Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thế hệ trẻ
Trong kho tàng di sản tinh thần to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc ta, tư tưởng về giáo dục thế hệ trẻ là một giá trị tinh thần quý báu. Mấy chục năm qua việc nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thế hệ trẻ đã được tiến hành thường xuyên trong các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức chính trị - xã hội và đã thu được những kết quả đáng ghi nhận. Bài viết này muốn được góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh từ những vấn đề mới mà thời đại và dân tộc đang đặt ra cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay.
Trong thời đại ngày nay, nhiều vấn đề lý luận mới mẻ đang đặt ra đối với nhân loại: sự khủng hoảng mô hình phát triển gắn với sự khủng hoảng giá trị, niềm tin và lý tưởng của nhân loại. Vấn đề rút ngắn khoảng cách giữa các nước lạc hậu và các nước tiên tiến là một bài toán cực kỳ phức tạp mang tính chiến lược. Sự phát triển của nhân loại và các quốc gia đòi hỏi phải là một sự phát triển đa dạng, phong phú bằng sự tôn trọng tính nhiều hình, nhiều vẻ, nhiều kiểu loại. Đối với những nước lạc hậu muốn “đi tắt”, “đón đầu” để phát triển thì phải có sự phân tích giá trị của các hình mẫu đã có sẵn và định hướng giá trị nhân cách của chính mình.
Tiến đến mục tiêu phát triển đất nước, dân tộc trên con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn, chúng ta không thể sao chép một khuôn mẫu nào cho mình. Vấn đề đặt ra, chúng ta phải đi lên bằng chính con người Việt Nam và trí tuệ Việt Nam. Do vậy, chúng ta phải tìm trong di sản quá khứ kết hợp với các giá trị văn hoá, văn minh của thời đại để xác định rõ giá trị nhân cách cho con người Việt Nam hôm nay và mai sau. Xác định chiến lược đạt đến giá trị nhân cách đó như thế nào. Hoạch định chính sách để giá trị đó được hiện thực hoá và được nhân lên trong đời sống của cả dân tộc.
Để giải đáp những vấn đề trên chúng ta có thể tìm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thế hệ trẻ những chỉ dẫn quan trọng, mang tính cách mạng và tinh thần nhân văn cao cả.
1. Con người là mục tiêu là động lực của cách mạng, thế hệ trẻ là tương lai, là chủ nhân của đất nước
Có thể khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng đầu tiên trực tiếp nói đến con người là mục tiêu động lực của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Hồ Chí Minh không nói đến con người trừu tượng chung chung với những bản chất, bản tính cao siêu, phi ngã “bay lượn” ở đâu đó ngoài thế giới người, mà nói đến những con người hiện hữu trên thế giới này. Khi Chủ nghĩa đế quốc, Chủ nghĩa thực dân còn áp bức các dân tộc thì Người “nhân danh toàn thể loài người” kêu gọi các dân tộc vùng lên chống lại chúng “để giải phóng con người”, “tìm con đường đi tới cuộc sống có đủ điều kiện xứng đáng với con người”. Khi đất nước được độc lập, tự do tiến lên xây dựng xã hội mới thì “đầu tiên là công việc đối với con người”, “muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Ông Môngtarông một người Pháp đã nhận xét: “Cụ Hồ Chí Minh là chiến sỹ đầu tiên của thế giới thứ ba, của các dân tộc đói nghèo thèm khát một cuộc sống cho con người. Cụ dạy họ rằng, muốn được giải phóng phải dựa vào sức mình là chính, là một dân tộc chỉ có thể sống còn nếu con em dân tộc đó không chịu sống nô lệ. Nhất là Cụ dạy cuộc chiến đấu vì nhân phẩm và tự do phải được đặt lên trên mọi cuộc chiến đấu khác...Bởi vậy, xin chúc Người yên nghỉ và mong rằng những người yêu chuộng công lý phải tiếp tục trên cương vị của mình cuộc chiến đấu của Cụ”.
Trong thời đại ngày nay, càng suy ngẫm, chúng ta càng thấy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hết sức sâu sắc. Con người là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước, quyết định số phận của dân tộc. Trên con đường chạy đua giành thắng lợi cho sự phát triển của đất nước tất yếu phải lấy thế hệ trẻ làm nhân vật trung tâm. Bởi thế hệ trẻ luôn luôn là tương lai của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: “Người ta thường nói: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần là do các thanh niên”. Người còn khẳng định với thế hệ trẻ, hạnh phúc của cả dân tộc và từng cá nhân là tuỳ thuộc vào chính mỗi con người “hạnh phúc của ta nằm trong tay ta”. Với một tinh thần nhân văn cách mạng, Người hy vọng vào thế hệ trẻ, trao vận mệnh và tiền đồ dân tộc cho họ: “Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nhiệm vụ của thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay
Hơn năm mươi năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện nay phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cho tương lai đó”.
Như vậy nhiệm vụ của thanh niên là phải “rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình” và “phải làm việc để chuẩn bị cho tương lai”. Đó là một nhiệm vụ hết sức to lớn để tạo nên phẩm chất nhân cách mới vừa “hồng” vừa “chuyên” hướng vào mục tiêu của chủ nghĩa xã hội phù hợp với nền văn minh cao nhất của nhân loại.
Rèn luyện tinh thần tức là tu dưỡng đạo đức, xác định lý tưởng, nâng cao ý chí và trình độ tri thức khoa học - công nghệ. Thế hệ trẻ cần chú ý rèn luyện học tập một cách toàn diện: “đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, khoa học, kỹ thuật lao động và sản xuất”. Việc rèn luyện đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, ngoài lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, thế hệ trẻ phải đặc biệt chú ý rèn luyện ý chí quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Mục tiêu của dân tộc trong thời đại ngày nay không chỉ là giữ vững độc lập, tự do mà còn là hạnh phúc của cả dân tộc và mỗi con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập không có nghĩa lý gì”. Do vậy, ‘hạnh phúc, tự do” của con người là cứu cánh mà nhân dân (trong đó có thế hệ trẻ) vươn tới. Thế hệ trẻ hôm nay cần một động lực tinh thần để xây dựng đất nước. Cùng với giá trị truyền thống “không có gì quý hơn độc lập tự do” cần phải hình thành và phát huy giá trị mới vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Muốn vậy cần có biện pháp để khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc tiềm ẩn trong thế hệ trẻ, biến tinh thần ấy thành động cơ phấn đấu học tập, công tác thường ngày của mình. Cần có cơ chế gắn kết lợi ích của cá nhân của thế hệ mình với lợi ích chung của dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thế hệ trẻ hôm nay cần nhận thức được cái nhục của sự nghèo nàn giống như cái nhục mất nước trước đây để quyết tâm vượt qua sự đói nghèo và lạc hậu.
Ngày nay, sự phát triển của các quốc gia dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực con người. Nguồn lực con người gắn liền với năng lực trí tuệ và tinh thần của thế hệ trẻ. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, kỹ thuật số với nền kinh tế tri thức con đường đưa đất nước tiến lên không thể chỉ bằng sức mạnh cơ bắp mà chủ yếu là sức mạnh của trí tuệ. Để thắng trong cuộc chạy đua kinh tế, nhiều nước trên thế giới và khu vực coi giáo dục là mũi nhọn ganh đua. Trong xu thế hiện nay, ưu thế thuộc về những nước đầu tư cho sự phát triển giáo dục đặc biệt là giáo dục đại học. Dự cảm được điều đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn thế hệ trẻ Việt Nam: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội nhất định phải có học thức”, “chủ nghĩa xã hội gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật”. Bởi vì: “chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận”.
Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước những vấn đề dân tộc và thời đại đặt ra, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những quyết sách đúng đắn, coi khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quốc sách hàng đầu đó phải hướng tới thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ trẻ vừa là đối tượng tiếp nhận vừa là chủ thể thực hiện quốc sách đó.
3. Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng” hình thành mẫu nhân cách thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
Con người là yếu tố quyết định tương lai và vận mệnh của dân tộc, những yếu tố con người phải được thực hiện trong sự thống nhất với yếu tố trí tuệ. Trí tuệ hiện đại là cốt lõi của nhân cách hiện đại của “thế hệ cách mạng” trong thời đại ngày nay.
Bồi dưỡng “thế hệ cách mạng” cho đời sau thực chất là hiện đại hoá thế hệ trẻ cũng là giải pháp duy nhất để hiện đại hoá dân tộc tương lai. Nhân cách thế hệ trẻ được coi là hiện đại hoá chỉ khi trong đó có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hoá thời đại. Trên cơ sở đó nhân cách được biểu hiện ra như hệ thống năng lực thể chất và tinh thần phát triển không giới hạn trong một lối sống có cá tính. Đó là những nhân cách được phát triển hết những năng lực nhân tính của con người hay nói cách khác là phát triển những khả năng của loài người chứa đựng trong bản thân nó. Đó là quá trình đào tạo thế hệ trẻ có khả năng sáng tạo ra những giá trị mới - những con người có ích cho đất nước và làm chủ bản thân. Trong Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Ngày nay, các em được hưởng cái may mắn hơn cha anh là được hưởng một nền giáo dục, nó sẽ đào tạo các em nên những công dân có ích cho đất nước Việt Nam, một nền giáo dục phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Vấn đề đặt ra là không chỉ đem lại “cơm ăn”, “áo mặc” cho thế hệ trẻ mà là chất lượng con người, giá trị nhân cách trong quá trình “bồi dưỡng thế thệ cách mạng” hôm nay. Đó là những con người phát triển toàn diện, cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức, ngang tầm với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Những con người sẽ làm chủ và là động lực của sự nghiệp đổi mới đất nước hướng tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Vấn đề cơ bản là phải đặt tương lai vào thế hệ trẻ và tạo điều kiện để cho họ hoàn thành nhiệm vụ, chứ không phải suy nghĩ thay họ, dắt tay họ và chỉ cho họ từng việc cụ thể. Những giá trị nhân cách chúng ta cần đạt tới là cái khách quan, không phải sản phẩm chủ quan. Chính vì vậy việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ làm chủ tương lai hoàn toàn không phải là sự áp đặt cách nghĩ của thế hệ đi trước vào tư duy của thế hệ trẻ, cũng không phải bắt thế hệ trẻ lấy tri thức và hành vi của thế hệ đi trước làm khuôn mẫu cố định. Lối giáo dục cổ truyền ấy đã quá lỗi thời. giờ đây, điều quan trọng là làm thế nào để tạo ra những giá trị nhân cách mới ở thế hệ trẻ. Những giá trị do đích thực thời đại và dân tộc đòi hỏi chứ không phải do ý kiến chủ quan của bất cứ người nào(1). Mẫu nhân cách mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng tới trong xã hội mới là mẫu nhân cách “những công dân” và “cán bộ tốt” của dân tộc độc lập, tự do, khác hoàn toàn với nhân cách người nô lệ của chế độ thuộc địa hoặc nhân cách thần dân của xã hội phong kiến trước đây.
4. Thay lời kết: Thực hiện những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thế hệ trẻ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn trong các phong trào thực tiễn xây dựng và bảo vệ đất nước: “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”. “Thanh niên tình nguyện”, “Doanh nghiệp trẻ Việt Nam”, “Thắp sáng tài năng nhà kinh doanh trẻ”... Gần đây là những thành tích trong lao động, học tập, phát triển kinh tế - xã hội mà Hội Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam đã tổng kết là hết sức to lớn và thật đáng tự hào.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là cơ hội vô cùng quý báu để thế hệ trẻ Việt Nam rèn luyện, trưởng thành và cống hiến, đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với họ. Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tương lai của dân tộc tươi sáng hay mờ nhạt, vận mệnh của dân tộc trong thiên niên kỷ mới hưng thịnh hay ảm đạm, con đường mà dân tộc đã trải qua với sự hy sinh biết bao xương máu sẽ rộng mở hay héo hắt là tuỳ thuộc vào thế hệ trẻ hôm nay. Muốn thực hiện được sứ mệnh lịch sử trọng đại đó thanh niên cần có niềm tin và quyết tâm, ý chí và nghị lực phi thường, tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, sự sáng tạo và thích ứng cao, một lối sống công nghiệp với một sức khoẻ tốt.
Kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá đang đặt ra nhiều vần đề về phẩm chất của thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay. Song, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Thanh niên ta nói chung là tốt”, chúng ta luôn đặt hy vọng vào họ và cần phải tạo điều kiện cho họ phát huy những phẩm chất tốt đẹp, hạn chế những yếu tố tiêu cực, lạc hậu trong sự hình thành nhân cách mới. Chúng ta cần nhận thức sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về thế hệ trẻ và có những quan điểm đúng đắn, những phương pháp thích hợp để “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng” của chúng ta hiện nay./.
_________________________
(1) Khoa Văn hóa XHCN - Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1987), Văn hóa XHCN, Nxb. CTQG Hà Nội, tr.231.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 3 (tháng 5+6).2005
Bài liên quan
- Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
- Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
- Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp cận từ góc độ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả là một biến thể nguy hại của chủ nghĩa cá nhân, trái ngược với những yêu cầu về phẩm chất đích thực và đạo đức cách mạng. Vì vậy, ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả là loại bỏ những thói hư tật xấu đang ngấm ngầm làm tha hóa cán bộ, đảng viên. Chống uy tín giả cũng là chống chủ nghĩa cá nhân, củng cố uy tín đích thực của người cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo.
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2/9/1945, chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta đã phải đương đầu với nạn “thù trong, giặc ngoài”, ở cả 2 miền Nam, Bắc vấn đề về xung đột dân tộc trở thành tâm điểm có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của nhà nước cách mạng non trẻ. Với trí tuệ uyên bác, sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vấn đề tưởng chừng hết sức phức tạp ấy lại được Người khéo léo giải quyết thành công, đem lại bài học có giá trị cách mạng sâu sắc về công tác dân tộc cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc về xây dựng Đảng cầm quyền, đặc biệt là vấn đề thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trải qua 55 năm, di huấn của Người về vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại.
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Bước phát triển về chuẩn mực “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Suy ngẫm tư tưởng Hồ Chí Minh về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và nghiên cứu Điều 3 Quy định số 144 để thấy được bước phát triển của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Bình luận