Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
Sự kiện có tham dự của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam qua các thời kỳ, lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, lãnh đạo một số cơ quan báo chí, lãnh đạo một số bảo tàng, đơn vị bạn, các đồng nghiệp báo chí…
Phát biểu khai mạc sự kiện, Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: "Suốt cuộc đời mình, Nhà báo Xuân Thủy đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận và luôn có những cống hiến xuất sắc trên các mặt công tác ngoại giao, báo chí, trên phong trào bảo vệ hòa bình đoàn kết hữu nghị quốc tế, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều phần thưởng cao quý khác. Có thể nói, báo chí là lĩnh vực được Nhà báo Xuân Thủy dành trọn sự say mê và gắn bó nhất cho đến giây phút cuối cùng”.
Nhà báo Lê Quốc Minh đã nêu lên giá trị những di sản báo chí mà Nhà báo Xuân Thủy đã để lại cho hậu thế, trong đó đã đi sâu, phân tích làm nổi bật về: Nhà báo Xuân Thủy là ngòi bút tiên phong và xuất sắc của báo chí cách mạng Việt Nam; người dày công xây dựng tổ chức, đội ngũ báo chí cách mạng; Nhà báo có tầm ảnh hưởng quốc tế và vũ khí báo chí ngoại giao; Nhà báo Xuân Thủy với cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất trong kháng chiến.
Tọa đàm khoa học “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
Tọa đàm khoa học “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”, các đại biểu đã được xem bộ phim tài liệu: Xuân Thủy - Nhà báo cách mạng ưu tú, người tham gia sáng lập Hội Nhà báo Việt Nam. Phim do Hội Nhà báo Việt Nam chỉ đạo, Bảo tàng Báo chí Việt Nam thực hiện. Nội dung tri ân những đóng góp của Nhà báo Xuân Thủy với công cuộc đấu tranh vì độc lập tự do cho dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, vì sự nghiệp báo chí Việt Nam.
Tọa đàm lắng nghe nhiều bài phát biểu và tham luận, trong đó có các bài tham luận tiêu biểu như: ”Những chặng đường làm báo của Nhà báo Xuân Thủy” của GS,TS. Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; “Nhà báo Xuân Thủy - sáng đẹp phong cách ngoại giao” của Nhà báo Hà Đăng, Nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương; “Nhà báo Xuân Thủy - Những điều tôi biết” của PGS,TS. Hồng Vinh, Nguyên Tổng Biên tập báo Nhân dân, Nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; “Tầm cao văn hóa trong báo và thơ Xuân Thủy” của PGS,TS. Nguyễn Thế Kỷ, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết và Hợp tác Việt Nam - Á - Phi - Mỹ Latinh; “Đồng chí Xuân Thủy với báo chí cách mạng Sơn La” của ông Nguyễn An Đại, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Sơn La; “Xuân Thủy - Nhà báo lớn” của Nhà báo Phạm Quốc Toàn, Nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; “Người thắp lửa cho sự nghiệp đào tạo những người viết báo cách mạng” của PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; phát biểu của đại diện gia đình Nhà báo Xuân Thủy, phát biểu của đại diện lãnh đạo Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
Những ý kiến đa chiều, sâu sắc và thú vị về Nhà báo Xuân Thủy ở nhiều góc nhìn, nhiều giai đoạn và qua chính các tác phẩm báo chí, văn chương của ông do nhiều nhà báo lão thành, nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp, nhiều chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực báo chí trực tiếp chấp bút và của chính gia đình đồng chí Xuân Thủy, đã góp phần làm rõ những đóng góp to lớn của ông với những di sản báo chí quý giá, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng báo chí và hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam và Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Trưng bày chuyên đề “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
Phần trưng bày gồm có 10 vách trưng bày kể về con đường Nhà báo Xuân Thủy đến với báo chí cách mạng Việt Nam, với báo Cứu Quốc, với Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng; Xuân Thủy với Hội những người viết báo Việt Nam (nay là Hội Nhà báo Việt Nam); Xuân Thủy và Hội nghị Paris; Một số hình ảnh và bài viết nổi bật của Nhà báo Xuân Thủy gắn quá trình hoạt động báo chí sôi nổi của ông…. Đặc biệt, gian trưng bày còn có hơn 20 tài liệu, hiện vật bản gốc gắn với Nhà báo Xuân Thủy lúc sinh thời như trang phục, đồ dùng trong quá trình công tác; bản thảo viết tay, đánh máy và một số bài viết trên báo Cứu Quốc, Giấy chứng nhận ký ngày 08/3/1960 do Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ) trao tặng Nhà báo Xuân Thủy vì những đóng góp cho sự phát triển hợp tác và đoàn kết của tổ chức này…
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
- Lịch sử báo chí Kazakhstan
- Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
- KỶ NIỆM 80 NĂM BÁO CỨU QUỐC (1942-2022): Một thế hệ nhà báo gạo cội
- Chuyện đời, chuyện nghề của nhà báo qua hồi ký
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 3 Tổ chức hoạt động truyền thông tại một số công ty du lịch vừa và nhỏ tại Việt Nam: Những hạn chế, thách thức và giải pháp
- 4 Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất
- 5 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 75 năm truyền thống và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
- 6 Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững
Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra lễ khai mạc Phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Phiên Thảo luận.
Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
“Anh không cầm súng, chưa bao giờ là chỉ huy quân sự, song lại cáng đáng một trận địa mà có lẽ không dễ có người thay: huy động lực lượng trí thức vào hàng ngũ đấu tranh giành độc lập dân tộc”. Đó là nhận xét của Trần Bạch Đằng về Huỳnh Tấn Phát, người không chỉ là kiến trúc sư, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà còn là một nhà báo can trường đã mở trận tuyến đấu tranh bằng báo chí giữa lòng Sài Gòn trong thời kỳ cách mạng đầy khó khăn, gian khổ và khắc nghiệt.
Lịch sử báo chí Kazakhstan
Lịch sử báo chí Kazakhstan
Vào thời cổ đại, trong điều kiện xã hội du mục ở Kazakhstan, không có báo chí như ngày nay, nhưng đã có những hình thức sơ khai của báo chí. Nghệ thuật dân gian truyền miệng đã trở thành một phương tiện tích lũy, xử lý, trình bày và phổ biến thông tin ở thảo nguyên Kazakhstan. Các nhà thơ du mục đã làm điều này và làm khá chuyên nghiệp. Họ được gọi là “akyns” và “zhyrau” - là nhà thơ, nhạc sĩ và người sưu tập các truyền thuyết, bài hát, di chuyển từ làng này sang làng khác, và kể lại tin tức một cách tự nhiên. Ở Kazakhstan, đây được gọi là “uzun - kulak” - “tai dài” và hiện tượng này là nguyên mẫu của “dịch vụ thông tin” ngày nay.
Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
(LLCT&TTĐT) Báo chí Việt Nam đã trải qua một chặng đường phát triển rất dài nhưng hiện nay chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và quan tâm đầy đủ. Các công trình nghiên cứu hầu như chỉ tập trung vào báo chí cách mạng. Trong khi đó, còn nhiều nguồn tư liệu khác có thể khai thác và lấy thông tin, ví dụ như hồi ký của các nhà báo hoặc nhà văn làm báo. Bài viết sẽ cung cấp thêm một góc nhìn về báo chí nước ta thông qua 2 hồi ký tiêu biểu là “Bốn mươi năm nói láo” của Vũ Bằng và “Bốn mốt năm làm báo” của Hồ Hữu Tường.
Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023), sáng 14/6/2023, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề "Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)". Đây là sự kiện đầu tiên được tổ chức về Nhà báo Xuân Thủy gắn với những di sản báo chí cách mạng quý giá, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc mà Nhà báo để lại.
Bình luận