng và định hướng quan trọng cho các hoạt động về quyền con người trong thời kỳ mới.

Bài 1: Những thành tựu không thể phủ nhận về quyền con người tại Việt Nam

Bài 1: Những thành tựu không thể phủ nhận về quyền con người tại Việt Nam

Những kết quả, thành tựu to lớn trên lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ, bảo đảm quyền con người mà Việt Nam đã đạt được trong 40 năm qua là minh chứng sinh động cho thấy chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta, các thế lực thù địch vẫn cố tình tìm cách phủ nhận, bịa đặt, xuyên tạc về việc thực hiện quyền con người tại Việt Nam. Vì vậy, cần phải bóc trần và đập tan luận điệu lợi dụng nhân quyền chống phá cách mạng Việt Nam.

Bảo đảm thực thi quyền con người ở Việt Nam là không thể phủ nhận

Bảo đảm thực thi quyền con người ở Việt Nam là không thể phủ nhận

Ở Việt Nam, đường lối chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước luôn nhằm bảo đảm các quyền con người, quyền công dân và chăm lo cho hạnh phúc của mọi người dân cũng như sự phát triển tự do của mỗi người. Những nội dung quan trọng này không chỉ được khẳng định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) cũng như Văn kiện Đại hội của Đảng, được thể chế hóa bằng Hiến pháp và pháp luật, mà còn được triển khai nghiêm túc trên thực tế.

Truyền thông, báo chí và vấn đề bảo vệ, bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay

Truyền thông, báo chí và vấn đề bảo vệ, bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay

Bảo vệ, bảo đảm và đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người, quyền công dân là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân, Luật Báo chí năm 2016 đã quy định rõ mối quan hệ giữa quyền con người và quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; đồng thời nhấn mạnh vai trò của truyền thông, báo chí trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, cũng như tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền con người và chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trên lĩnh vực quyền con người.

Tính thống nhất biện chứng giữa quyền con người với quyền dân tộc trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 - Ý nghĩa đối với cuộc đấu tranh vì quyền con người chân chính hiện nay

Tính thống nhất biện chứng giữa quyền con người với quyền dân tộc trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 - Ý nghĩa đối với cuộc đấu tranh vì quyền con người chân chính hiện nay

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền con người không chỉ là các quyền thuộc về cá nhân, là giá trị nhân văn vốn có và thiêng liêng của mỗi người, mà còn là giá trị văn hóa của cộng đồng quốc gia - dân tộc. Cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc phát triển lý luận về quyền con người và luật quốc tế về quyền con người là đã gắn kết hai chủ thể của quyền (quyền con người với tính cách là cá nhân và với tính cách là quốc gia - dân tộc) vào trong một khái niệm quyền con người. Cùng với thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, hai khái niệm pháp lý trên đã được phát triển thành quyền dân tộc cơ bản, bao gồm quyền được tồn tại (quyền sống), độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

Cách nhìn định kiến và lối ngụy tạo không thể “bẻ cong” sự thật, không thể phủ nhận được những thành tựu to lớn về quyền con người ở Việt Nam

Cách nhìn định kiến và lối ngụy tạo không thể “bẻ cong” sự thật, không thể phủ nhận được những thành tựu to lớn về quyền con người ở Việt Nam

Quyền con người (nhân quyền - human rights) là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử, là giá trị chung mà nhân loại phấn đấu và hướng tới, được cộng đồng quốc tế, các quốc gia thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ bằng hệ thống pháp luật. Ngày nay, quyền con người được xem là thước đo quan trọng để đánh giá sự tiến bộ và trình độ văn minh của các quốc gia, khu vực. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị luôn tìm cách lợi dụng nhằm thực hiện mưu đồ gây mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, mưu toan xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Bảo vệ quyền riêng tư trong bối cảnh khẩn cấp: Nhìn từ đại dịch Covid - 19

Bảo vệ quyền riêng tư trong bối cảnh khẩn cấp: Nhìn từ đại dịch Covid - 19

Việc xâm phạm quyền riêng tư là vi phạm pháp luật. Quyền riêng tư là quyền của cá nhân đã được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên nội hàm của quyền riêng tư và việc xã hội đã và đang ứng xử với quyền riêng tư như thế nào có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hưởng quyền này của cá nhân. Trong thời gian vừa qua, với sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 quyền riêng tư và việc bảo vệ quyền này đang có những vấn đề cần được quan tâm. Bài viết góp thêm ý kiến về sự bảo vệ quyền riêng tư trong bối cảnh đặc biệt - dịch bệnh đang tác động đến tất cả các phương diện của đời sống xã hội và cả quyền riêng tư của cá nhân.

Bình đẳng - thông điệp Ngày dân số thế giới năm 2005

Bình đẳng - thông điệp Ngày dân số thế giới năm 2005

Ngày 11.7, chúng ta cùng nhau kỷ niệm Ngày dân số thế giới với chủ đề là bình đẳng; bình đẳng vì sự công bằng và quyền con người cho mọi người. Một điều rõ ràng là quyền con người phải là tâm điểm của mọi nỗ lực giảm nghèo đói, sự phân biệt và xung đột. Sự bình đẳng là cơ hội và con đường dẫn đến giáo dục, chính trị, kinh tế và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tinh thần có chất lượng cho cả nam giới và phụ nữ, cả trẻ em trai lẫn trẻ em gái. Bình đẳng giới trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái; bình đẳng giới làm cho gia đình bền vững hơn, cộng đồng và đất nước tốt hơn. Bình đẳng giới là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững cũng như cho một chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân.