Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để lan truyền tin sai sự thật

Mới chỉ ra mắt vào tháng 11/2022, tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn, ChatGPT - ứng dụng phần mềm dùng để quản lý một hệ thống thảo luận trực tuyến do Công ty OpenAI của Mỹ phát triển đã lập tức tạo thành cơn sốt trên toàn thế giới. Chỉ sau 40 ngày kể từ khi chính thức ra mắt, ChatGPT vượt mốc 10 triệu người dùng, một con số mà trước đó Instagram phải cần đến 355 ngày mới có thể đạt được. Sự hứng thú của người dùng đối với ứng dụng này được lý giải là bởi sự hồi đáp nhanh chóng và lưu loát trên nhiều lĩnh vực, khả năng tổng hợp, huy động khối lượng kiến thức khổng lồ. Do đó, nếu như trước kia nhiều người vẫn quen dùng Google để tra cứu thông tin thì nay đã chuyển sang sử dụng ChatGPT. Thậm chí, phần mềm này còn có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng như làm thơ, viết truyện, viết các bài luận,…
Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia, ChatGPT tồn tại không ít hạn chế, cụ thể là nội dung các câu trả lời có độ chính xác không đồng đều về dữ kiện thực tế. Bởi vậy, trong nhiều trường hợp nội dung hồi đáp của GPT bị sai lệch, vô căn cứ. Nguyên nhân là bởi giống như nhiều chatbot AI khác, ChatGPT có nhược điểm lớn là không biết chính xác thông tin đưa ra dựa trên dữ liệu tổng hợp từ internet có đúng hay không.
Chính Công ty OpenAI cũng đưa ra cảnh báo đối với người dùng rằng: "Các câu trả lời bạn nhận được nghe hợp lý và thậm chí có căn cứ, nhưng chúng có thể hoàn toàn sai". Thực tế đến nay, sau 5 tháng vận hành, từ những điểm yếu mà ChatGPT bộc lộ trên thực tế, nhiều chuyên gia đã hết sức lo lắng về việc ChatGPT có thể tạo ra thông tin sai lệch với quy mô lớn và tần suất thường xuyên hơn so với những công cụ AI thế hệ trước.
Giáo sư Arvind Narayanan hiện đang giảng dạy tại Khoa học máy tính của Ðại học Princeton (Mỹ) bình luận: "Ðiều nguy hiểm là bạn không thể biết khi nào ChatGPT trả lời sai, trừ khi bạn đã biết trước câu trả lời". Vị giáo sư này đã hỏi ChatGPT một số câu hỏi cơ bản về bảo mật thông tin mà ông đã cho sinh viên làm trong một kỳ thi. Kết quả là chatbot này đã đưa ra những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng thực ra rất vô nghĩa.
Không chỉ dừng lại ở việc những câu trả lời "vô nghĩa", theo ông Gordon Crovitz, đồng giám đốc điều hành của NewsGuard (công ty theo dõi thông tin sai lệch trên mạng) nhận định sản phẩm của Công ty OpenAI sẽ trở thành công cụ phát tán thông tin sai lệch mạnh nhất từng có trên internet. Ông chia sẻ: "Việc tạo ra một câu chuyện sai lệch giờ đây có thể được thực hiện ở quy mô lớn và tần suất thường xuyên hơn nhiều. Giống như việc có cả một "đại lý AI" để đóng góp cho những thông tin sai lệch đó". Không khó để hình dung mức độ nguy hại đến xã hội sẽ là rất lớn nếu những thông tin sai lệch được phát tán dày đặc nhân danh "trí tuệ nhân tạo".
Trước đó, nguy cơ này đã được các nhà nghiên cứu thuộc OpenAI đặt ra. Cụ thể là từ năm 2020, họ đã phát hiện thấy GPT-3, công nghệ cơ sở của ChatGPT, có kiến thức sâu rộng về các cộng đồng cực đoan và có thể được thúc đẩy để tạo ra các cuộc luận chiến liên quan chính trị, thậm chí tạo ra các văn bản cực đoan đa ngôn ngữ. Tuy nhiên, do sự mới mẻ và những ưu điểm vượt trội, nên hiện nay cộng đồng vẫn đang dành nhiều sự quan tâm với ChatGPT, điều này tạo nên một hiệu ứng công nghệ có tính toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam.
Tại Việt Nam, liên quan nội dung thiếu chính xác mà phần mềm ChatGPT cung cấp, đã và đang xuất hiện những biểu hiện tiêu cực rất đáng lo ngại. Cụ thể là một số đối tượng chống phá, thù địch đã và đang triệt để khai thác những phần trả lời ngô nghê, sai sót về kiến thức từ phần mềm này rồi mặc nhiên coi đó như một "căn cứ tin cậy" để đăng tải trên các diễn đàn, trang mạng xã hội hòng xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ, chống phá Ðảng, Nhà nước.
Cũng với cách làm tương tự, ngày 6/2/2023 trên một trang báo tiếng Việt ở hải ngoại đã nhân danh người dân để đưa ra những câu hỏi theo kiểu so sánh, ẩn dụ, gây khó hiểu đối với một phần mềm công nghệ. Với cách đặt câu hỏi như vậy, có thể dự đoán ngay được việc ChatGPT khó lòng trả lời được. Thế nhưng, cố tình đặt câu hỏi đánh đố rồi lợi dụng những thông tin sai lệch mà ChatGPT đưa ra, bài viết lập tức quy kết rằng, "Câu trả lời mà ChatGPT đưa ra được cho là khác hoàn toàn với những gì người dân trong nước được nghe lâu nay".
Bài viết có nội dung xuyên tạc nêu trên đã lập tức được một số đối tượng phản động lan truyền trên mạng xã hội với mục đích dắt mũi dư luận, hướng lái người dân hiểu sai về Ðảng, về lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhân cơ hội này, các đối tượng chống phá mặc sức bài xích, lên án quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam, xuyên tạc rằng người dân không dám bày tỏ quan điểm của mình mà phải bắt buộc sử dụng các nguồn dữ liệu duy nhất của Việt Nam đang quy định.
Ðáng buồn là một số người thiếu thiện chí hoặc do hồn nhiên, nhẹ dạ, a dua theo đám đông đã tham gia bình luận, chia sẻ bài viết, thậm chí sử dụng những hình ảnh mang tính chất giải trí, đùa cợt để câu like, câu view mà không nhận thức được rằng hành động đó đã tiếp tay cho các đối tượng xấu.
Nhìn nhận, đánh giá về sự việc nêu trên, nhiều người đã bày tỏ sự bất bình, đồng thời cho rằng đây là một cách hành xử không đàng hoàng, thiếu nghiêm túc, thậm chí là thể hiện rõ ý đồ xấu. Bởi thực tế dù là một phần mềm công nghệ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các phần mềm trước đó song không thể coi ChatGPT như một cuốn "Bách khoa thư", không phải là một "cỗ máy biết tuốt" mà chỉ là một nguồn thông tin để tham khảo. Trong quá trình sử dụng, những bất cập, hạn chế của ChatGPT đã bộc lộ, đó là vẫn còn không ít khiếm khuyết về ngôn ngữ, cách diễn đạt cũng như những sai sót về thông tin. Thời gian qua, cộng đồng mạng chia sẻ khá nhiều những câu trả lời "cười ra nước mắt" của ChatGPT.
Như liên quan tác phẩm "Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố, ChatGPT trả lời: "Anh ta (tức Ngô Tất Tố) được biết đến như một trong những người tiên tiến trong việc tắt đèn tại Việt Nam trong thập niên 20... Ngô Tất Tố tin rằng tắt đèn là một hoạt động nhỏ nhưng có tác dụng lớn trong việc bảo vệ môi trường". Ðây có thể xem là một thí dụ điển hình cho thấy những lỗ hổng rất lớn của ChatGPT trong quá trình thu thập thông tin để trả lời câu hỏi của người dùng.
Thế nhưng, các đối tượng xấu đã lợi dụng điểm hạn chế này của ChatGPT để phục vụ cho những mục đích đen tối. Khai thác phần trả lời ngô nghê, đầy sai sót của ChatGPT liên quan lĩnh vực chính trị, tư tưởng, các đối tượng này đã sử dụng để bôi nhọ, xuyên tạc lãnh tụ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, bác bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Không khó để nhận thấy rằng, các đối tượng chống phá âm mưu tạo ra sự hoang mang, nghi ngờ trong quần chúng nhân dân, chia rẽ nhân dân với Ðảng, Nhà nước, mất lòng tin vào chế độ. Do đó, chúng ta cần tỉnh táo nhận diện thủ đoạn chống phá mới này để có biện pháp ngăn chặn và đấu tranh kịp thời.
Ngày 3/3 vừa qua, tại cuộc họp về tình hình kinh tế-xã hội tháng 2 và định hướng nhiệm vụ trong tháng 3/2023 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ông Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an thành phố cho biết: "Ứng dụng ChatGPT đang tiềm ẩn nguy cơ bị lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc nhằm mục đích phá hoại các chính sách của Nhà nước. Do đó, trong quá trình sử dụng của cộng đồng nếu cơ quan quản lý nhà nước không có những giải pháp để kiểm soát mà buông lỏng tuyên truyền hoặc không có quy chế cụ thể, sẽ tạo ra khe hở cho các hoạt động sử dụng công nghệ nhằm mục đích phá hoại". Vấn đề này rất cần các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương cũng như các bộ, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội,… quan tâm. Theo đó phải kịp thời nắm bắt, phát hiện những diễn biến bất thường trong đời sống xã hội, nhất là trên môi trường mạng từ đó có cách giải quyết phù hợp, bảo đảm an ninh trật tự, ổn định xã hội.
Với mỗi người sử dụng ChatGPT nói riêng và các phần mềm hỗ trợ cung cấp thông tin nói chung cần hình thành kỹ năng sàng lọc, lựa chọn thông tin chuẩn xác. Hiện nay, chúng ta có nhiều công cụ, phương pháp để kiểm chứng thông tin. Hãy để các ứng dụng khoa học-công nghệ phục vụ con người thay vì con người bị lệ thuộc, dẫn dắt bởi những cỗ máy, để rồi bị lạc lối vào ma trận thông tin không chính xác và rất có thể bị đối tượng xấu lợi dụng./.
Nguồn: Bài đăng trên báo Nhân dân điện tử ngày 21/03/2023
Bài liên quan
- Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 3: Khẳng định vai trò của nền báo chí cách mạng Việt Nam (Tiếp theo và hết)
- Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 2: Vạch trần thủ đoạn phi chính trị hóa báo chí
- Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 1: Âm mưu, hành động thao túng, bẻ lái báo chí
- Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử Đảng trên không gian mạng của các thế lực thù địch
- Phê phán luận điệu xuyên tạc các nghị quyết “bộ tứ trụ cột”
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Phát huy tư tưởng nhân văn trong hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh ở thời đại 4.0
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về người làm báo trong xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí - truyền thông hiện nay
Bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí và người làm báo, làm rõ những giá trị cốt lõi và ý nghĩa thời sự của tư tưởng đó trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí - truyền thông hiện nay. Trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế toàn diện, việc vận dụng tư tưởng của Người trở nên cấp thiết nhằm hình thành một đội ngũ báo chí "vừa hồng, vừa chuyên" - vừa có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, vừa có năng lực chuyên môn cao, tư duy đổi mới và tinh thần gắn bó mật thiết với nhân dân. Những định hướng cụ thể được đề xuất trong bài viết góp phần hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền báo chí cách mạng trong thời kỳ mới.
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 3: Khẳng định vai trò của nền báo chí cách mạng Việt Nam (Tiếp theo và hết)
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 3: Khẳng định vai trò của nền báo chí cách mạng Việt Nam (Tiếp theo và hết)
Các thế lực thù địch không chỉ xuyên tạc, bôi nhọ mà còn công kích, phủ nhận sạch trơn vai trò của báo chí cách mạng và làm nao núng tinh thần công chúng của nền báo chí cách mạng. Dĩ nhiên, đó chỉ là những tiếng kêu lạc lõng, sự bịa đặt trắng trợn, vô căn cứ. Thành quả cách mạng có dấu ấn đặc biệt của báo chí cách mạng là minh chứng rõ nét, không thế lực nào có thể phủ nhận.
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 2: Vạch trần thủ đoạn phi chính trị hóa báo chí
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 2: Vạch trần thủ đoạn phi chính trị hóa báo chí
Điều đặc biệt nguy hiểm là các thế lực thù địch sử dụng báo chí như một công cụ đắc lực tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng. Với chiêu bài “tự do báo chí”, cổ xúy “báo chí tư nhân”, chúng âm mưu và thúc đẩy phi chính trị hóa báo chí cách mạng Việt Nam, vu cáo Đảng, Nhà nước “vi phạm quyền tự do ngôn luận”. Để bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng, chúng ta phải vạch trần âm mưu thâm hiểm, bẻ gãy thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của chúng.
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 1: Âm mưu, hành động thao túng, bẻ lái báo chí
Cuộc chiến trên mặt trận báo chí và nhiệm vụ bảo vệ “vũ khí tư tưởng” của Đảng - Bài 1: Âm mưu, hành động thao túng, bẻ lái báo chí
Tròn một thế kỷ đồng hành với dân tộc, báo chí cách mạng Việt Nam luôn xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, những năm gần đây, báo chí cách mạng bị các thế lực thù địch chống phá bằng nhiều âm mưu thâm độc, thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi phải nhận diện kịp thời, đấu tranh mạnh mẽ.
Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử Đảng trên không gian mạng của các thế lực thù địch
Bóc mẽ thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử Đảng trên không gian mạng của các thế lực thù địch
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là những trang vàng chói lọi, là niềm tin, niềm tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Tuy nhiên, với mưu đồ thâm độc, thời gian qua, các thế lực thù địch đã tìm mọi cách bôi nhọ, xuyên tạc lịch sử Đảng bằng nhiều thủ đoạn, hình thức. Trong đó, các đối tượng lợi dụng không gian mạng để từng bước hủy hoại niềm tin của nhân dân ta vào những trang sử vàng truyền thống của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bình luận