Tin giả trên mạng xã hội và vai trò của báo chí cách mạng trong định hướng dư luận
1. Nhận diện tin giả và khảo sát những vụ đưa tin giả, tin sai sự thật về phòng chống Covid-19 thời gian qua
Tin giả xuất hiện trên truyền thông báo chí rất sớm, theo bài nghiên cứu của Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ (University of California Santa Barbara): “Vào đầu thế kỷ 19, các tờ báo hiện đại ra đời, tung tin rao vặt và quảng cáo, nhưng cũng có những câu chuyện giả mạo để tăng lượng phát hành. Tờ “Great Moon Hoax” năm 1835 của The New York Sun tuyên bố rằng, có một nền văn minh ngoài hành tinh trên mặt trăng và trở thành một tờ báo hàng đầu thu lợi nhuận... Vào những năm 1890, các nhà xuất bản báo đối thủ Joseph Pulitzer và William Hearst đã cạnh tranh với khán giả thông qua chủ nghĩa giật gân và đưa tin đồn như thể chúng là sự thật, một phương thức được gọi là “báo chí vàng” vào thời điểm đó. Những tin tức đáng ngờ vực của họ đã đóng một vai trò trong việc dẫn dắt Hoa Kỳ vào cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ năm 1898. Cuối cùng đã có một phản ứng dữ dội chống lại sự thiếu chính trực của báo chí: Công chúng yêu cầu các nguồn tin tức khách quan và đáng tin cậy hơn, điều này đã tạo ra một thị trường ngách mà The New York Times được thành lập để lấp đầy vào đầu thế kỷ 20. Báo chí màu vàng trở nên ít phổ biến hơn”(1).
Đối với báo chí truyền thống, tin giả xuất hiện có chủ đích vì nó được xuất bản bởi một tờ báo, được biên tập nội dung nhằm lôi kéo công chúng và thu lợi nhuận từ phát hành các ấn phẩm. Một bộ phận công chúng tò mò khi gặp những thông tin giật gân đôi khi họ ngờ vực nhưng vẫn muốn đọc, vẫn muốn biết, do đó những tờ báo lá cải có đất để phát triển. Ở nhiều quốc gia hệ thống báo chí tư nhân phát triển kéo theo những trào lưu làm báo khác nhau. Một tờ báo lá cải sẵn sàng đăng tin không chính xác và ra tòa để nộp tiền phạt nhưng họ vẫn thu lại tiền bán báo và có lợi nhuận.
Ngày nay khi mạng Internet phát triển kéo theo sự bùng nổ của mạng xã hội thì vấn đề tin giả trở nên nghiêm trọng bởi tốc độ lan truyền và những ảnh hưởng của nó tới xã hội. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển Internet nhanh và số người kết nối mạng lớn, những năm qua các tài khoản mạng xã hội liên tục phát triển. Thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng qua thiết bị mobile ngày càng phổ biến. Một lượng lớn tin tức công chúng tiếp nhận thông qua mạng xã hội Facebook, Youtube, Tik tok…
Theo các chuyên gia tại Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC), tin giả được tung ra dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể nhằm vụ lợi nhưng cũng có thể chỉ để được lan truyền rộng khắp, “câu view, câu like” trên mạng xã hội. Chính vì thế, tin giả thường được gắn với những thông tin, chủ đề “nóng” nhất, đang gây sự chú ý nhất. Và trong thời điểm này, dịch bệnh Covid-19, công tác phòng chống dịch bệnh đang là chủ đề được các “nhà sản xuất tin giả” sử dụng phổ biến nhất.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm 2021, Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (trực thuộc Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông) đã xác thực thông tin và công bố 33 tin giả, tin sai sự thật. Trong trường hợp không xác định được nhân thân của tổ chức, cá nhân vi phạm thì Bộ Thông tin và Truyền thông gửi yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như Google, Youtube, Facebook thực hiện các biện pháp ngăn chặn, gỡ bỏ theo quy định tại Thông tư số 38. Chỉ tính riêng trong thời gian có dịch Covid-19, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị Google, Youtube, Facebook gỡ 11 tài khoản giả mạo Bộ Y tế, 152 bài viết đưa tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 (tỷ lệ gỡ chặn đạt 100%). Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã xử lý vi phạm việc cung cấp thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 trên mạng xã hội tại một số địa phương, cụ thể: Năm 2020 đã xử lý 122 vụ việc tại 21 tỉnh/ thành phố; quý I/2021 xử lý 57 vụ việc tại 13 tỉnh/thành phố(2).
Khi dịch Covid-19 bùng phát, lợi dụng lúc người dân cần thông tin về đại dịch này rất nhiều chủ tài khoản các mạng xã hội đăng thông tin thiếu chính xác thậm chí là chủ động đưa tin sai. Tin giả bao gồm các nội dung bịa đặt, châm chọc, kích động và không khớp với nội dung sự kiện, hay cố tình bóp méo thông tin; sự kiện có thật nhưng đặt trong hoàn cảnh khác để gây hiểu nhầm.
Có thể phân chia các nguồn tin giả theo mục đích đưa tin:
- Đưa tin giả để chống phá nhà nước: nguồn tin này thường có tổ chức, có mục đích rõ ràng và được sản xuất mang tính hệ thống để tác động vào dư luận xã hội hình thành tư tưởng chống đối lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nguồn tin có thể ở nước ngoài hoặc một tài khoản trong nước phát tán qua mạng xã hội hoặc hệ thống công nghệ lan truyền tin tức nhanh.
- Đưa tin giả nhằm mục đích câu view để bán hàng thu lợi nhuận: thường xuất phát từ những tài khoản cá nhân muốn thu hút lượng người xem để quảng cáo và bán hàng. Họ thường tìm những tin giật gân, câu khách để đăng tải. Nguồn tin không được kiểm chứng và lấy ở nhiều nơi với mục tiêu càng nhiều người xem càng tốt sau đó đưa ra quảng cáo và bán sản phẩm.
- Đưa tin giả để làm mất uy tín tổ chức và cá nhân: là dạng thông tin thường do cá nhân đưa ra có mục đích rõ ràng là làm mất uy tín của ai đó. Nguồn tin thường xuất phát từ một tài khoản sau đó chia sẻ trên mạng xã hội và tạo nên dư luận về con người hoặc sự việc nào đó.
- Đưa tin giả do vô tình: là những trường hợp thường ít hiểu biết về mạng xã hội do đó trích dẫn nguồn tin hoặc nhận thông tin từ người thân quen sau đó đăng tải lên mạng xã hội. Họ không có mục đích thu lợi cá nhân nhưng vô tình chia sẻ thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng tới xã hội.
Kết quả khảo sát cho thấy, thời gian qua các cơ quan chức năng tập trung xử lý những trường hợp đưa tin giả, sai sự thật về vấn đề phòng chống Covid-19. Hình thức xử lý chủ yếu là phạt tiền và yêu cầu gỡ bỏ những thông tin sai sự thật.
Tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, có quy định hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời, buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 4 số 15/2020/NĐ-CP quy định “Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức”(3).
2. Vai trò của báo chí cách mạng trong việc phòng, chống tác hại của tin giả trên mạng xã hội
Hằng ngày lượng thông tin từ hệ thống báo chí: báo viết, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử cung cấp cho công chúng theo hệ thống được tổ chức từ trung ương đến địa phương, tuy nhiên các kênh truyền thông tin đang có những hạn chế trong việc tiếp cận với công chúng. Trong khi đó, mạng xã hội trở thành công cụ nhận và truyền tin cũng như tương tác gần gũi với người dân.
Lợi thế của hệ thống báo chí truyền thống là có nguồn tin chính thống được kiểm chứng và sàng lọc trước khi đến với công chúng. Những thông tin đưa lên báo, những trích dẫn phát biểu đều có nguồn và con người địa chỉ cụ thể. Do đó thông tin trên báo chí thường tác động nhanh đến dư luận xã hội và hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước.
Để phòng chống tin giả cần dựa trên hệ thống luật pháp và những quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, báo chí có vai trò quan trọng trong việc định hướng dư luận xã hội cũng như tạo dựng niềm tin để chống lại trào lưu đăng tin tức giả trên mạng xã hội.
Nhà báo hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được quy định trong Luật Báo chí, việc khai thác thông tin, tiếp cận nguồn tin có độ tin cậy cao. Đây là bước quan trọng để đảm bảo cho thông tin trên báo chí chính xác. Khi mạng xã hội phát triển mạnh đã trở thành một nguồn tin cho các phóng viên báo chí, việc kiểm chứng thông tin khi sử dụng mạng xã hội là một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo tính trung thực.
Ví dụ, đêm ngày 7/8/2021 trên mạng xã hội lan truyền rất nhanh câu chuyện “Bác sỹ Khoa rút máy thở…” và sang ngày 8/8/2021 thì các tờ báo đã bắt đầu đăng tải thông tin để kiểm chứng.
Việc báo chí vào cuộc phản hồi thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội đã góp phần định hướng dư luận xã hội, nhanh chóng làm sự việc được sáng tỏ. Khi biết tin giả trên mạng xã hội thì công chúng có phản hồi tích cực tạo niềm tin với hệ thống báo chí.
Phản hồi từ bài viết sớm nhất trên báo Dân Trí(4). Dư luận xã hội được hình thành từ nhiều ý kiến cùng chia sẻ về một vấn đề, nó bao gồm các yếu tố: số lượng tin tức và tốc độ lan truyền. Báo chí cần phát hiện các xu hướng của dư luận xã hội và kịp thời cung cấp thông tin chính xác để định hướng.
Qua khảo sát cho thấy: những tin tức nhanh nhất trên báo chí dựa vào nguồn tin từ cơ quan chức năng đó là công an và Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Những nguồn tin như thế này đảm bảo tính chính xác và trung thực khi cung cấp cho công chúng. Tuy nhiên, với đặc điểm sự đa dạng thông tin và tương tác liên tục trên mạng xã hội rất cần các nhà báo chủ động khai thác thêm các góc độ thông tin khác để tạo ra sự đa dạng trên nền tảng thông tin báo chí chính thống.
3. Một số đề xuất với cơ quan báo chí
Đối phó với tin giả là nhiệm vụ của toàn xã hội, báo chí cách mạng đã có lịch sử gắn liền với lợi ích của dân tộc trong nhiều giai đoạn cách mạng. Trước những thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin, sự phát triển của mạng xã hội đang bộc lộ rõ hai mặt tích cực và tiêu cực. Tin giả có đất sống khi công chúng thiếu những nguồn tin đáng tin cậy hoặc không có nguồn tin để kiểm chứng, thêm vào đó là hệ thống pháp luật chưa kịp hoàn thiện. Việc xử lý người đưa tin giả, tin thiếu chính xác hiện đang dừng lại ở mức độ xử phạt về kinh tế. Một số nguồn tin giả từ nước ngoài truyền vào trong nước, cơ quan quản lý phải thông qua đầu mối các công ty công nghệ ở nước ngoài nên việc chặn và xóa tin giả gặp khó khăn.
Báo chí cách mạng là một bộ phận lan tỏa thông tin trong xã hội, giai đoạn này rất cần những thay đổi để phù hợp với nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng. Báo chí trên mobile trở thành công cụ đắc lực trong việc truyền thông tin, hệ thống báo chí chính thống cũng sử dụng nền tảng mạng xã hội để tiếp cận với công chúng. Điều cần thay đổi với báo chí truyền thống chính là đa dạng góc nhìn trước một sự việc, hiện tượng, tránh tình trạng hàng loạt tờ báo đều đưa tin giống nhau dẫn đến sự nhàm chán. Trong khi đó mạng xã hội cũng một vấn đề đó nhưng được tiếp cận bởi nhiều loại thông tin khác nhau tạo ra sự phong phú và hấp dẫn. Việc định hướng, kiểm soát thông tin giai đoạn hiện nay cũng cần thay đổi, chú trọng sử dụng công nghệ và đào tạo chuyên nghiệp để đảm bảo việc xuất bản thông tin nhanh.
Ở Việt Nam hệ thống báo chí từ trung ương đến địa phương cùng các bộ, ngành tạo thành lực lượng rộng và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nhìn về mặt tổng thể việc phân bổ trách nhiệm định hướng thông tin mang tính hệ thống chưa cao, vẫn chủ yếu báo nào biết báo đó, địa phương nào biết địa phương đó, chưa tạo thành sức mạnh tổng thể. Báo chí địa phương nên coi việc xuất bản thông tin nhanh các sự việc xảy ra ở địa phương mình là nhiệm vụ quan trọng để dẫn dắt dư luận xã hội. Chính báo địa phương là nơi gần sự kiện nhất, gần người dân nhất, dễ kiểm chứng nhất.
Mỗi tờ báo cần xây dựng lực lượng cộng tác viên để ứng phó với những thông tin trên mạng xã hội. Chia lực lượng cộng tác viên thành các lực lượng chuyên sâu, ví dụ: các chuyên gia đầu ngành am hiểu những lĩnh vực khác nhau, các luật sư tư vấn về luật pháp khi các vụ việc mới xảy ra. Việc đi sâu khai thác các cộng tác viên và những người có ảnh hưởng góp phần tạo niềm tin cho công chúng trong giai đoạn hiện nay khi mà tin giả xuất hiện nhiều trên mạng xã hội.
Mỗi tờ báo nên tăng cường đào tạo về nghiệp vụ và công nghệ thông tin cho nhà báo (phóng viên) để ứng dụng trong khai thác tin tức, kiểm chứng nguồn tin và biên tập, cập nhật thông tin nhanh.
Trước đây, phóng viên cần kỹ năng phát hiện tin tức, phát hiện những đề tài nóng thì ngày nay cần chuyển sang kiểm chứng, phân tích, tổng hợp và so sánh để có kết quả nhanh đưa vào bài viết. Những ứng dụng công nghệ thông tin đang thay thế một phần những công việc truyền thống của nghề báo đòi hỏi mỗi tòa soạn cần tăng cường ứng dụng trong sản xuất và phát hành ấn phẩm.
Báo chí cần đa dạng hóa các sản phẩm và sử dụng mạng xã hội để lan truyền tin tức, nó góp phần hiển thị tin tức chính xác cho công chúng thay vì tràn lan những thông tin không được kiểm chứng.
Công nghệ thay đổi đang tạo ra những cơ hội mới cho truyền thông và hệ thống báo chí. Nắm bắt cơ hội để phát triển tiếp cận với đông đảo công chúng chính là chìa khóa để báo chí cách mạng góp phần định hướng dư luận và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới toàn xã hội./.
________________________________________________
(1) Center for Information Technology & Society
University of California Santa Barbara.
(2) https://cand.com.vn/Cong-nghe/Xu-ly-nghiem-hanh-vi-phat-tan-thong-tin-sai-su-that-tren-mang-xa-hoi-i617117/
(3) Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ
(4) https://dantri.com.vn/xa-hoi/cong-an-tphcm-vao-cuoc-vu-bac-si-rut-ong-tho-cua-me-cuu-san-phu-song-thai-20210808073245509.htm
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 11/2021
Bài liên quan
- Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
- Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Trần Huy Liệu: Nhà báo - người lữ hành không biết mệt mỏi
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến lần thứ VI (2025-2030)
-
3
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
5
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
6
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đảng viên của Đảng bộ huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
Quản lý đảng viên có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo hiệu quả của Đảng trong hệ thống chính trị. Đảng bộ huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác quản lý đảng viên, bao gồm kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, tăng cường kiểm tra, giám sát và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đảng viên. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như chưa kiểm soát chặt chẽ tình trạng suy thoái tư tưởng, đạo đức của một bộ phận đảng viên, công tác sinh hoạt chi bộ chưa đồng đều, và việc phát triển đảng viên mới ở một số khu vực còn gặp khó khăn. Bài viết này phân tích các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đảng viên tại Đảng bộ huyện Đô Lương, tập trung vào việc tăng cường giáo dục chính trị, đổi mới phương thức sinh hoạt chi bộ, hoàn thiện công tác kiểm tra giám sát, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đảng viên, và đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên mới. Những giải pháp này hướng đến mục tiêu xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới.
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong thời đại số, báo mạng điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Những bài viết trên các nền tảng báo chí trực tuyến không chỉ phản ánh thực trạng cung - cầu lao động mà còn góp phần định hướng, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng và người lao động về tầm quan trọng của nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, việc quản lý thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều thách thức về tính hấp dẫn, tính định hướng và khả năng lan tỏa của thông điệp. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết, cần được cơ quan báo chí quan tâm.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Các chương trình thiện nguyện trên sóng truyền hình không chỉ là cầu nối giữa những tấm lòng nhân ái và những hoàn cảnh khó khăn mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của các cơ quan báo chí, truyền thông. Là kênh thời sự - chính luận chủ lực của Đài Truyền hình Việt Nam, VTV1 đã và đang thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần kêu gọi sự chung tay của cộng đồng trong các hoạt động hỗ trợ người yếu thế. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất, các chương trình này cần được đầu tư hơn về nội dung, phương thức triển khai cũng như cách thức kết nối với khán giả. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của VTV1, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả lan tỏa, góp phần phát huy tốt hơn nữa vai trò của truyền hình trong công tác thiện nguyện.
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, việc quản lý và truyền tải thông điệp về quy hoạch đô thị hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo sự đồng thuận xã hội và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững. Báo Xây dựng - cơ quan ngôn luận của Bộ Xây dựng, có trách nhiệm và sứ mệnh tiên phong trong việc thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận về các vấn đề quy hoạch đô thị. Bài viết tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý thông điệp về “quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay”, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, góp phần vào sự nghiệp phát triển đô thị Việt Nam.
Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, “báo chí đã thực sự là cầu nối rất quan trọng để văn hóa được phản ánh nhiều hơn vào các chính sách, pháp luật và thực tế sinh động của xã hội”(1). Báo chí cũng là kênh đi đầu trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Bình luận