Tăng trưởng nhanh và bền vững đứng trên ba chân: kinh tế, xã hội và môi trường
Phát triển nhanh và bền vững đã trở thành một vấn đề vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược hiện nay. Phát triển nhanh và bền vững bao gồm sự phát triển về 3 mặt: tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Tăng trưởng kinh tế của nước ta phải đồng thời đáp ứng cả 2 yêu cầu: một mặt phải tăng trưởng với tốc độ cao, mặt khác phải tăng trưởng bền vững. Kinh tế tăng nhanh để chống tụt hậu.
Tăng trưởng với tốc độ cao không chỉ là tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội khác mà còn để khắc phục điểm xuất phát thấp và chống tụt hậu xa hơn về kinh tế. Về mặt này, có thể vui mừng là nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. GDP bình quân đầu người tính bằng USD, nếu năm 1995 mới đạt 298 USD, năm 2000 đạt 403,6 USD thì đến năm 2004, ước tính đạt khoảng 553USD. Tính theo tỷ giá sức mua tương đương, nếu năm 1995 mới đạt 1.236USD, năm 2003 đạt 2.300USD, thì đến năm 2004 theo tính đã đạt khoảng 2.580USD.
Song điểm xuất phát về kinh tế của nước ta còn thấp. Tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương, GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới bằng 72,1% của Indonesia, bằng 55% của Philippines, bằng 32,8% của Thái Lan, bằng 25,2% của Malaysia, bằng 12% của Brunei, bằng 9,6% của Singapore, tính chung bằng 59,4% mức bình quân của khu vực. Với giả thiết, nếu các nước trên “đứng yên” (tức là tốc độ tăng trưởng GDP vừa bằng với tốc độ tăng dân số), với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người như thời kỳ 2001-2004 là 5,77%/năm của nước ta thì số năm mà nước ta phải mất để đuổi kịp các nước trên như sau: Indonesia trên 6 năm; Philippines gần 11 năm; Thái Lan gần 21 năm; Malaysia gần 25 năm; Brunei gần 39 năm; Singapore gần 34 năm.
Nhưng đó chỉ là giả thiết, trong thực tế các nước này sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997 - 1998 đã phục hồi tốc độ tăng trưởng, thậm chí có nước còn tăng trưởng với tốc độ cao hơn cả nước ta (như Singapore năm 2004 đã tăng trên 8%). Khi giá trị của 1% tăng lên của Việt Nam còn nhỏ hơn nhiều thì dù tốc độ tăng của Việt Nam có thuộc loại cao, nhưng chênh lệch tuyệt đối về mức bình quân đầu người vẫn còn lớn, thậm chí vẫn tiếp tục gia tăng. Chính vì vậy, mục tiêu tăng trưởng 8,5% của năm 2005 do Quốc hội và Chính phủ có quyết tâm cao hơn để thực hiện mục tiêu tăng 7,5%/năm trong thời kỳ 2001 - 2005, đồng thời Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 với quyết tâm đạt GDP bình quân đầu người năm 2010 cao gấp đôi năm 2000. Đó là những mục tiêu tuy còn thấp so với yêu cầu, nhưng lại rất cao so với khả năng thực hiện, nên một mặt phải khai thác tốt mọi nguồn nhân lực về vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, mặt khác phải nâng cao chất lượng tăng trưởng. Như vậy cần khắc phục những hạn chế trong thời gian qua và có biện pháp mang tính đột phá trong thời gian tới.
Trước hết là vốn đầu tư
Thời gian qua việc thu hút vốn đầu tư cho tăng trưởng có nhiều kết quả về tổng lượng vốn, về tỉ lệ vốn so với GDP và cả về cơ cấu nguồn vốn. Vốn khu vực nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất, nhưng tỉ trọng trong tổng số vốn đã giảm từ 58,7% năm 1999 xuống 56% năm 2004, trong khi tỷ trọng của khu vực ngòai quốc doanh tăng từ 24% lên 26,9% của khu vực có vốn đầu tư nước ngòai duy trì ở mức trên 7,0%.
Về lao động, mặc dù được quan tâm bằng nhiều biện pháp, nên đã giảm được tỉ lệ thất nghiệp, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, nhưng hiện vẫn là một trong những vấn đề nổi cộm. Tỷ lệ thất nghiệp trong điều kiện chưa có trợ cấp thất nghiệp vẫn còn 5,6%; thời gian nông nhàn ở nông thôn vẫn còn 21% chưa được sử dụng.
Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành còn chậm, nên năng suất lao động còn thấp. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mặc dù đã tăng lên, hiện đạt 22,5%, nhưng vẫn còn thấp xa so với mục tiêu 30% vào năm 2005 và 40% vào năm 2010.
Cơ cấu kinh tế vẫn tập trung chủ yếu vào những ngành, sản phẩm truyền thống, công nghệ chưa cao. Tỷ trọng dịch vụ chủ yếu vẫn còn thấp xa so với tỷ trọng đã đạt được trong thời kỳ 1992 - 2002.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp có sản lượng xuất khẩu đạt thứ bậc cao (như gạo, cà phê, chè, hạt tiêu,...), tuy khối lượng xuất klhẩu lớn, nhưng không có thương hiệu riêng, phải bán qua trung gian, nên chẳng những không quyết định được giá cả mà thường bị thấp so với giá thế giới. Tăng trưởng công nghiệp cao, nhưng còn mang nặng tính gia công, phụ thuộc vào nước ngòai về nguồn nguyên liệu nên giá trị tăng thêm và thực thu ngoại tệ thấp. Xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu, nhưng cơ cấu xuất khẩu vẫn chủ yếu là nguyên liệu thô khai thác tài nguyên (như dầu thô, than đá), hàng nông sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế (cà phê, tiêu, điều, cao su, chè), hàng công nghiệp nhưng chủ yếu là gia công (dệt, may, giày dép, điện tử, máy tính...). Nhập siêu gia tăng mạnh. Đáng chú ý, nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước rất lớn và gia tăng cả về quy mô tuyệt đối và tỷ lệ so với kim ngạch xuất khẩu, chứng tỏ khu vực này đã không tận dụng được cơ hội mà còn gặp thách thức lớn hơn khi giảm thuế suất, thuế nhập khẩu theo cam kết hội nhập.
Thu chi ngân sách tuy rất cố gắng, nhưng còn một số yếu tố thiếu vững chắc do tỷ trọng thu từ dầu thô, thuế nhập khẩu còn lớn (trên dưới 50%); tình trạng thất thu ngân sách và tình trạng lãng phí, thất thoát trong chi ngân sách còn lớn; bội chi ngân sách vẫn còn chiếm trên dưới 5% GDP. Trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, tỷ lệ nợ xấu đã giảm nhưng vẫn còn cao; việc sử dụng tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn còn vượt quá giới hạn an tòan; lãi xuất tín dụng còn quá cao so với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp.
Phát triển kinh tế hướng vào con người
Tăng trưởng kinh tế sẽ không bền vững nếu không gắn với phát triển xã hội, bởi phát triển xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của tăng trưởng kinh tế, hơn nữa, đường lối kinh tề mà Việt Nam lựa chọn là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Biểu hiện tổng hợp nhất của tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội là chỉ số phát triển con người (HDI). HDI của Việt Nam đã đạt được kết quả khả quan trên ba mặt:
Một, HDI của Việt Nam đã gia tăng tương đối nhanh và liên tục qua các năm.
Hai, xếp hạng HDI của Việt Nam trong các nước và vùng lãnh thổ đã gia tăng khá. Từ năm 1995 đến nay, trong khu vực Đông Nam á, thứ bậc của Việt Nam được nâng lên từ thứ 7 lên thứ 6; ở châu á đã từ thứ 32 lên thứ 28; trên thế giới từ 122 lên 109.
Ba, xếp hạng của Việt Nam về HDI đã cao hơn xếp hạng về GDP bình quân đầu người tính bằng USD, theo tỷ giá sức mua tương đương: Trong khu vực Đông Nam á là thứ 6 so với thứ 7, ở châu Á là thứ 28 so với thứ 36, trên thế giới là 109 so với 130. Điều đó chứng tỏ, tăng trưởng kinh tế đã hướng vào sự phát triển con người - vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của tăng trưởng kinh tế, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta. Kết quả trên đạt được nhờ sự đóng góp cao hơn của chỉ số tuổi thọ và chỉ số giáo dục so với chỉ số về GDP bình quân đầu người. Tuổi thọ bình quân năm 1995 mới đạt 62 thì năm 2003 đã đạt 70, về đích trước 2 năm so với mục tiêu đã đề ra đến năm 2005.
Tuy nhiên, thứ bậc về HDI cũng còn thấp so với các nước trên thế giới, ở châu á và trong khu vực, đòi hỏi còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa, đặc biệt là nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng hoạt động y tế. Chất lượng giáo dục từ phổ thông đến đại học nhìn chung còn thấp, chạy theo số lượng nhiều hơn là chất lượng. Cách dạy và học nặng về thuộc lòng còn kém tính sáng tạo và năng lực thực hành. Bệnh chạy theo thành tích rất nặng khi tỷ lệ tốt nghiệp rất cao, còn tỷ lệ đạt điểm trung bình khi thi vào đại học năm 2003 chỉ đạt 14%, năm 2004 chỉ có 23%. Xã hội vẫn chưa yên tâm về nội dung và cách thức cải cách giáo dục. Chất lượng đào tạo chưa có chuyển biến rõ rệt, chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực và đào tạo nhân tài. Giá thuốc tăng liên tục với tốc độ cao gấp nhiều lần giá tiêu dùng, trong khi người nghèo thì hay ốm và đã ốm thì nghèo; chậm khắc phục sự phân biệt đối xử trong khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế với khám, chữa bệnh có nộp phí dịch vụ, dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trái với y đức.
Một biểu hiện khác của phát triển xã hội là giảm tỷ lệ nghèo lương thực - thực phẩm từ 55% năm 1990 xuống dưới 10% năm 2002 và chỉ còn khoảng 8% trong năm 2004, giảm tỉ lệ nghèo chung 27%. Tuy nhiên, chênh lệch giàu nghèo gia tăng: thu nhập của 20% nhóm hộ giàu nhất so với 20% nhóm hộ nghèo nhất nếu năm 1990 mới có 4,1 lần; năm 1991 là 4,2 lần, năm 1993 là 6,2 lần, năm 1994 là 6,5 lần, năm 1995 là 7 lần, năm 1996 là 7,3 lần, năm 1999 là 7,6 lần và năm 2002 là 8,1 lần, đến nay có thể cao hơn. Tuy hệ số này còn thấp hơn một số nước nhưng sự gia tăng là đáng quan tâm, trong khi nước ta hiện nay mới thực hiện cơ chế thị trường được hơn chục năm, lại phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, còn các nước khác đã có hàng trăm năm phát triển tư bản chủ nghĩa.
Quyền của nữ giới cũng đạt được nhiều thành tựu, trong đó nổi bật nhất là xếp hạng về chỉ số giới của Việt Nam đứng thứ 89, cao hơn cả xếp hạng của HDI về GDP bình quân đầu người.
Việc chăm sóc trẻ em có tiến bộ, nổi bật nhất là tỷ lệ suy dinh dưỡng, cân nặng theo tuổi đã giảm từ 40,7% năm 1997 xuống còn khoảng 26% năm 2004; giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi; loại trừ bệnh bại liệt, thanh toán thiếu vitamin A, giảm tỉ lệ sơ sinh thiếu cân.
Vừa tăng trưởng vừa bảo vệ sinh thái.
Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái mới là tăng trưởng bền vững. Tăng trưởng bền vững là tăng trưởng không làm cạn kiệt tài nguyên, không gây ô nhiễm môi trường hoặc tham gia vào việc chống xuống cấp của môi trường, hạn chế tác động xấu của thiên tai. Năm 2004, lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái đã có tiến bộ so với những năm trước, khi diện tích rừng trồng tập trung tăng 1,6%, số cây trồng phân tán tăng 4,4%, diện tích rừng được chăm sóc tăng 4,8%, diện tích rừng giao khoán bảo vệ tăng 4%, diện tích rừng bị cháy giảm 25%, diện tích rừng bị phá giảm 31,7%.
Tuy nhiên, môi trường sinh thái đang bị hủy hoại, nhiều mặt xuống cấp nghiêm trọng, từ đất, rừng, nước, không khí, ở mọi nơi, mọi lúc. Sự xuống cấp này chẳng những ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, đến tăng trưởng kinh tế và môi trường sống, mà còn phải bỏ ra một số tiền lớn để phòng, chống, khắc phục sự xuống cấp đó. Đây là lĩnh vực còn rất nhiều việc phải làm. Trong khi còn nhiều nhà máy, cảng chưa được di chuyển ra khỏi khu đông dân, thì việc xây dựng mới ở nhiều nơi lại chưa tính đến sự mở rộng đô thị trong tương lai gần./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền Số 4 (tháng 7+8).2005
Bài liên quan
- Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
- Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
- Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của ngành công nghiệp xuất bản trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Xem nhiều
- 1 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 2 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- 5 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 6 Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Chuyển đổi số báo chí và đào tạo báo chí
Chuyển đổi số báo chí là sự thay đổi toàn diện, cả về phương thức hoạt động, mô hình tổ chức, kỹ năng sáng tạo và truyền tải thông tin báo chí, đòi hỏi sự thay đổi về nhận thức, thái độ từ các nhà lãnh đạo đến mỗi nhà báo trong các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số cũng là điều kiện phát triển báo chí dựa trên mô hình hội tụ, đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ... Quá trình đó cũng tác động sâu sắc và toàn diện đến hoạt động đào tạo báo chí để tạo dựng nguồn nhân lực thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số.
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả
Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”:
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Với cộng đồng 54 dân tộc anh em, Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét riêng, trở thành tài sản quý giá làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc. Giữ gìn và bảo vệ các giá trị di sản văn hóa truyền thống chính là góp phần củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc - một sức mạnh nội sinh to lớn và vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chạy đua vũ trang, các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina ở Đông Âu, giữa Israel và Palestine vùng các tổ chức hồi giáo ở Trung Đông diễn biến ngày càng căng thẳng đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Tuy vậy, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là mục tiêu hướng tới của các nước, là xu hướng chính trị -xã hội tất yếu của nhân loại, từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận