Xây dựng môi trường văn hóa lễ hội lành mạnh
Theo Cục Văn hóa cơ sở, nước ta hiện có 7.966 lễ hội, trong đó phần lớn là lễ hội truyền thống (7.039 lễ hội). Lễ hội truyền thống tồn tại ở mọi không gian văn hóa, từ làng xã thôn bản đến phố phường. Mỗi lễ hội đều có những nét độc đáo riêng, là không gian để tôn vinh, tưởng nhớ một nhân vật (hay tập thể nhân vật) có ảnh hưởng lớn trong lịch sử của cộng đồng.
Nói cách khác, lễ hội chính là hoạt động nhắc nhở người hôm nay nhớ về tổ tiên, ông cha mình với lòng thành kính, biết ơn. Do vậy, môi trường lễ hội truyền thống là nơi tốt nhất để giáo dục văn hóa, lịch sử, lòng tự hào cho thế hệ trẻ, đồng thời tiếp thu các giá trị mới, làm cho văn hóa được tiếp biến, mở rộng, phù hợp với đời sống hiện đại.
Sau những tháng ngày lao động vất vả cực nhọc, con người đến với lễ hội ngoài nhu cầu vui chơi, giải trí, còn là để “nhập thân” vào văn hóa, rồi đến lượt văn hóa làm biến đổi con người, giúp nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để xây dựng cộng đồng ngày càng tốt đẹp hơn. Lễ hội giống như bảo tàng sống, nơi văn hóa của một cộng đồng dân cư được hồi sinh, được trao truyền từ thế hệ trước đến thế hệ sau.
Nếu các giá trị truyền thống được xem như cái gốc của văn hóa dân tộc thì lễ hội chính là môi trường sinh động nhất để con người có thể bộc lộ, thẩm thấu, tiếp biến, làm phong phú, đẹp đẽ, giàu có thêm cho văn hóa.
Từ góc nhìn như vậy, nếu chúng ta chú trọng đầu tư cho môi trường văn hóa lễ hội, đảm bảo các lễ hội đều được diễn ra đúng nghi thức trên tinh thần nâng niu cái đẹp, cái tinh túy, mang đậm đà bản sắc dân tộc và không ngừng phát huy sự cổ động, tuyên truyền giáo dục cho lớp trẻ, thì người tham gia lễ hội sẽ học hỏi được rất nhiều. Chẳng hạn như học tiền nhân cách ứng xử hài hòa với vạn vật, thiên nhiên và con người; thêm hiểu biết và tự hào về các giá trị nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng, hát xoan, hát bội, múa rối, quan họ…
Tiếc là, dù lễ hội bao chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc nhưng thực trạng môi trường văn hóa trong các lễ hội truyền thống những năm gần đây bị biến tướng rất nhiều. Dưới ảnh hưởng của kinh tế thị trường, lễ hội đã có những biểu hiện thương mại hóa rõ rệt. Nhiều lễ hội không còn giữ được bản sắc riêng, do chính các địa phương bắt chước nhau, do pha tạp thêm yếu tố tiêu cực, thậm chí phản văn hóa.
Việc đua nhau mở rộng về quy mô khiến một số lễ hội trở nên nặng về hình thức, chủ yếu phô trương để thu hút du khách, mưu cầu lợi nhuận. Tình trạng bạo lực trong tổ chức lễ hội vẫn còn diễn ra. Hiện tượng chặt chém du khách, chen lấn cúng bái, cướp lộc, cướp ấn ngày càng phổ biến. Nạn cờ bạc đỏ đen, các trò chơi dân gian trá hình nhưng thực chất là sát phạt ngày càng gia tăng.
Nhiều dịch vụ như đổi tiền lẻ, buôn bán, môi giới, dịch vụ cũng mọc lên như nấm trong các lễ hội khiến cho môi trường lễ hội ngày càng xô bồ, giá trị vật chất lấn át giá trị văn hóa, đạo đức. Sau lễ hội, môi trường bị ảnh hưởng nặng nề do người dân vứt rác bừa bãi, bẻ cây, chặt cành…
Đáng buồn nhất là người dân địa phương, vốn đóng vai trò chủ thể của lễ hội truyền thống, thì hiện nay ở nhiều nơi, lại bị biến thành khách thể của lễ hội. Không ít lễ hội đã bị sân khấu hóa, kịch bản hóa, tệ hơn là đấu thầu tổ chức dịch vụ lễ hội, thuê các đoàn nghệ thuật truyền thống chuyên nghiệp, thậm chí có địa phương còn thuê cả đoàn văn nghệ hát nhạc trẻ biểu diễn. Người làng đến lễ hội chỉ còn với tư cách là người xem, không phải người trực tiếp tham gia, sáng tạo những giá trị tốt đẹp mà cha ông để lại.
Ở lễ hội xưa, các trò chơi dân gian tổ chức là để người dân trong làng được trải nghiệm, nay thì chủ yếu phục vụ khách thập phương, và phải trả tiền. Chưa kể, những trò chơi dân gian ngày càng ít đi, thay vào đó là các trò chơi hiện đại mang tính sát phạt, cá độ, may rủi. Hiện tượng người đi lễ hội mà không biết lễ hội đó tổ chức để tôn vinh nhân vật nào, có ý nghĩa lịch sử ra sao ngày càng phổ biến.
Xưa kia việc hành lễ, góp công trong lễ hội truyền thống được cả làng cùng chung tay, không phân biệt nhiều ít, chủ yếu để kết nối, sẻ chia, nay có biểu hiện khoa trương, nặng về vật chất. Những bất cập đó khiến cho lễ hội bị dung tục, tầm thường hóa, tính độc đáo, trang trọng, thiêng liêng của nhiều lễ hội bị phai nhạt. Lễ hội truyền thống đứng trước nguy cơ mất dần những vẻ đẹp vốn có, thiếu đi ý nghĩa giáo dục văn hóa, lịch sử cho thế hệ trẻ.
Tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, đầu tiên phải kể đến công tác quản lý lễ hội. Cán bộ quản lý từ cấp cơ sở đến trung ương đôi khi còn lúng túng trong điều hành, quản lý. Các văn bản thông tư hướng dẫn thực hiện trong văn hóa nói chung, lễ hội nói riêng còn chậm và chồng chéo. Một lễ hội khó có thể phát huy được bản sắc nguyên gốc nếu như chính những người tổ chức còn chưa hiểu biết và nắm vững ý nghĩa lịch sử cũng như giá trị đích thực của lễ hội. Nguyên nhân quan trọng tiếp theo là nhận thức hạn chế của người dân về lễ hội truyền thống.
Tình trạng một số nơi bỏ quên việc tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ cũng như người dân hiểu rõ về giá trị của lễ hội truyền thống, do đó chưa xây dựng được cho cộng đồng một ý thức chuẩn mực khi tham gia vào các lễ hội, để biết ứng xử sao cho văn minh với con người và môi trường tự nhiên. Cũng bởi sự tuyên truyền giáo dục còn xem nhẹ cho nên lòng tin, sự thành kính của người dân đến lễ hội bị giảm sút, đây là điều hết sức báo động.
Muốn xây dựng môi trường văn hóa lễ hội lành mạnh, đòi hỏi cần phải có những giải pháp quyết liệt để thay đổi. Phải bắt đầu từ việc nhận thức lại các giá trị cốt lõi nguyên thủy của lễ hội truyền thống, từ đó có kế hoạch cho việc bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị đó bằng các mô hình vừa phù hợp với đời sống hiện đại vừa giữ gìn các vẻ đẹp văn hóa mà cha ông bao đời đã chọn lọc, tích lũy.
Công tác quản lý lễ hội các cấp cần chấn chỉnh bằng việc nâng cao kiến thức lễ hội truyền thống cho cán bộ ngành văn hóa, chú trọng tuyên truyền đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan đến lễ hội, chủ động uốn nắn các biểu hiện sai lệch khiến cho lễ hội bị biến dạng, để lễ hội thật sự là một hoạt động văn hóa thu hút người dân, góp phần vào sự phát triển của địa phương.
Trong khâu tổ chức cần được tính toán kỹ việc đưa các hoạt động, trò chơi sao cho bảo đảm ý nghĩa nguyên gốc cổ truyền của lễ hội, các yếu tố mới mang tính thể nghiệm phải hết sức cân nhắc, tránh xa lạ với phong tục, tập quán, văn hóa của người dân địa phương, làm mất bản sắc độc đáo vốn có. Kiên quyết loại bỏ các yếu tố thuần túy thương mại trong không gian lễ hội truyền thống.
Công tác giáo dục ý nghĩa lịch sử văn hóa của lễ hội cho người dân nhất là thế hệ trẻ cần được thường xuyên, liên tục, bằng nhiều hình thức sinh động khác nhau. Trong lễ hội có thể lồng ghép các hoạt động như đón nhận danh hiệu làng văn hóa, gia đình văn hóa tiêu biểu để xây dựng, bồi đắp thêm tình cảm của các thế hệ người dân với văn hóa quê hương mình.
Không nên áp đặt kịch bản lễ hội theo ý chí chủ quan mà phải căn cứ vào tư liệu lịch sử và các hoạt động lễ hội quá khứ để tiếp nối mạch nguồn, thu hút người dân tham gia với vai trò chủ thể của lễ hội. Bởi không ai khác, chính nhân dân là người sáng tạo lễ hội, giữ gìn các giá trị truyền thống của lễ hội đồng thời trao truyền các vẻ đẹp của lễ hội cho các thế hệ tiếp sau.
Nhận thức đúng tầm quan trọng của lễ hội truyền thống trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Việt, chúng ta sẽ có một cách ứng xử thận trọng, phù hợp để có được những không gian văn hóa lễ hội văn minh, giàu ý nghĩa, góp phần hình thành, giáo dục đạo đức, nhân cách, ứng xử, kiến thức văn hóa lịch sử cho người dân, nhất là thế hệ trẻ. Đây cũng là một hoạt động thiết thực nhằm cụ thể hóa các mục tiêu của Chiến lược văn hóa quốc gia tầm nhìn 2030 mà Đảng và Chính phủ đã đề ra./.
Nguồn: Bài đăng trên báo Nhân Dân điện tử ngày 13/01/2023
Bài liên quan
- Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
- Chuyện tặng sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho Thư viện Karl Marx
- Tấm gương bình dị trong một nhân cách lớn
- Người chụp cả vạn bức ảnh đẹp về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Các yếu tố tác động đến sự hình thành dư luận xã hội
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tự hào dân tộc cho thanh niên, sinh viên Việt Nam
Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước là tiếp tục phát huy mạnh mẽ lòng tự hào, tinh thần dân tộc, tình yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là trong thế hệ trẻ, những thanh niên, sinh viên - lực lượng tiên phong trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 40 của thế kỷ 20, tranh cổ động gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam và trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Việt Nam. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tranh cổ động trở thành thứ vũ khí tinh thần mạnh mẽ trong hành trình giành độc lập dân tộc. Tuy nhiên, tranh cổ động không chỉ mang trong mình sứ mệnh tuyên truyền vận động, cổ vũ, tinh thần chiến đấu, thúc giục mọi người tham gia chiến đấu, mà còn mang trong đó những giá trị thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật cùng những thông điệp về khát vọng hoà bình. Bài viết này tập trung tìm hiểu về thông điệp “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (từ năm 1954 - 1975).
Chuyện tặng sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho Thư viện Karl Marx
Chuyện tặng sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho Thư viện Karl Marx
Đầu năm 2022, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho ra mắt công chúng cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Là cán bộ trường Đảng, chúng tôi may mắn sớm được nhận cuốn sách để làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị, báo chí - truyền thông. Đặc biệt, chúng tôi đã mang cuốn sách đó làm quà tặng Thư viện Karl Marx ở thủ đô London, Vương quốc Anh.
Tấm gương bình dị trong một nhân cách lớn
Tấm gương bình dị trong một nhân cách lớn
Khi Bộ Chính trị thông báo về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế lo lắng, cầu mong sức khỏe của Tổng Bí thư sẽ hồi phục. Nhưng phép màu nhiệm đã không đến... 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024, trái tim người con ưu tú của đất nước, Nhân dân Việt Nam đã ngừng đập…
Người chụp cả vạn bức ảnh đẹp về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Người chụp cả vạn bức ảnh đẹp về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tôi biết nhà báo Lê Trí Dũng từ năm 1992. Khi đó, anh đang là sinh viên lớp đại học báo chí Khóa 10 (1992-1995), Khoa Báo chí, trường Đại học Tuyên giáo (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Lúc này, các lớp đại học báo chí có hai đối tượng học chung, đó là cán bộ đang làm việc ở các cơ quan báo chí và học sinh mới tốt nghiệp trung học phổ thông.
Bình luận