Bình đẳng - thông điệp Ngày dân số thế giới năm 2005
Giáo dục và sự tiếp cận bình đẳng tới việc làm và tín dụng nhỏ là những quyền của con người và là thành tố không thể thiếu được đối với sự tiến bộ kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, dù đã đạt được những tiến bộ nhất định, thì sự khác biệt dai dẳng vẫn tiếp tục tồn tại trong quyền tiếp cận tới giáo dục. Nhiều phụ nữ trên thế giới vẫn mù chữ vì không được đi học khi còn nhỏ. Ngay cả ở những nước có tỷ lệ cao trong tuyển sinh cấp học cơ sở, thì sự tiếp cận một cách công bằng đến trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học cũng như chất lượng giáo dục vẫn là một vấn đề. Các bậc cha mẹ thường đầu tư cho chuyện học hành của con trai nhiều hơn cho con gái; coi nhẹ vai trò, khả năng và tiềm năng của con gái trong việc hỗ trợ kinh tế cho gia đình.
Ở nhiều quốc gia, phụ nữ được tiếp cận ít hơn tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản. Các bé gái ít được quan tâm hơn so với các bé trai, và điều này làm cho các em gái có thể bị ốm đau và tử vong nhiều hơn. Trong giai đoạn vị thành niên, các cô gái trẻ không được tư vấn đầy đủ, thiếu khả năng tiếp cận tới các thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản và điều này làm tăng rủi ro có thai ngoài ý muốn khi còn ít tuổi, nạo phá thai không an tòan, làm gia tăng nguy cơ biến chứng trong khi sinh, cũng như nguy cơ bị mắc các viêm nhiễm lây truyền qua quan hệ tình dục và HIV/AIDS.
Bất cập cũng vẫn tiếp tục tồn tại trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại cũng như trong việc đảm bảo các biện pháp này luôn có sẵn để sử dụng. Những cấm kỵ văn hóa, những tín ngưỡng truyền thống và việc thiếu kiến thức về cơ thể của bản thân gây ảnh hưởng đến khả năng tự quyết của phụ nữ về qui mô của chính gia đình họ. Thế nhưng với bình đẳng giới, sự tham gia của nam giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình được xem là rất quan trọng. Bình đẳng giới cũng công nhận rằng nam và nữ có những nhu cầu và ưu tiên khác nhau.
Sự bất bình đẳng cuối cùng mà tôi muốn nêu ra hôm nay đó là bạo hành đối với phụ nữ. Như ông Kofi Annan, Tổng thư ký Liên hiệp quốc đã nói: “Bạo hành đối với phụ nữ có thể được xem là sự xâm phạm quyền con người đáng xấu hổ nhất. Sự bạo hành này diễn ra ở mọi nơi, trong mọi nền văn hóa, mọi hòan cảnh kinh tế. Nếu sự bạo hành này tiếp tục tồn tại, chúng ta không thể khẳng định những tiến bộ nhằm đạt được sự bình đẳng, phát triển và hòa bình”.
Bạo hành đối với phụ nữ hay bạo hành giới diễn ra với nhiều hình thức khác nhau: từ bạo hành gia đình và ép buộc vợ, bạn tình quan hệ tình dục, ép có thai, phá thai và tục giết trẻ sơ sinh do ý thích con trai/con gái, hiếp dâm, quấy rối tình dục, cho đến buôn bán phụ nữ và trẻ em gái và ép buộc bán dâm.
Bạo hành đối với phụ nữ được nhìn nhận là một vấn đề sức khỏe cộng đồng (chứ không còn là vấn đề cá nhân nữa) với những khía cạnh luật pháp, xã hội, văn hóa, kinh tế và tâm sinh lý. Chúng ta cần phải thay đổi nhận thức của chúng ta về những nạn nhân của bạo hành gia đình và lạm dụng tình dục, nạn nhân của những vụ buôn bán người và nạn mại dâm để có thể khuyến khích sự hợp tác của mọi thành phần trong xã hội cũng như động viên những nạn nhân này tìm kiếm các dịch vụ y tế và sự bảo trợ. Chúng ta cũng cần sự tham gia của nam giới trong vai trò là những đối tác để quảng bá cho một nền văn hóa không có bạo lực.
Ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau khẳng định sẽ cống hiến vì sự nghiệp bình đẳng giới trên tòan thế giới và ở Việt Nam. Chúng ta hãy ghi nhớ rằng, khi cả nam và nữ được tham gia một cách bình đẳng và thực hiện đầy đủ quyền con người, cả thế giới sẽ có lợi./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 4 (tháng 7+8)/2005
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận