Phóng sự chân dung: Phong cách riêng, tránh tư biện
Nhiều người cho rằng viết phóng sự chân dung dễ. Nhưng, đó là suy nghĩ xem ra khá giản đơn. Cái khó của phóng sự chân dung không phải ở đề tài mà ở cách viết làm sao cho tác phẩm ra hồn cốt, mang “hơi thở” của phóng sự báo chí.
Nhiều người viết chỉ dừng lại việc kể lể mà thiếu đi “chất” phóng sự. Thể loại phóng sự chân dung không phải người nào cũng viết thành công. Về mặt lý thuyết, phóng sự chân dung phải cho công chúng hình dung rõ nét về nhân vật qua vẻ bề ngoài, thái độ, ngôn ngữ, thói quen của họ. Thậm chí qua những gì họ làm, họ nghĩ, các dự định trong tương lai và tất nhiên cả một chút bí mật đời tư của họ (nếu được họ cho phép). Do vậy, muốn viết thành công phóng sự báo chí, ngoài lòng say mê, năng khiếu, khổ luyện, dấn thân… người viết còn phải làm chủ được ngôn ngữ, cảm xúc, kinh nghiệm, vốn sống.
Qua khảo sát một số bài phóng sự, nhiều tác giả chỉ dừng lại việc phản ánh những thành tích đạt được của nhân vật mà ít sử dụng các thủ pháp, như: tả, thuật, bình... để làm tăng tính hàm xúc cho tác phẩm phóng sự. Chẳng hạn, khi viết về chân dung nghèo khó, đừng viết nhân vật của mình “dầm mưa dãi nắng” mà viết làm sao cho độc giả thấy được sự vất vả, lam lũ bằng cách gợi tả những giọt mồ hôi chảy trên gương mặt, hoặc màu da đen sạm vì nắng, gió, bụi thời gian để người đọc thương, cảm nhân vật. Ví như “Dáng người thấp đậm, nước da ngăm đen, bước đi nhanh nhẹn, chiếc nón sùm sụp trên đầu, đôi mắt sắc lẹm, nói năng bỗ bã…, Minh “cô đơn” đậm nét là dân “anh chị”. Ấy vậy, hơn chục năm qua, không ít người đi đường hay sinh viên Trường Đại học Quốc gia TP.HCM lại rất gần gũi với chú Minh “cô đơn”” (Phóng sự Minh “cô đơn”, Báo Sài Gòn Giải Phóng).
Hãy viết làm sao cho độc giả hiểu được vấn đề, làm cho họ có cảm giác người viết khá am hiểu về chân dung và dẫn dắt người đọc của mình như đang chứng kiến, tiếp xúc với nhân vật thật sự. Một số tác giả khi viết chân dung, họ đến gặp nhân vật xin báo cáo thành tích cá nhân, sau đó phỏng vấn vài câu để nắm thêm thông tin, hoặc trích dẫn lời nhân vật đưa vào bài viết. Như vậy, bài viết dễ dừng lại ở bài phản ánh, chưa đạt “chất” phóng sự chân dung thật sự.
Người viết thường đặt tiêu đề (tít) cho phóng sự chân dung khá dài, chưa đủ thu hút, chưa gây chú ý, hoặc thiếu nhịp điệu. Tiêu đề phóng sự báo chí hiện đại viết khoảng 6 chữ (từ) là tương đối phù hợp. Chẳng hạn, các tiêu đề ngắn, có nhịp điệu, gây chú ý đối với người đọc: “Đậm tình quê lúa”, “Người “ghét” lửa”, “Minh “cô đơn” (Báo Sài Gòn Giải Phóng).
Tiêu đề dài sẽ khiến người đọc khó nhớ: “Bí quyết giúp dân hàn gắn tình làng nghĩa xóm của “luật sư” hai lúa”. Viết lời dẫn (sa-pô) thiếu dẫn dắt, mời gọi, hấp dẫn người đọc. Thông thường, viết lời dẫn giới thiệu về họ tên, tuổi, quê quán, việc làm của chân dung. Chẳng hạn, “Hơn 20 năm gắn bó với công việc cai nghiện ma túy, bà Hà Mỹ Hòa, Giám đốc Trung tâm cai nghiện ma túy Lê Hà Nguyễn (thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom) đã dành nhiều tình yêu thương chăm lo cho các học viên. Nhiều trường hợp được bà giúp đỡ đã thoát khỏi ma túy và có cuộc sống ổn định. Bà được nhiều học viên quý mến gọi là “má Hòa” (Phóng sự Nặng lòng với công việc cai nghiện ma túy, Báo Đồng Nai)”. Đoạn này chưa thật sự thu hút, mời gọi để “giữ chân” người đọc đọc toàn bộ bài phóng sự.
Lời dẫn cuốn hút người đọc: “Vô tình tìm thấy những cổ vật thời tiền sử, ông Thành bị cuốn hút bởi độ tinh xảo của chúng. Kể từ đó, ông bắt đầu đi tìm bí mật loài người ở vùng đất cổ Kon Tum. Phải hẹn hò mãi, chúng tôi mới có dịp gặp ông Văn Đình Thành (67 tuổi, ở P.Quyết Thắng, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum)” (Phóng sự Người đi tìm bí mật vùng đất cổ Kon Tum, Báo Thanh Niên).

Phóng sự chân dung về Người mẹ bán xôi và đứa con nuôi ung thư của Báo Tuổi trẻ
Cuối bài viết, tác giả nêu “dày cộm” thành tích đạt được của chân dung. Điều này, không sai, tuy nhiên, cần viết làm sao cho người đọc thấy được điều gì đó mà nhân vật được mình lựa chọn xứng đáng ngợi ca trên mặt báo. Không nên kể lể quá nhiều huy chương, bằng khen, giấy khen... những thành tích này nêu ra khá nhiều, vô tình “tâng bốc” chân dung của mình lên tới “tận mây xanh”, dễ khiến người đọc ngượng ngùng. Bởi, nhân vật chọn viết bài phải có cái gì đó điển hình, thành tích hơn những người khác. Có thể, điều này đã được tác giả thể hiện hàm chứa trong nội dung bài viết.
“Mô-típ” dễ thấy ở cuối bài viết, tác giả thường trích phát biểu nhận xét, đánh giá, cho biết của một cá nhân có chức vụ nào đó, hoặc của chính chân dung vào bài viết thay cho kết bài. Chẳng hạn, “Ông Võ Hải Ninh, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đức Lĩnh, cho biết, với diện tích gần 10.000m2 đất mà ông Liệu đã hiến để xây dựng công trình phúc lợi xã hội, nếu tính giá trị đất ở địa phương là khoảng trên 300 triệu đồng. Ngoài ra, với nhiều đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới ở thôn và xã của ông, UBND xã đánh giá rất cao những việc làm hết sức có ý nghĩa của ông Liệu. Ông xứng đáng là tấm gương người cựu chiến binh gương mẫu, dám hy sinh lợi ích của cá nhân để đóng góp cho xã hội. Đây là điển hình tiêu biểu cần được nhân rộng để mọi người cùng học tập làm theo” (Phóng sự Người cựu binh thích “vác tù và”, Báo Sài Gòn Giải Phóng). Điều này, dễ làm người đọc đoán được “mô-típ” lối mòn của người viết. Tác giả có thể viết đoạn kết, gợi cho người đọc rút ra nhiều suy nghĩ về nhân vật, hoặc nhận thức để thay đổi bản thân về một điều gì đó qua hành động, việc làm của chân dung.
Để góp phần nâng cao tác phẩm phóng sự chân dung, cần rèn luyện một số kỹ năng như: Người viết tự làm giàu vốn sống, có nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm; đọc nhiều để làm giàu ngôn ngữ, vốn kiến thức liên ngành; đổi mới, sáng tạo trong cách viết thể loại phóng sự chân dung; quan tâm đặt tiêu đề (tít) phóng sự chân dung sao cho ngắn, có nhịp điệu, gây sự chú ý, đồng thời viết lời dẫn (sa-pô) mời gọi, thu hút được người đọc; khi viết, đừng quên các thủ pháp, như: tả, thuật, bình... nhằm làm tăng tính hàm xúc cho phóng sự./.
______________
Bài đăng trên Tạp chí Người Làm Báo điện tử ngày 9.3.2021
Dương Út
Nguồn: http://nguoilambao.vn
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang hiện nay
Để công tác giáo dục và đào tạo đạt hiệu quả cao không thể vắng bóng hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ngày càng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo thông qua sát sao lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh. Bài viết phác hoạ thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang hiện nay, chỉ rõ hạn chế, bất cập; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này thời gian tới.
Tăng cường ứng dụng AI vào hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay
Tăng cường ứng dụng AI vào hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra sự biến đổi lớn đặt ra yêu cầu phải chuyển đổi số các mặt hoạt động để bắt kịp sự tiến bộ của thời đại. Đây đang là vấn đề cấp bách và cần thiết của Việt Nam hiện nay. Hoà mình vào dòng chảy đó, ngành Xuất bản cũng có những thay đổi để theo kịp thời đại mới. Ứng dụng công nghệ số là bước phát triển tất yếu của ngành Xuất bản không chỉ do sự thay đổi cách đọc của độc giả gắn với các thiết bị điện tử thông minh mà còn bởi cả ở quy trình sáng tạo tác phẩm, biên tập, in ấn và phát hành đều phải hướng đến ứng dụng AI vào quy trình hoạt động. Tuy vậy, sự phát triển của khoa học kỹ thuật vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn với ngành Xuất bản. Các nhà xuất bản, và cụ thể là các biên tập viên, cần phải nhanh chóng nắm bắt được kỹ năng sử dụng AI để phục vụ cho công tác xuất bản là nhằm phục vụ độc giả tốt nhất trong tương lai gần.
Xu hướng tổ chức nội dung trên mạng xã hội của cơ quan báo chí hiện nay
Xu hướng tổ chức nội dung trên mạng xã hội của cơ quan báo chí hiện nay
Trong những năm trở lại đây, hoạt động trên mạng xã hội của báo chí ngày càng tích cực và để lại nhiều dấu ấn đặc biệt với bạn đọc. Tuy nhiên, trong năm 2023, lưu lượng truy cập vào các đường “link” tin tức trên mạng xã hội Facebook đã giảm 48% so với năm trước (Theo báo cáo của Viện Báo chí Reuters). Điều này đặt ra một câu hỏi lớn là làm thế nào để báo chí không bị ảnh hưởng bởi xu hướng luôn thay đổi, vừa có thể tiếp cận gần gũi với độc giả vừa đáp ứng đủ các quy định của báo chí nói chung và tôn chỉ mục đích của từng cơ quan đặc thù nói riêng.
Mô hình đo lường giá trị và giải pháp truyền thông thương hiệu
Mô hình đo lường giá trị và giải pháp truyền thông thương hiệu
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến sự ra đời, phát triển của rất nhiều thương hiệu, có những thương hiệu thành công và trường tồn, cũng có những thương hiệu nhanh chóng ra đời hoặc biến mất. Ngày nay, sự quan tâm và hiểu biết về thương hiệu đã ngày càng rõ nét vì sức ảnh hưởng của thương hiệu tới sự tồn tại và phát triển của một công ty, tổ chức. Vậy điều gì quyết định sức mạnh của thương hiệu và sự sống còn của thương hiệu? Trên thực tế có rất nhiều chỉ số ảnh hưởng đến thương hiệu, từ chiến lược kinh doanh đến chiến lược quản trị, chiến lược truyền thông quảng cáo của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Bài báo sẽ tập trung làm các mô hình, yếu tố đo lường giá trị thương hiệu cũng như các giải pháp truyền thông thương hiệu thông qua chiến lược kênh truyền thông và nội dung truyền thông hiệu quả.
Bài viết “Đôi điều suy nghĩ về làm tạp chí lý luận chính trị của Đảng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với việc rèn luyện nâng cao năng lực và phẩm chất người làm tạp chí lý luận chính trị hiện nay
Bài viết “Đôi điều suy nghĩ về làm tạp chí lý luận chính trị của Đảng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với việc rèn luyện nâng cao năng lực và phẩm chất người làm tạp chí lý luận chính trị hiện nay
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo, nhà lý luận, nhà văn hóa và là nhà báo lý luận chính trị. Đồng chí có nhiều năm gắn bó với Tạp chí Cộng sản - cơ quan tạp chí lý luận chính trị của Trung ương Đảng. Trong bài viết “Đôi điều suy nghĩ về làm tạp chí lý luận chính trị của Đảng”, đồng chí đã chia sẻ những điều giản dị mà vô cùng sâu sắc về trọng trách và những yêu cầu, đòi hỏi từ công việc tạp chí. Đó là những chỉ dẫn vô cùng quý báu đối với mỗi cán bộ làm công tác tạp chí lý luận chính trị.
Bình luận