Từ một số kinh nghiệm của Nhật Bản nghĩ về quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay
Ngày nay, cả thế giới đều quan tâm đến vấn đề bảo tồn di sản văn hoá (DSVH). Vì đó là những giá trị văn hoá tiêu biểu, kết tinh và lắng đọng trong quá khứ, đóng vai trò nền tảng tinh thần của đời sống đương đại và thềm bậc vững chắc để một dân tộc bước vào tương lai. DSVH chính là phần cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc, làm nên tấm “căn cước” độc đáo của mỗi quốc gia khi tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Bảo vệ và phát huy giá trị DSVH ngày càng trở nên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong của quốc gia trước sự phát triển đầy thách thức của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá. ý thức sâu sắc về điều đó, Nhật Bản đã tìm ra những phương thức hữu hiệu nhằm quản lý và bảo vệ DSVH, phù hợp với điều kiện đặc thù về tự nhiên cũng như kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Những bài học thành công của họ luôn có giá trị tham khảo cho các quốc gia khác trong đó có Việt Nam.
Có thể nói, Nhật Bản là nước đi đầu trong lĩnh vực bảo tồn DSVH. Từ rất sớm, người Nhật đã có quan niệm khá mới mẻ và thực tế về những thành tựu vật chất, tinh thần tiêu biểu cha ông họ để lại. DSVH được coi là “tài sản văn hoá”, là nguồn lực nội sinh to lớn cho sự phát triển hài hoà, bền vững. Vì vậy những vấn đề quan trọng và nhạy cảm như sở hữu, trách nhiệm của chủ sở hữu đối với việc bảo quản, giữ gìn, phổ biến và khai thác giá trị DSVH đều được Nhà nước xác định rõ thông qua hệ thống luật pháp. Đối với DSVH phi vật thể, trong khi ở nhiều nước sự quan tâm mới chỉ bắt đầu thì Nhật Bản đã có hàng loạt động thái tích cực và hiệu quả. Xuất phát từ sự đánh giá cao yếu tố con người trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị tinh thần vô giá chủ yếu được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng miệng, truyền hình, trình diễn... Nhật Bản đã thiết lập “Hệ thống bảo vật nhân văn sống” theo đề nghị của UNESCO, suy tôn 104 cá nhân và 23 nhóm nghệ nhân ưu tú nhất. Những nghệ nhân là “bảo vật nhân văn sống” được Chính phủ cấp 500 USD/tháng, mỗi năm về họp ở Tôkyô một lần, do đích thân Thủ tướng ra chân cầu thang máy đón một cách trọng thị(1). Không những đãi ngộ thoả đáng, Nhật Bản còn có chính sách và biện pháp đào tạo những người kế nghiệp các nghệ nhân, nghệ sĩ dân gian, bảo quản và phát huy những kỹ năng, những thành quả lao động của họ, tránh tình trạng DSVH phi vật thể bị đứt gãy, mai một sau khi các nghệ nhân ưu tú qua đời.
Nhật Bản hết sức coi trọng việc ban hành pháp luật, tạo cơ sở pháp lý chắc chắn cho hoạt động quản lý DSVH. Pháp luật DSVH của quốc gia này tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, được xây dựng công phu, với kỹ thuật lập pháp tiên tiến. Bên cạnh Luật bảo tồn các tài sản văn hoá - đạo luật có khả năng đi thẳng vào cuộc sống mà không cần phải hướng dẫn, giải thích thêm bởi bất cứ văn bản dưới luật nào, quá trình quản lý nhà nước về DSVH của Nhật Bản còn phải tuân thủ các quy định của Luật Bảo tàng, Luật Kiểm soát ô nhiễm không khí, Luật Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, Luật Bảo tồn thiên nhiên, Luật Bản quyền... Toàn bộ hệ thống pháp luật đó thể hiện ý chí của nhà nước Nhật Bản trong việc xây dựng một quốc gia hùng cường cả về kinh tế và văn hoá trên trường quốc tế, một quốc gia công nghiệp phát triển nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc độc đáo, vẫn duy trì được sự sống động của văn hoá cổ truyền trong đời sống đương đại.
Pháp luật di sản văn hoá Nhật Bản không xa lạ với nhân dân, bởi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chúng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thường xuyên, rộng khắp, có hệ thống. Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao ý thức bảo vệ, phát huy giá trị DSVH cho cộng đồng nơi tồn tại các DSVH cụ thể và cho thế hệ trẻ - lớp người sẽ đảm nhận trọng trách bảo tồn DSVH trong tương lai. Ngoài việc khai thác tối đa thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống bảo tàng, chính phủ nước này còn chủ trương mở rộng cơ hội để đưa người dân đến với DSVH và đưa DSVH đến với người dân thông qua chương trình “giáo dục học đường” và phát triển du lịch, tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội tiếp xúc, hưởng thụ, tìm hiểu DSVH, từ đó tác động trực tiếp đến thái độ, tình cảm, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm công dân của con người đương đại trước những giá trị văn hoá tiêu biểu được sáng tạo, tích luỹ trong quá khứ.
Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế phát triển, Nhật Bản khuyến khích sự tham gia của cộng đồng cư dân và các tổ chức xã hội vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH dân tộc. Tại đây, các tổ chức văn hoá tư nhân có vai trò rất quan trọng, được pháp luật thừa nhận có tư cách pháp nhân. Tính đến năm 1989, cả nước Nhật có 46 tổ chức bảo tồn DSVH, trong đó có 36 tổ chức độc lập, 10 công ty liên kết. Trong hệ thống 2722 bảo tàng các loại của Nhật, chỉ có 20% bảo tàng nhà nước, số còn lại là các bảo tàng tư nhân và các bảo tàng thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội. Hiện đã có hơn 1.044 bảo tàng tư nhân đăng ký hoạt động theo Luật bảo tàng(2).
Nhà nước tận dụng tối đa lợi thế kỹ thuật và tiềm năng kinh tế của các lực lượng xã hội thông qua nhiều biện pháp như: cải tiến mức thuế, khuyến khích các tổ chức công nghiệp ủng hộ tài chính cho các hoạt động bảo tồn DSVH như một hình thức và biện pháp nhằm nâng cao uy tín và hình ảnh của các tổ chức đó trên thị trường, tạo cơ chế tổ chức để thu hút những người tình nguyện đóng góp thời gian, công sức và tiền bạc vào hoạt động này, khuyến khích việc thành lập các quỹ bảo tồn DSVH...
Điều đáng nói là, nhà nước Nhật Bản luôn đảm bảo vai trò quản lý vĩ mô của mình trong quá trình xã hội hoá các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị DSVH dân tộc. Nhà nước không bao cấp toàn bộ song cũng không “khoán trắng” cho xã hội. Hàng năm, Chính phủ Nhật vẫn dành một phần đáng kể ngân sách để đầu tư cho các DSVH, tuy không lớn so với tổng đầu tư từ khu vực phi nhà nước nhưng lại mang tính ổn định, thường xuyên, tạo tiền đề cho việc huy động các nguồn vốn khác. Thông qua pháp luật và các chính sách cụ thể, nhà nước hướng các hoạt động giữ gìn, bảo quản, phổ biến, khai thác giá trị DSVH với sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội theo một khuôn khổ nhất định, có trật tự, kỷ cương, có mục tiêu, trọng điểm.
Bộ máy quản lý nhà nước về DSVH của Nhật tương đối tinh gọn, vận hành thông suốt và có hiệu quả. Khác với Việt Nam, Nhật Bản không thành lập Bộ Văn hoá - cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về DSVH. Toàn bộ hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DSVH được giao cho Bộ Giáo dục phụ trách (nhằm giảm bớt các đầu mối quản lý). Trung ương không ôm đồm, làm thay địa phương. Ngược lại, nhà nước thực hiện phân cấp quản lý mạnh, trao quyền tự chủ rộng rãi cho các chính quyền địa phương, tạo ra một cơ chế hợp lý phát huy tính sáng tạo của cơ sở. Chính quyền cũng không làm thay việc của xã hội. Vai trò của cộng đồng, đặc biệt là các tổ chức truyền thống ở cộng đồng thuộc khu vực nông thôn được đề cao, được coi là một mắt xích không thể thiếu trong quá trình bảo vệ, phát huy giá trị DSVH. Đội ngũ cán bộ, công chức Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực này được tuyển dụng nghiêm túc, đào tạo bài bản, vừa được trang bị chu đáo về tri thức cũng như kinh nghiệm quản lý vừa có điều kiện tác nghiệp trong sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kỹ thuật hiện đại và lực lượng chuyên gia hùng hậu, đạt trình độ quốc tế.
Tìm hiểu đôi nét về công tác quản lý DSVH của Nhật Bản, với tinh thần “trông người mà ngẫm đến ta”, có thể thấy Việt Nam còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Từ khi Luật DSVH năm 2001 ra đời đến nay, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH của chúng ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chúng ta đã kiểm kê gần 4 vạn di tích, trong đó có 2713 di tích, thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia, 6 DSVH và thiên nhiên được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Gần 2,4 triệu hiện vật và sưu tập hiện vật có giá trị thuộc các thời kỳ lịch sử khác nhau đang được bảo quản, trưng bày, phát huy giá trị trong các bảo tàng. Tuy vậy, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật về DSVH vẫn chưa cao. Bằng chứng là:
- Nguy cơ thất truyền, mai một của nhiều loại DSVH phi vật thể vẫn còn ở mức báo động, ngay cả trong trường hợp đã được văn tự hoá bằng các phương tiện hiện đại (sinh hoạt Hạn Khuống của người Thái là một ví dụ). Nhiều sử thi Tây Nguyên đến nay chỉ còn 1 - 2 người nhớ được, một số làng rối nước cổ truyền khu vực phía Bắc đã không còn hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng do thiếu sự khuyến khích đầu tư... Việc tổ chức, quản lý các lễ hội cổ truyền, dù đã có những chấn chỉnh kịp thời của Đảng và Nhà nước vẫn chưa khắc phục được những tác động xấu từ mặt trái của cơ chế thị trường. Nhiều lễ hội nổi tiếng như Hội Lim (Bắc Ninh), Lễ hội Bà Chúa xứ núi Sam (An Giang), Lễ hội Chùa Hương (Hà Tây)... vẫn không tránh khỏi xu hướng “thương mại hoá”...
- Nhiều DSVH vật thể xuống cấp nghiêm trọng. Hàng loạt di tích kêu cứu, trong đó có cả các di tích đã được UNESCO công nhận là DSVH thế giới (như Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An...), những di tích đang và sẽ được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận (như Bãi đá cổ Sapa, Làng cổ Đường Lâm...). Ngay tại khu phố cổ Hà Nội - nơi vừa được công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia, 63,1% nhà được coi là cổ đã xuống cấp, 11,7% nhà hư hỏng, 5,1% nhà không đủ điều kiện sống, không ít nhà đã bị cơi nới, sửa sang tuỳ tiện, lộn xộn, thậm chí bị phá bỏ để xây dựng những khách sạn hiện đại phục vụ khách tham quan phố cổ. Tình trạng tu bổ, phục hồi di tích sai nguyên tắc bảo tồn bảo tàng, làm “mới hoá”, “trẻ hoá”, “lạ hoá” di tích (như trường hợp Lam Kinh - Thanh Hoá trước đây) vẫn còn, không chỉ phổ biến ở những nơi việc tu sửa đình, chùa, đền, miếu ... được tiến hành bởi nguồn kinh phí tự có của địa phương mà còn xảy ra ở một số di tích được đầu tư lớn từ ngân sách Nhà nước...
- Tình trạng buôn lậu cổ vật, trộm cắp cổ vật tại các di tích, đào bới trái phép các di tích khảo cổ học gia tăng một cách đáng báo động mà chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu. Hàng loạt vụ trộm cắp cổ vật quý hiếm với số lượng lớn và tính chất táo tợn xảy ra liên tiếp ở chùa Tây Phương, chùa Trầm, chùa Trăm Gian, đình Mông Phụ (Hà Tây), chùa Canh Nông (Thái Bình), chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)... song đều không tìm thấy thủ phạm, không thu hồi được cổ vật để trả lại cho di tích.
Để góp phần khắc phục thực trạng đáng báo động đó, trên cơ sở tham khảo cách làm, vận dụng kinh nghiệm của Nhật Bản, chúng ta có thể tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về DSVH thông qua những giải pháp sau:
Một là, phải nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của DSVH trong đời sống của con người và sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc để có thái độ ứng xử đúng đắn.
Hai là, phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật DSVH, không ngừng xây dựng, củng cố, bổ sung, sửa đổi để hệ thống pháp luật DSVH ngày càng đầy đủ, hoàn chỉnh, đồng bộ, đặt cơ sở pháp lý vững chắc cho toàn bộ quá trình quản lý nhà nước về DSVH.
Ba là, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật DSVH phải được tiến hành thường xuyên, sâu rộng, sử dụng nhiều kênh, nhiều phương tiện, nhiều hình thức và biện pháp khác nhau. Trong đó, đặc biệt phải khéo léo kết hợp, lồng ghép nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật với việc quảng bá, giới thiệu rộng rãi các DSVH cụ thể. Đặc biệt, phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ DSVH trong thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Bốn là, xử lý nghiêm minh, kịp thời, kiên quyết, thoả đáng các vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về DSVH, không phân biệt chủ thể vi phạm là ai, cán bộ công chức nhà nước hay các tổ chức, cá nhân bình thường trong xã hội.
Năm là, huy động mọi thành phần, lực lượng, mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia bảo vệ, phát huy giá trị DSVH dân tộc theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Chú trọng chất lượng và hiệu quả của công tác xã hội hoá đồng thời tăng cường vai trò nòng cốt, định hướng, kiểm soát của Nhà nước nhằm đảm bảo cho quá trình này không phát triển tuỳ tiện, tự phát, lệch lạc.
Sáu là, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về DSVH. Tiếp tục phân cấp quản lý theo hướng chuyển mạnh thẩm quyền và trách nhiệm cho cấp dưới nhưng vẫn đảm bảo vai trò hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra của cấp trên, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà nước về DSVH. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành văn hoá - thông tin với các cấp và các ngành hữu quan, tạo nên sức mạnh đồng bộ và thống nhất trong quản lý nhà nước về DSVH.
Ngoài ra, là một quốc gia đang phát triển, còn phải tập trung giải quyết những vấn đề có tính quốc kế dân sinh như xoá đói giảm nghèo, công nghiệp hoá, hiện đại hoá... thì đẩy mạnh hợp tác quốc tế là một hướng đi đúng, một giải pháp quan trọng đối với nước ta hiện nay. Đặc biệt, chúng ta cần phải thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác Việt - Nhật, tranh thủ sự ủng hộ tích cực của cường quốc này trên các mặt viện trợ tài chính, khoa học công nghệ, đào tạo chuyên gia, trao đổi kinh nghiệm quản lý và chuyên môn - kỹ thuật. Từ đó, góp phần đáng kể nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về DSVH trong thời gian tới./.
(1) GS, TSKH Tô Ngọc Thanh, Bài trả lời phỏng vấn trên báo Lao động, ngày 15.6.2003, tr.5. (2) PGS, TS Lê Như Hoa (2004), Văn hóa vì sự phát triển xã hội, Viện Văn hóa và Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.448.
____________________________
Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 1 (tháng 1+2)/2005
Trần Thị Thu Hà
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại từ góc nhìn đổi mới
Nhìn toàn bộ tiến trình lịch sử chính trị của dân tộc, “Hệ thống chính trị” nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một thiết chế chính trị mạnh, mô hình này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đúng với quy luật vận động của lịch sử. Và, cũng từ thực tế lịch sử, có thể thấy sức mạnh thực sự của Hệ thống chính trị mà chúng ta đang có chủ yếu không phải do tính chất nhất nguyên mà là do uy tín của Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sức sống của hệ thống chính trị là sự phù hợp, thống nhất giữa mục đích của Đảng với nguyện vọng của nhân dân, với nhu cầu phát triển của đất nước. Hệ thống chính trị Việt Nam đương đại, trên cơ sở kết tinh các giá trị thiết chế truyền thống gắn với hiện đại không ngừng đổi mới phát triển khẳng định sức mạnh của Hệ thống tổ chức quyền lực Chính trị Việt Nam có vai trò quyết định thành công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác văn hóa, văn nghệ, trong những năm qua, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm lãnh đạo công tác này, qua đó đạt được một số kết quả khá quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở phân tích thực trạng lãnh đạo công tác văn hóa, văn nghệ của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề xuất một số giải pháp giúp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác này trong thời gian tới.
Bình luận