Tổng quan về phát thanh kỹ thuật số trên mạng Internet
Hiện nay, ngoài một số báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, công ty cáp và điện thoại đã được số hoá, còn lại một số khác cũng đều đang chuyển hướng thực hiện ứng dụng công nghệ này. Để thực hiện điều đó, chúng ta đã có mạng Internet - mạng truyền dữ liệu toàn cầu. Thực ra nó cũng là một hệ thống số, nói theo bit nhị phân của máy tính. Internet phụ thuộc vào các modem và hệ thống cáp để truyền dữ liệu giữa đường thoại và máy tính thông qua một nhà cung cấp các dịch vụ Internet (Internet Service Provider - ISP).
Các phương tiện truyền thông số hoá rất đa dạng và phong phú nhưng ở đây tôi chỉ xin đề cập đến một phương tiện truyền thông đó là phát thanh số hoá.
Phát thanh số hoá là thành viên của mạng Internet toàn cầu. Những năm gần đây, kỹ thuật số hoá đã có ảnh hưởng rất nhiều đến lĩnh vực phát thanh: máy tính cá nhân (personal computer) có trang bị đa truyền thông (multimedia), thư điện tử có âm thanh, lưu thông điện tử và đĩa compact... Cụ thể như hiện nay, các đài phát thanh và truyền hình đang dần được số hoá và từng phần đang chuẩn bị cho việc chuyển đổi sang thiết bị phát số: soạn thảo, đồ hoạ, hình ảnh, âm thanh, băng số và lưu trữ số hoá.
Thông thường trước kia chúng ta chỉ nghe đài qua radio, xem hình ảnh qua tivi nhưng giờ đây khái niệm đa truyền thông áp dụng trong máy tính cá nhân đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới, đó chính là việc kết hợp nghe âm thanh và xem hình ảnh qua mạng Internet. Internet trở thành điểm trung tâm trên siêu xa lộ thông tin, một phần vì nó pha trộn nhiều công nghệ thông tin liên lạc hiện đại như điện thoại qua mạng, video, âm nhạc, hội thảo, làm việc nhóm và công nghệ mới - đó là truyền hình và radio số hoá. Không bao lâu nữa, Internet sẽ trở thành một trong những nguồn cung cấp sản phẩm chương trình phát thanh chủ yếu.
Ngày nay, sự cạnh tranh quyết liệt giữa mạng cáp và hệ thống điện thoại đã thúc đẩy sự phát triển của thông tin liên lạc qua máy tính cá nhân đến từng gia đình. Phát thanh trở thành một hệ thống phân phối toàn cầu trên Internet cung cấp âm thanh phát trực tiếp và theo yêu cầu, không giống như các sản phẩm xuất bản khác trên Web (trang chủ thông tin dùng riêng cho Internet) như phim ảnh hay đồ hoạ phải dựa vào máy chủ đặc biệt, âm thanh có thể phát ra mà không nhất thiết đòi hỏi phải có máy chủ âm thanh riêng biệt.
Hiện tại có hai hình thức phát thanh chính trên mạng là hình thức phát thanh trực tiếp (online broadcasting) và hình thức phát thanh theo yêu cầu (ordemand broadcasting). Một số đài phát dùng kết hợp cả hai hình thức phát thanh nói trên.
Theo số liệu thống kê của một trong những công ty dịch vụ phát thanh hàng đầu là BRS Media thì trong 4 đài phát có 1 đài phát trực tiếp và tất cả các đài phát trực tiếp trên mạng đều sử dụng kỹ thuật "dòng âm thanh" (streaming audio). Đó là công nghệ dữ liệu tức thời hay còn gọi là công nghệ Streaming, cho phép người đăng ký sử dụng nghe và xem nội dung âm thanh, hình ảnh được số hoá và truyền tải qua mạng. Giải pháp công nghệ này tuy chưa được biết đến với hầu hết người dùng nhưng thực sự rất thú vị và có nhiều đặc trưng gây ấn tượng. Chỉ cần nhấn chuột vào mục cần quan tâm trên trang web của đài phát thanh (webcaster) và chờ một vài giây, dòng dữ liệu âm thanh sẽ được tải xuống qua đường truyền và phát thẳng ra loa hoặc tai nghe mà không phải mất thời gian chờ đợi. Vấn đề chính ở đây là chất lượng của âm thanh. Âm thanh có chất lượng càng cao thì càng chiếm nhiều băng thông và thời gian truy cập nhiều sẽ gây ra sự tắc nghẽn mạng, mỗi lần như vậy sẽ làm cho người dùng cảm thấy khó chịu vì bị gián đoạn khi đang nghe. Do vậy mà việc phát trực tiếp còn phải sử dụng kỹ thuật nén âm thanh để giảm tối đa dung lượng file âm thanh mà vẫn đảm bảo chất lượng ở mức chấp nhận được (ta có thể nén khoảng 320 bài hát từ 30 đĩa compact disc bình thường vào 1 đĩa CD - ROM theo dạng file MPEG Audio Layer 3, âm thanh nén chuẩn lớp thứ 3 gọi tắt là MP3).
Sự hạn chế của băng thông đã dẫn đến sự hạn chế của chất lượng âm thanh tải xuống, đồng thời giảm số người nghe cùng một lúc truy cập vào file âm thanh qua Internet. Do đó, người dùng hiện nay chỉ có thể nghe được âm thanh với chất lượng tương đối. Đó là âm thanh đã được nén lại và mã hoá thành file âm thanh để chuyển đến người dùng qua đường liên kết điện thoại với tốc độ tối thiểu từ 28,8 KB/s (kilobyte/giây).
Các chương trình phát thanh trực tiếp bao gồm: tin nóng phát theo giờ quy định của đài phát; tin sự kiện thể thao, chính trị, kinh tế, văn hoá; phát trực tiếp các chương trình đặc biệt vào các ngày trong tuần.
Phát thanh theo yêu cầu không đòi hỏi nhiều các thiết bị phần cứng và phần mềm chuyên dụng như phát thanh trực tiếp nên nó được dùng phổ biến hơn trên Internet. Các trang web của đài phát thanh phát theo yêu cầu sử dụng cả kỹ thuật dòng âm thanh (streaming) và kỹ thuật FTP (truyền file). Với hình thức phát thanh theo yêu cầu, các thông tin nhất định được lưu trữ với một khối lượng lớn, sau đó người dùng có thể yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ ISP cung cấp cho họ những thông tin, những chương trình phát thanh mà họ cần nghe như yêu cầu được nghe lại một bản tin đã phát trước đó một vài ngày hoặc nghe một bản nhạc được soạn cách đây mấy năm...
True Speech là một giải pháp chỉ cung cấp âm thanh theo yêu cầu trên máy chủ, đây là một trong những hệ thống thông dụng nhất để sản xuất và nghe file âm thanh trên web. Mặc dù hiện nay có rất nhiều công ty tư nhân và các tổ chức khác tạo ra nội dung trang web và thường chỉ phát một số âm thanh ngắn sau đó lưu giữ chúng trên website một thời gian. Tuy nhiên các công ty hoặc các đài phát đang mong muốn có một băng thông phát thanh được dành riêng trên siêu xa lộ thông tin và việc phát, nghe âm thanh theo các dạng file ngắn như vậy sẽ không có sức thu hút, hấp dẫn về lâu dài.
Các chương trình phát thanh theo yêu cầu gồm có: các bản tin hàng ngày được lưu trữ theo khả năng của đài phát; các chuyên mục thông tin theo chủ đề hoặc thông tin đặc biệt theo đài phát; âm nhạc theo các thể loại như âm nhạc cổ điển, Pop, Rock, Jazz, nhạc đồng quê...
Về dữ liệu âm thanh trên Internet, chúng ta có Real Audio - một dạng dữ liệu âm thanh chuẩn bên cạnh một số dạng dữ liệu âm thanh khác như True Speech và Stream Works... Thực tế thì Real Audio đã chứng minh có một thị trường khổng lồ với những chương trình âm nhạc và một khối lượng thính giả rất lớn đang khao khát lắng nghe hàng ngày, dù chỉ là nghe một cách "bập bõm" bởi đường truyền qua môdem liên kết thấp. Với khả năng khó mà gia tăng độ rộng của băng thông hiện nay thì sự phát triển mới đây của MPEG Audio Layer 3 là rất cần thiết. Chất lượng âm thanh sản xuất theo chuẩn Real Audio chỉ đạt trung bình so với chất lượng đĩa Laser Compact Disc (đĩa CD) mà MP3 đang cung cấp. MP3 cung cấp chất lượng âm thanh đạt tiêu chuẩn CD, việc sử dụng công nghệ nén đã và đang được các công ty và các nhà cung cấp khác nhanh chóng ứng dụng vào mạng của mình.
Hiện nay, số trang web của đài phát (webcaster) trên Internet đang phát triển với tốc độ kỷ lục, trung bình số lượng các đài phát tăng trưởng 65%/ năm. Tuy chỉ mới bắt đầu hình thành từ năm 1995 nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, phát thanh trên mạng đã có nhiều nhà cung cấp lớn trên toàn thế giới với các dịch vụ: phát thanh trực tiếp, phát thanh theo yêu cầu, âm nhạc, giải trí, quảng cáo... Theo số liệu thống kê của Broadcast.com và BRS Media.com - hai nhà cung cấp âm thanh và các thông tin về các đài phát trên Internet, thì số lượng đài phát và website âm thanh hiện tại đã vượt quá con số 8256, trong đó số đài phát trực tiếp là 2415 đài (Theo báo cáo của BRS Media, trong khoảng 2 năm 1999, 2000 số nhà cung cấp phát thanh trực tiếp đã tăng từ 56 lên đến 2415 đài, bao gồm: 1196 đài phát ở Mỹ và Canada, 972 đài phát quốc tế, 197 đài chỉ phát trên mạng Internet và 50 mạng radio).
Các đài phát thanh trên mạng cung cấp cho ta 4 chương trình phổ biến sau: Thứ nhất là tin tức, tin thể thao truy cập được qua 800 đài phát trên mạng. Người dùng có thể nghe tin tức tại hầu hết các thành phố và các nước trên toàn thế giới. Thứ hai là âm nhạc, trong lĩnh vực này thì hầu hết các đài phát đều có các chuyên mục âm nhạc, nhiều đài còn cho phép tìm kiếm bài hát theo các thể loại khác nhau như AudioNet cung cấp CD Jukebox (phần mềm nghe nhạc MP3) trực tiếp theo yêu cầu; Net Radio cho phép nhiều kênh âm nhạc theo các thể loại cổ điển, jazz hoặc pop... Thứ ba là phần tin nóng: cung cấp các bài diễn văn quan trọng, sự kiện chính trị, đời sống hay các buổi hoà nhạc... theo thời gian thực hoặc vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày. Cuối cùng là chương trình hội thảo (xemina) và đào tạo từ xa theo yêu cầu - Audio Net và Timecast cung cấp cho người dùng danh sách những buổi hội thảo, giáo dục và đào tạo theo từng chuyên mục mà bạn có thể tham dự qua Internet. Hội thảo và đào tạo hiện chưa thực sự phổ biến nhưng nó có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai, đặc biệt là trong thế kỷ XXI, thế kỷ thương mại điện tử. Hai hãng phần mềm Microsoft và Real Network đang nhắm vào mục tiêu cung cấp những công cụ dùng cho mục đích này.
ở Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều website với các chuyên mục phát thanh âm nhạc như Làn sóng xanh, trang âm nhạc của mạng vnn.vn (Việt Nam Net)... Các chương trình âm thanh này chủ yếu phát nhạc theo yêu cầu, các buổi phát tin tức hoặc phát thanh như radio vẫn chưa có. Website vnn.vn đã thử đưa phát thanh radio và chương trình tivi lên mạng vào năm 1999 nhưng do khả năng đáp ứng của đường truyền và máy chủ quá nhỏ nên người nghe không thể truy cập được, nhất là ở nước ngoài.
Một sự kiện đặc biệt là trong năm 1999, Đài Tiếng nói Việt Nam (The Voice of Vietnam - VOV) đã chính thức công bố website của mình trên mạng với các chương trình tin tức, quà tặng âm nhạc, các buổi phát thanh theo chủ đề như khách mời, câu chuyện với người xa quê, hộp thư VOV... Các buổi phát thanh trực tiếp (online) của Đài Tiếng nói Việt Nam đã được phát bằng tiếng Việt vào lúc 22 đến 23 giờ hàng ngày (giờ Hà Nội). Các bản tin sau khi phát được lưu trữ lại trên máy chủ 1 tuần để người nghe có thể nghe lại nếu có nhu cầu. Song song với bản tin hàng ngày, Đài Tiếng nói Việt Nam còn có nhiều chuyên mục âm thanh đã phát từ trước, tạo thêm sự phong phú cho website của Đài. Phản ánh của người nghe ở nước ngoài đối với website này rất tốt, tin tức được nghe với chất lượng tương đương sóng ngắn FM và ít bị tắc nghẽn mạng khi truy cập. Điều đó thể hiện được sự thành công của công nghệ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật số hoá ứng dụng vào các phương tiện truyền thông đại chúng Việt Nam, hoà nhập cùng thế giới bước sang thế kỷ XXI./.
__________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số tháng 1+2.2005
Vũ Quốc Cường
Bài liên quan
- Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
- Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Trần Huy Liệu: Nhà báo - người lữ hành không biết mệt mỏi
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Học viện Báo chí và Tuyên truyền khai mạc Hội thi Giảng viên giỏi cấp cơ sở lần thứ VI năm 2025
Sáng 19/3/2025, Học viện tổ chức Lễ khai mạc Hội thi Giảng viên giỏi cấp cơ sở lần thứ VI năm 2025. PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội thi, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi dự và phát biểu khai mạc Hội thi.
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Trong thời đại số, báo mạng điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Những bài viết trên các nền tảng báo chí trực tuyến không chỉ phản ánh thực trạng cung - cầu lao động mà còn góp phần định hướng, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng và người lao động về tầm quan trọng của nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, việc quản lý thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều thách thức về tính hấp dẫn, tính định hướng và khả năng lan tỏa của thông điệp. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông điệp về nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết, cần được cơ quan báo chí quan tâm.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
Các chương trình thiện nguyện trên sóng truyền hình không chỉ là cầu nối giữa những tấm lòng nhân ái và những hoàn cảnh khó khăn mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của các cơ quan báo chí, truyền thông. Là kênh thời sự - chính luận chủ lực của Đài Truyền hình Việt Nam, VTV1 đã và đang thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần kêu gọi sự chung tay của cộng đồng trong các hoạt động hỗ trợ người yếu thế. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất, các chương trình này cần được đầu tư hơn về nội dung, phương thức triển khai cũng như cách thức kết nối với khán giả. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của VTV1, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả lan tỏa, góp phần phát huy tốt hơn nữa vai trò của truyền hình trong công tác thiện nguyện.
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Quản lý thông điệp về quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay
Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, việc quản lý và truyền tải thông điệp về quy hoạch đô thị hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo sự đồng thuận xã hội và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững. Báo Xây dựng - cơ quan ngôn luận của Bộ Xây dựng, có trách nhiệm và sứ mệnh tiên phong trong việc thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận về các vấn đề quy hoạch đô thị. Bài viết tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý thông điệp về “quy hoạch đô thị trên Báo Xây dựng hiện nay”, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, góp phần vào sự nghiệp phát triển đô thị Việt Nam.
Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, “báo chí đã thực sự là cầu nối rất quan trọng để văn hóa được phản ánh nhiều hơn vào các chính sách, pháp luật và thực tế sinh động của xã hội”(1). Báo chí cũng là kênh đi đầu trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Bình luận