Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Tiền Giang trong tình hình mới
Việt Nam là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời, đã sản sinh ra rất nhiều bậc hiền tài, những con người có trí tuệ, có nhân cách cao đẹp, đóng góp to lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Năm 1484, tiến sĩ Thân Nhân Trung đã đưa ra chân lý bất hủ: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao; nguyên khí suy thì thế nước yếu và càng xuống thấp”(1). Kế thừa và phát triển truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng rất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết trọng trí thức... Nhưng trí thức đáng trọng là trí thức hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân... Trong mấy năm kháng chiến, một bộ phận lớn trí thức Việt Nam đã chịu khó chịu khổ đi với kháng chiến, phục vụ cho kháng chiến...”(2).
Kế thừa quan điểm của Hồ Chí Minh, trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế, Đảng ta xác định mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện là đầu tư cho xây dựng, bồi đắp “nguyên khí quốc gia” và phát triển bền vững; là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và xã hội. Chú trọng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam cả trong và ngoài nước, có cơ chế, chính sách đột phá thu hút, trọng dụng trí thức, đặc biệt là trí thức tinh hoa, chuyên gia đầu ngành và nhân tài của đất nước; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lớp trí thức trẻ, kế cận”(3).
Thời gian qua, đội ngũ trí thức tỉnh Tiền Giang “tăng khá nhanh về số lượng, nâng lên về chất lượng, phát huy tốt vai trò trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội; tham gia công tác quản lý, lãnh đạo luôn phát huy tốt vai trò, khả năng, góp phần đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị. Một số đề án, đề tài nghiên cứu khoa học của trí thức có giá trị về mặt khoa học, được ứng dụng vào thực tế mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, xã hội”(4); song, vẫn còn những hạn chế nhất định: một số lĩnh vực kinh tế - xã hội còn thiếu cán bộ đầu ngành có trình độ, năng lực và chuyên môn giỏi để tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu, các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở tầm chiến lược, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; việc tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện các chủ trương, chính sách, các dự án phát triển kinh tế - xã hội của đội ngũ trí thức tỉnh Tiền Giang còn hạn chế... Vì vậy, cần có giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức góp phần “kiến tạo” sự phát triển bền vững của tỉnh Tiền Giang trong bối cảnh mới hiện nay.
1. Thực trạng xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Tiền Giang
Xác định vai trò của đội ngũ trí thức là rất quan trọng, trong các năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, lãnh đạo trong các doanh nghiệp đủ số lượng, đạt chất lượng, để đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.
Để xây dựng đội ngũ trí thức, trong thời gian qua Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan, đơn vị đã tạo cơ hội để trí thức tìm được công việc phù hợp với năng lực và có sự thăng tiến trong công việc. Định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chuyên môn tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị. Việc tuyển dụng thông quan hình thức thi tuyển hoặc phỏng vấn. Người trúng tuyển kỳ thi sẽ được tuyển dụng vào trong các cơ quan, đơn vị để làm việc. Đây là môi trường thuận lợi để các trí thức phát huy tài năng của mình.
Công tác điều động, luân chuyển, bổ nhiệm trí thức vào những vị trí phù hợp với chuyên môn, được tạo điều kiện thuận lợi để phát huy sở trường công tác nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương. Những trí thức được bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý đã phát huy tốt năng lực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Việc đổi mới cơ chế quản lý gắn với quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm đã góp phần nâng cao chất lượng, phát huy tính năng động, sáng tạo của đội ngũ trí thức.
Thu hút nguồn nhân tài có chất lượng vào công tác trong các cơ quan của hệ thống chính trị cũng được tỉnh Tiền Giang đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Để thực hiện chính sách thu hút nhân tài, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND quy định chính sách thu hút nguồn nhân lực về công tác tại tỉnh Tiền Giang. Trong quá trình thực hiện, Nghị quyết tiếp tục được sửa đổi bổ sung bằng Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 10/12/2022. Đối tượng thu hút là Giáo sư - Tiến sĩ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Bác sĩ chuyên khoa cấp I, người đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành y.
Mức hỗ trợ một lần từ 200 đến 400 triệu đồng tuỳ theo từng đối tượng, ngoài ra còn có các chính sách khác để khuyến khích trí thức về huyện, về xã công tác. Nhờ có chính sách hợp lý nên trong thời gian qua, tỉnh đã thu hút được 76 trí thức, gồm 1 tiến sĩ, 1 thạc sĩ, 1 bác sĩ chuyên khoa I, 73 đại học chuyên ngành y về địa phương công tác. Việc thu hút nguồn trí thức có trình độ chuyên môn cao đã kịp thời bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng để phục vụ nhu cầu phát triển của tỉnh, cũng như phục vụ kịp thời nhu cầu của xã hội. Thực hiện chính ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, cải thiện chất lượng dịch vụ công để phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân, thúc để mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó, xây dựng đội ngũ trí thức trong cơ sở đào tạo đạt chuẩn là một yêu cầu bức thiết trong thời gian vừa qua. Tỉnh Tiền Giang có 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng và 1 trường chính trị. Để có được đội ngũ trí thức đạt chất lượng, vấn đề đầu tiên là đội ngũ lãnh đạo, quản lý của các cơ sở đào tạo phải có năng lực, phải có tư duy nhạy bén, khả năng dự đoán được xu thế phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong thời gian qua, Tỉnh ủy đã có sự điều động, bổ nhiệm cán bộ đối với các cơ sở đào tạo cho phù hợp. Để truyền đạt kiến thức cho sinh viên, học viên đòi hỏi phải có đội ngũ giảng viên, giáo viên đáp ứng các yêu cầu về mặt chuyên môn. Bên cạnh việc tuyển dụng đối với những người đã đáp ứng các yêu cầu của vị trí việc làm, hàng năm, tỉnh đều có đưa giảng viên, giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng trong quá trình công tác, từ đó trang bị những kiến thức chuyên sâu giúp cho đội ngũ giảng viên, giáo viên truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm của mình cho thế hệ kế tiếp để họ có thể phát huy trí tuệ công hiến cho Tổ quốc.
Việc đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, giáo dục của tỉnh được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp ủy các cấp quan tâm thực hiện tốt. Riêng đối với Trường Đại học Tiền Giang, tỉnh quan tâm bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất; tăng cường trang thiết bị, bảo đảm đủ điều kiện thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học...
Tỉnh Tiền Giang đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh; trong đó, chú trọng đào tạo trình độ lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ sau đại học cho cán bộ, công chức, viên chức ở các lĩnh vực. Từ năm 2018 đến nay, đã đào tạo, bồi dưỡng 39.494 lượt cán bộ, trong đó đào tạo chuyên môn 154 (cấp tỉnh 36, cấp huyện 96, cấp xã 22); đào tạo lý luận chính trị 5.782 lượt (cấp tỉnh 933, cấp huyện 2.105, cấp xã 2.744); cán bộ được bồi dưỡng, tập huấn 33.666 lượt cán bộ (cấp tỉnh 2.467, cấp huyện 7.248, cấp xã 23.930). Bên cạnh đó, đưa 33 cán bộ đi bồi dưỡng tại nước ngoài theo đề án của Trung ương(5).
Nhờ thực hiện tốt công tác đào tạo nên đội ngũ trí thức của tỉnh Tiền Giang không ngừng được tăng lên. Năm 2008, tỉnh có 13 tiến sĩ, 334 thạc sĩ, 9.188 người có trình độ đại học và tương đương; đến năm 2022, có 49 tiến sĩ (1 tiến sĩ được phong hàm Giáo sư và 1 tiến sĩ được phong hàm Phó Giáo sư), 1.555 thạc sĩ, 15.831 người có trình độ đại học và tương đương(6).
Các cấp, các ngành luôn quan tâm, tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi để đội ngũ trí thức phát huy tài năng trong nghiên cứu khoa học, sáng tạo và cống hiến; tiếp tục đẩy mạnh lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài; thực hiện nhiều đề án, đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng các giá trị của khoa học - kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật; đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo nhằm giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, có sức cạnh tranh, đóng góp tích cực vào xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách của tỉnh.
Thông qua hoạt động nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, đội ngũ trí thức tỉnh Tiền Giang đã góp phần cung cấp những luận cứ khoa học khách quan, đề xuất hệ thống lý luận khoa học sát thực, tham mưu định hướng chiến lược cho tỉnh trong xác định các kế hoạch phát triển ở từng lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, trí thức trực tiếp tham gia phản biện, đóng góp ý kiến cho các chủ trương, đường lối, chính sách, chương trình, dự án, đề án phát triển của tỉnh.
Những ý kiến tham vấn, phản biện, đóng góp của đội ngũ trí thức có giá trị lớn, sức thuyết phục cao, thiết thực, khả thi, tin cậy, góp phần hình thành các nghị quyết nhằm tạo bước “đột phá” trong quá trình phát triển tỉnh Tiền Giang, như: Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Đề án “Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2025”; Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nuôi thủy sản khu vực phía Bắc quốc lộ 1 tỉnh Tiền Giang”; Đề án “Tái cấu trúc ngành công nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Đề án “Nâng cao năng lực hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”; Đề án “Đảm bảo trật tự an toàn giao thông tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2030”.
Giai đoạn năm 2009 - 2021, tỉnh triển khai thực hiện 136 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh Tiền Giang, cấp cơ sở (lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ lệ 47,1 %; công nghệ - kỹ thuật 22,7 %; văn hóa - xã hội 24,3 %; y tế 5,9%). Nhìn chung, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tập trung theo nhóm lĩnh vực công nghệ - kỹ thuật, nông nghiệp, văn hóa - xã hội, giáo dục - y tế; mỗi nhóm lĩnh vực hình thành các chương trình lớn, trọng điểm, giải quyết vấn đề trọng tâm từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hàng năm, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các ngành chức năng tổ chức Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật; từ năm 2009 đến năm 2021 đã thu hút 751 giải pháp dự thi; trao 204 giải thưởng (9 giải nhất, 26 giải nhì, 29 giải ba, 140 giải khuyến khích). Dự thi cấp Trung ương 82 giải pháp, đạt 10 giải thưởng (1 giải ba, 9 giải khuyến khích). Từ năm 2016 đến năm 2021, tỉnh gửi 53 giải pháp tham dự giải Sáng tạo khoa học kỹ thuật do Trung ương tổ chức, đạt 5 giải (2 giải ba, 3 giải khuyến khích)”(7).
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Tiền Giang vẫn còn một số hạn chế nhất định như: đội ngũ trí thức tỉnh Tiền Giang chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học lớn, có giá trị và hiệu quả cao. Sự đóng góp của trí thức vào những chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của địa phương chưa ngang tầm so với yêu cầu, nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, chuyên gia đầu ngành, chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực còn ít. Việc tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội những chủ trương, chính sách, đề án, dự án ngành, địa phương của trí thức chưa nhiều. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do môi trường, điều kiện làm việc của trí thức có lúc, có nơi còn khó khăn; một số trí thức thiếu ý chí phấn đấu, chưa thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ngại đổi mới, sáng tạo; chưa nêu cao ý thức rèn luyện tác phong công tác và ý thức tổ chức kỷ luật(8).
Những hạn chế trên tiếp tục được Tỉnh ủy Tiền Giang xác định trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24-11-2023 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới. Theo đó: “một số lĩnh vực còn thiếu cán bộ đầu ngành có trình độ, năng lực và chuyên môn giỏi để tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu, các dự án ở tầm chiến lược; việc tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện các chủ trương, chính sách, các dự án phát triển kinh tế - xã hội của đội ngũ trí thức còn hạn chế; môi trường, điều kiện làm việc có lúc, có nơi còn khó khăn; nhận thức của một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức chưa đầy đủ; một bộ phận trí thức thiếu chủ động, còn trông chờ, ngại bày tỏ chính kiến…”(9).
2. Giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn mới
Trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức và ảnh hưởng sâu rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Tiền Giang, thực hiện thắng lợi các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao tầm vóc và vị thế của đội ngũ trí thức tỉnh Tiền Giang cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với trí thức trong giai đoạn mới. Tập trung cao cho công tác tuyên truyền để tiếp tục đổi mới tư duy, thống nhất và nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải mềm dẻo trong từng quyết sách, từng cách thức tiếp cận, giải quyết vấn đề, tôn trọng sáng tạo, dân chủ, lắng nghe phản biện của đội ngũ trí thức, bảo đảm hiệu quả, thiết thực. Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, trước hết là người đứng đầu có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch thu hút, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ trí thức có nhiều đóng góp trên địa bàn, lĩnh vực được giao.
Các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cần đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác trí thức để nâng cao nhận thức trong đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức. Đề cao trách nhiệm nêu gương của đảng viên là trí thức, nhất là trí thức lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ về xây dựng đội ngũ trí thức trong tình hình mới; quan tâm phát triển đảng trong đội ngũ trí thức, nhất là trí thức trẻ; chú trọng công tác định hướng tư tưởng cho đội ngũ trí thức.
Ngoài trình độ, năng lực chuyên môn, đội ngũ trí thức còn phải thường xuyên tự trau dồi phẩm chất đạo đức, ý thức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; bản thân người trí thức - đảng viên phải xác lập hệ tư tưởng vững vàng - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, tuyệt đối chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Đội ngũ trí thức phải tự ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của xã hội, không được thụ động, ỷ lại, phấn đấu vươn lên để vượt qua khó khăn, nâng cao bản lĩnh và trình độ chuyên môn, nỗ lực vươn lên trong lao động, sáng tạo, cống hiến cho xây dựng, phát triển tỉnh Tiền Giang vững mạnh.
Hai là, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ trí thức. Cần phải hoàn thiện chính sách và có chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút, tập hợp ở trong và ngoài tỉnh, trí thức Việt kiều có trình độ cao về tỉnh Tiền Giang công tác hoặc tham gia hiến kế, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới trên các ngành, lĩnh vực mà tỉnh Tiền Giang còn yếu, còn hạn chế so với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý, sử dụng trí thức. Khi tuyển dụng cần có sự đánh giá khách quan, nên có chính sách tuyển dụng linh hoạt, phù hợp với vị trí việc làm. Đẩy mạnh bổ nhiệm trí thức thông qua hình thức thi tuyển.
Trong điều động, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ đảm bảo thực hiện nghiêm, đúng tiêu chuẩn, quy định, phù hợp với năng lực chuyên môn, dân chủ, công khai, minh bạch. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng ở ngành, lĩnh vực tỉnh đang cần, mất cân đối, bất hợp lý về cơ cấu nguồn nhân lực trí thức; ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức nữ, trí thức trẻ, nhất là đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, phục vụ tốt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; xây dựng và thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Tạo đột phá, bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng giáo dục gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài; đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; hình thành nền kinh tế tri thức, thúc đẩy liên kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa trí thức với các giai tầng khác trong xã hội.
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo đại học gắn với nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo tại Trường Đại học Tiền Giang. Tập trung phát triển Trường Đại học Tiền Giang, Trường Cao đẳng Tiền Giang trở thành cơ sở đào tạo có uy tín và khả năng thu hút trí thức đến học tập và làm việc ngang tầm với các trường trong khu vực. Khuyến khích nghiên cứu liên kết hoặc hợp tác với các cơ sở giáo dục tiên tiến có uy tín trong và ngoài nước.
Ba là, hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đối với đội ngũ trí thức. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với trí thức; kịp thời xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết, kết luận của Đảng về trí thức. Phát huy dân chủ, tự do sáng tạo, đề cao đạo đức, trách nhiệm trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; văn hóa, nghệ thuật; có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức hoạt động trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Triển khai kịp thời các chính sách đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực trọng điểm, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức, nhất là trí thức trẻ có trình độ cao vào làm việc ở khu vực công. Có chế độ đãi ngộ, cơ chế khen thưởng xứng đáng với cống hiến của đội ngũ trí thức. Công khai, minh bạch trong công tác tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp, tạo động lực và cơ hội để đội ngũ trí thức phát triển.
Bốn là, bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư phát triển hạ tầng, môi trường làm việc, nghiên cứu, sáng tạo của trí thức. Huy động và phát huy hiệu quả các nguồn lực xã hội, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đặt hàng, giao nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, đề án trọng điểm của tỉnh. Nâng cao năng lực nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật đầu tư nghiên cứu.
Năm là, phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức; tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động các hội trí thức. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị đối với đội ngũ trí thức, nhà khoa học, người có tài năng, nhất là trí thức trẻ nhằm khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, trách nhiệm, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Trí thức của từng ngành, từng lĩnh vực cần có nhận thức đúng, đủ về trách nhiệm của mình, có tầm nhìn xa, tư duy sáng tạo, năng lực nghiên cứu và đổi mới, khả năng hội nhập quốc tế; có trách nhiệm chăm lo, đào tạo đội ngũ kế cận, truyền đạt những kiến thức mới và định hướng tương lai cho tỉnh; đồng thời, phát huy sức mạnh tổng hợp của đội ngũ trí thức, đóng góp tích cực cho địa phương, đất nước.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức theo hướng bảo đảm hoạt động công bằng, khách quan, cạnh tranh lành mạnh; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần cống hiến, ý chí, khát vọng của đội ngũ trí thức. Nâng cao trách nhiệm, tính tự giác, tiên phong, gương mẫu của cấp ủy Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật, Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh. Đổi mới mạnh mẽ tổ chức, bộ máy, phương thức hoạt động của các tổ chức hội có sự tham gia của trí thức theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao chất lượng, hiệu quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Tóm lại, sau gần 40 năm đổi mới, tỉnh Tiền Giang đã đạt được những thành quả to lớn về phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những nhân tố tạo nên kết quả đó không thể không nhắc đến sự đóng góp rất to lớn của đội ngũ trí thức. Bên cạnh những nỗ lực để xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đã triển khai thực hiện, trong thời gian tới tỉnh cần có những chính sách đột phá, quan tâm nhiều hơn nữa đến đội ngũ trí thức để cho đội ngũ này có cơ hội phát huy tài năng, đóng góp nhiều hơn cho quê hương, đất nước./.
_________________________________________________
(1) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đội ngũ trí thức xứng đáng là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc”, Tạp chí Cộng sản, https://www.tapchicongsan.org.vn, cập nhật ngày 14-11-2024.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.8, tr.53-54.
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24-11-2023, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.
(4) Tỉnh ủy Tiền Giang: Báo cáo số 245-BC/TU ngày 15-9-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) “về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
(5) Biểu thống kê số liệu đảng viên của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tiền Giang.
(6) Tỉnh ủy Tiền Giang: Báo cáo số 245-BC/TU ngày 15/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) “về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
(7) Tỉnh ủy Tiền Giang: Báo cáo số 245-BC/TU ngày 15/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
(8) Tỉnh ủy Tiền Giang: Báo cáo số 245-BC/TU ngày 15/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) “về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
(9) Tỉnh ủy Tiền Giang: Chương trình số 56-CTr/TU ngày 13-3-2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang về thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24-11-2023, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (2020), Văn Kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tiền Giang.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2023), Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24-11-2023, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.
3. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, t.8.
4. Tỉnh ủy Tiền Giang (2022), Báo cáo số 245-BC/TU ngày 15/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) “về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
5. Tỉnh ủy Tiền Giang (2024), Chương trình số 56-CTr/TU, ngày 13/3/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.
6. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đội ngũ trí thức xứng đáng là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc”, Tạp chí Cộng sản, https://www.tapchicongsan.org.vn, cập nhật ngày 14-11-2024.
Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông điện tử
Bài liên quan
- Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
- Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
- Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
- Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn Thành phố
- Về con đường đi tới của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới
Xem nhiều
- 1 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 2 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 3 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 4 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- 5 Công tác dân tộc qua những bài học cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày đầu thành lập nước
- 6 Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nghiên cứu dựa trên các điều tra khảo sát hàng năm của khoa Xã hội học và Phát triển đối với sinh viên đang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm đánh giá về nhiều vấn đề xã hội trong có đánh giá về giảng viên và cơ sở vật chất thông qua 48 biến số. Kết quả nghiên cứu năm 2024 với 734 sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên đánh giá ở mức cao hơn so với một số đánh giá của sinh viên tại các trường đại học khác. Có 7 nhóm yếu tố được đánh giá ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về giảng viên và cơ sở vật chất gồm: Chất lượng giảng viên; Chuyên môn của giảng viên; Phương pháp dạy của giảng viên; Năng lực tổ chức môi trường học tập; Phẩm chất sư phạm của giảng viên; Cố vấn học tập; Cơ sở vật chất. Đối với biến phụ thuộc đo lường về sự hài lòng của sinh viên dựa trên thang đo niềm tin (được đánh giá với thang đo từ 0-9 điểm) thông qua 9 biến số về quản lý, giảng viên, cơ chế đào tạo, phương pháp giảng dạy, thư viện và cơ sở vật chất của giảng đường.
Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Tiền Giang trong tình hình mới
Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Tiền Giang trong tình hình mới
Thời gian qua, đội ngũ trí thức tỉnh Tiền Giang phát triển nhanh về số lượng, nâng lên về chất lượng, có vai trò lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng, tỉnh cần có những giải pháp hiệu quả, khả thi nhằm xây dựng và phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ này trong giai đoạn mới.
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Báo chí Việt Nam và Cu Ba chia sẻ kinh nghiệm, hứa hẹn mở ra sự hợp tác tương lai
Việt Nam - Cuba là biểu tượng sáng ngời về tình đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hai dân tộc đã sát cánh bên nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Tình hữu nghị đặc biệt này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro vun đắp qua nhiều thế hệ và trở thành một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Mấy vấn đề cơ chế tài chính đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng đào tạo đại học, sau đại học các ngành lý luận chính trị, báo chí, truyền thông, kinh tế, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Học viện cần có cơ chế tài chính phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính và phân phối, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, thực hiện cơ chế tài chính ở Học viện đã có những chuyển biến tích cực, các nguồn thu đảm bảo chi, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Học viện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho chiến lược phát triển giai đoạn mới của Học viện, công tác thực hiện cơ chế quản lý tài chính cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Bình luận