Thứ năm, 08:38 25-04-2024

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông điện tử

Ban Hợp tác quốc tế

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Vai trò của phát ngôn đối ngoại đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Vai trò của phát ngôn đối ngoại đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Phát ngôn đối ngoại là một cách thức để thực hiện công tác đối ngoại. Công tác phát ngôn đối ngoại nhằm mục đích bảo vệ và quảng bá lợi ích của quốc gia, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy sự hợp tác, giao lưu văn hóa, thương mại, đầu tư và hòa bình với các quốc gia khác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và bùng nổ thông tin, phát ngôn đối ngoại là kênh thông tin chính thức, uy tín và đáng tin cậy. Phát ngôn đối ngoại là hoạt động bày tỏ quan điểm của Việt Nam về đường lối, chính sách đối ngoại, cũng như quan điểm của Việt Nam về các vấn đề quốc tế và khu vực. Bên cạnh đó, phát ngôn đối ngoại là hình thức quảng bá hình ảnh đất nước con người, văn hóa, phong tục tập quán Việt Nam ra thế giới. Qua đó, phát ngôn đối ngoại không chỉ đóng góp vào việc thực hiện đường lối và chính sách đối ngoại mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước. Đồng thời, phát ngôn đối ngoại cũng là cách thức đấu tranh, phê phán và bác bỏ những thông tin sai lệch, những luận điệu bôi xấu và xuyên tạc về Việt Nam.

Phản ứng của Trung Quốc đối với chính sách hành động hướng đông của Ấn Độ

Phản ứng của Trung Quốc đối với chính sách hành động hướng đông của Ấn Độ

Năm 2024 đánh dấu chặng đường 10 năm Ấn Độ điều chỉnh từ chính sách Hướng Đông sang Chính sách Hành động hướng Đông (AEP) kể từ lần đầu tiên Thủ tướng N. Modi đề cập trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á năm 2014 ở Myanmar. Đối với Trung Quốc, trong quá trình Ấn Độ triển khai AEP, mặc dù chính phủ nước này không đưa ra các tuyên bố chính thức nhưng từ thực tế quan hệ Ấn - Trung, có thể thấy Trung Quốc có các động thái kiềm chế sự điều chỉnh, mở rộng về phạm vi địa lý, lĩnh vực hợp tác và đối tác của Ấn Độ. Theo đó, Trung Quốc đã triển khai chính sách vừa hợp tác, vừa phòng ngừa rủi ro với Ấn Độ để phân tán sự triển khai và hiệu quả của AEP. Thông qua việc phân tích đánh giá phản ứng của Trung Quốc đối với AEP của Ấn Độ, kết quả nghiên cứu cho thấy, phản ứng của Trung Quốc đối với AEP là một phần trong chuỗi chiến lược toàn cầu nhằm kiềm toả sự gia tăng quyền lực và ảnh hưởng của Ấn Độ không những ở Đông Nam Á, Đông Á mà còn toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Các động thái này của Trung Quốc đối với AEP của Ấn Độ cũng phần nào ảnh hưởng đến Việt Nam nói riêng và quan hệ Việt - Ấn nói chung.

Đoàn cán bộ, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền và một số cơ quan báo chí thăm Quỹ Báo chí Hàn Quốc

Đoàn cán bộ, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền và một số cơ quan báo chí thăm Quỹ Báo chí Hàn Quốc

Trong khuôn khổ chương trình tập huấn Dự án hỗ trợ Học viện Báo chí và Tuyên truyền nâng cao năng lực thực thi chính sách của Chính phủ giai đoạn 2 (2022-2024), ngày 22-8, tại Thủ đô Seoul, Quỹ Báo chí Hàn Quốc (KPF) đã đón đoàn cán bộ, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng đại diện một số cơ quan báo chí của Việt Nam đến thăm và làm việc.

Thông báo tuyển sinh Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu năm 2024

Thông báo tuyển sinh Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu năm 2024

Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, PR và Thương hiệu thông báo tuyển sinh năm 2024 với 100 chỉ tiêu. Đây là chương trình nhượng quyền giữa Đại học Middlesex (Vương quốc Anh) và Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tốt nghiệp Chương trình, sinh viên được nhận bằng Cử nhân Quảng cáo, PR và Thương hiệu có giá trị quốc tế và đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.

XEM THÊM TIN