10 thành tựu nổi bật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong 10 năm (2014 – 2024)
Đặc biệt, trong 10 năm gần đây (2014-2024), với truyền thống vẻ vang của Trường Đảng mang tên lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, ghi đậm dấu ấn trên các lĩnh vực công tác. Cụ thể:
1. Đổi mới nội dung chương trình, biên soạn, xuất bản giáo trình cho tất cả các hệ đào tạo, bồi dưỡng
Chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật quan điểm Đại hội vào nội dung bộ giáo trình cao cấp lý luận chính trị (19 môn học), bộ giáo trình trung cấp lý luận chính trị (10 môn học) và các tập bài giảng của các hệ bồi dưỡng; xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình hệ đào tạo cao cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung 03 chương trình, và bộ giáo trình (với 65 môn học) cho 03 chuyên ngành cử nhân chính trị. Đổi mới nội dung chương trình, biên soạn giáo trình của tất cả 20 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 17 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ tại Trung tâm Học viện; 20 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 7 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền; xây dựng chương trình và biên soạn 07 chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, phương pháp, kỹ năng giảng dạy chuyên sâu dành cho cán bộ, giảng viên Học viện và các Trường chính trị cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng và kỷ cương công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý theo chức danh, vị trí việc làm đủ phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ
Học viện đã tổ chức thành công 03 lớp bồi dưỡng dành cho Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 02 lớp bồi dưỡng Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đồng thời, lần đầu tiên tổ chức 03 lớp bồi dưỡng theo chức danh Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; 09 lớp dành cho Trưởng ban, Phó Trưởng ban Tổ chức các tỉnh ủy, thành ủy và tương đương; 10 lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, XIII, và đang thực hiện lớp thứ hai bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV; 05 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho chức danh phó bí thư cấp ủy cấp huyện, 16 lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho chức danh trưởng, phó ban tổ chức cấp ủy cấp huyện. Bên cạnh đó, Học viện còn tổ chức 02 Chương trình trao đổi chuyên đề dành cho cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước Lào; 02 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ cấp Thứ trưởng của Lào; bồi dưỡng cho 563 học viên là cán bộ, giảng viên của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
3. Đổi mới mạnh mẽ công tác nghiên cứu khoa học theo hướng gắn kết giữa lý luận và thực tiễn; giữa nghiên cứu và tham mưu hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách lớn của Nhà nước
Trong 10 năm qua, Học viện đã thực hiện thành công hàng nghìn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với các cấp độ và phạm vi khác nhau, đặc biệt là các chương trình, đề án lớn như: Chương trình KX.02/16-20 “Nghiên cứu tổng kết, đề xuất bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin – cấu phần quan trọng của nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh mới”; Đề án cấp bộ trọng điểm: “Những giải pháp thực hiện sáu nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII nhằm đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống”; Đề án khoa học cấp bộ trọng điểm 2021 – 2025: “Nghiên cứu, tuyển chọn, xuất bản tuyển tập Hồ Chí Minh và biên dịch những tác phẩm tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài” đã biên dịch được 06 cuốn sách sang 5 thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, và Tây Ban Nha, góp phần phổ biến, lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh và giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế; Chương trình cấp bộ trọng điểm: “Nghiên cứu, tổ chức biên soạn sách phổ thông về tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới đất nước”; đang triển khai Chương trình KX.02/21-25 “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ năm 1986 đến nay, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045)”. Bên cạnh đó, đã tổ chức thành công nhiều diễn đàn, hội thảo khoa học có sức lan tỏa lớn trong nước và quốc tế. Đặc biệt, đã xây dựng hơn 100 báo cáo kiến nghị cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, đóng góp nhiều luận cứ khoa học xác đáng cho việc xây dựng Văn kiện Đại hội XIII, các Nghị quyết của Trung ương khóa XIII và dự thảo các Văn kiện Đại hội XIV của Đảng và triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao. Đồng thời, xây dựng và tổ chức trao giải thưởng khoa học lý luận chính trị lần thứ nhất vào năm 2024 cho 04 công trình, cụm công trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị xuất sắc.
4. Tích cực, chủ động, tiên phong, đổi mới sáng tạo trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Học viện đã chủ động triển khai nhiều hoạt động có tính đột phá để góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đã triển khai hàng trăm chương trình, đề tài, đề án để cung cấp các luận cứ khoa học cho công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, biên soạn các cuốn sổ tay về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, lồng ghép, tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vào các chương trình, giáo trình, bài giảng và trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; đăng tải các công trình nghiên cứu về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên hệ thống tạp chí, bản tin, cổng thông tin điện tử, mạng xã hội và, các diễn đàn khác nhau. Ban Chỉ đạo 35 Học viện và các Học viện trực thuộc đã trở thành trung tâm kết nối với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, các đơn vị báo chí, các trường đại học, viện nghiên cứu trong triển khai các hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đặc biệt, từ năm 2021, đã có sáng kiến tổ chức cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, được Ban Chỉ đạo 35 Trung ương nâng cấp thành cuộc thi cấp quốc gia được tổ chức thường niên, thu hút hàng trăm ngàn lượt cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia.
5. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác biên soạn Lịch sử Đảng và nghiên cứu tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, cán bộ lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam
Học viện đã tham mưu tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng; đồng thời, tham mưu Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/01/2018 về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng. Tăng cường hướng dẫn, tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ ban, bộ, ngành, địa phương; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; tổ chức thẩm định khách quan, qua đó nâng cao chất lượng các công trình lịch sử Đảng. Hoàn thành việc biên soạn, xuất bản Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập 1 (1930 – 1954); Công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh trong các nhà tù, trại giam của địch ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975); và bộ sách Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (gồm 7 tập). Đồng thời, đã nghiên cứu, đề xuất Bộ Chính trị công nhận 3 lãnh đạo tiền bối tiêu biểu, tổ chức nghiên cứu và đã xuất bản 33 cuốn tiểu sử của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của cách mạng Việt Nam.
6. Tạo bước đột phá trong nâng cao vị thế và chất lượng các trường chính trị
Đã tham mưu Ban Bí thư ban hành Quy định số 09-QĐi/TW ngày 13/11/2018 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Quy định số 11-QĐ/TW ngày 19/5/2021 về trường chính trị chuẩn. Tích cực hướng dẫn, phối hợp, đồng hành cùng với các tỉnh ủy, thành ủy trong xây dựng các trường chính trị đạt chuẩn. Tính đến nay, đã có 11 trường chính trị được công nhận chuẩn mức 1; có 35 trường chính trị đăng ký xét duyệt chuẩn mức 1 trong năm 2024 và 2025. Việc thực hiện Quy định 11 của Ban Bí thư đã tạo ra sự thay đổi căn bản trong việc nâng cao vị thế, chất lượng hoạt động của hệ thống trường chính trị trong cả nước.
7. Đổi mới mạnh mẽ công tác hợp tác quốc tế, thông tin khoa học, xuất bản, tạp chí phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học
Đã mở rộng hợp tác với hơn 200 đối tác quốc tế, trong đó có những đối tác quốc tế thường xuyên như KOICA, JAICA, UNDP, ADB, các cơ sở đào tạo, Đại học Quốc gia Úc, Đại học Thanh Hoa (Trung quốc), Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,… Thành lập Trung tâm Chia sẻ tri thức toàn cầu (CIKS) và Trung tâm nghiên cứu Việt-Úc/VAC (Việt Nam- Ôt-xtrây-lia); thực hiện nhiều dự án và hoạt động hợp tác quốc tế, qua đó gia tăng nguồn lực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và nâng cao vị thế, uy tín của Học viện trên trường quốc tế. Công tác thông tin khoa học được tăng cường và đổi mới hoạt động; từng bước hình thành hệ thống thư viện điện tử, thư viện số. Công tác xuất bản ngày càng chuyên nghiệp, hàng năm xuất bản hàng trăm nghìn bản giáo trình, sách, tài liệu. Công tác tạp chí, bản tin có bước phát triển vượt bậc, với việc hình thành hệ thống 15 cơ quan tạp chí khoa học có uy tín, trên 20 ấn phẩm xuất bản định kỳ, trong đó những tạp chí có cả bản tiếng Việt và tiếng Anh, cả tạp chí in và tạp chí điện tử. Hệ thống truyền thông ngày càng đa dạng, hoạt động hiệu quả.
8. Gương mẫu đi đầu trong kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ hợp lý về số lượng và cơ cấu, chất lượng không ngừng nâng cao
Gương mẫu đi đầu thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII, tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Sau khi sắp xếp, số phòng, ban tại Trung tâm Học viện giảm từ 134 đơn vị xuống còn 16 đơn vị; số khoa, ban ở các Học viện trực thuộc giảm từ 135 xuống còn 110; giảm hơn 250 cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, ban. Đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học; tổ chức các lớp đào tạo cán bộ trẻ; các lớp bồi dưỡng kiến thức kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực; các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức lãnh đạo, quản lý. Tăng cường việc luân chuyển cán bộ, cử cán bộ giảng viên đi nghiên cứu thực tế tại ban, bộ, ngành, địa phương. Bước đầu đã hình thành được đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là những cán bộ lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị và các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.
9. Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng công nghệ gắn với nâng cao chất lượng phục vụ
Trong 10 năm qua, đã hoàn thành 07 tòa nhà Ký túc xá cao tầng, hiện đại, gồm 02 tòa nhà ở Trung tâm Học viện, 05 tòa nhà ở Học viện Chính trị khu vực I, II, III, IV, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; hiện đại hóa hệ thống giảng đường, hội trường, phòng hội thảo quốc tế, trang thiết bị vật chất, công nghệ, cảnh quan khuôn viên. Đặc biệt, đã xây dựng cơ sở vật chất của Học viện Chính trị khu vực IV khang trang, hiện đại, đáp ứng nhu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khu vực Tây Nam Bộ. Chú trọng việc đổi mới chất lượng, phong cách phục vụ theo hướng trách nhiệm, chuyên nghiệp, thân thiện.
10. Xây dựng Đảng bộ Học viện trong sạch, vững mạnh, toàn diện, giữ gìn, phát huy bản sắc trường Đảng
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Trong đó, coi trọng đổi mới phương thức lãnh đạo bằng nghị quyết, bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, bằng công tác tổ chức - cán bộ; thông qua tổ chức đảng và đảng viên; thông qua công tác kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Nhờ đó, đã lãnh đạo xây dựng cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, toàn diện trong nhiều năm liền; lãnh đạo nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên, lãnh đạo xây dựng và phát huy bản sắc văn hóa trường Đảng thông qua xây dựng tập thể trường Đảng kiểu mẫu và cán bộ trường Đảng mẫu mực, góp phần xây dựng và phát huy bản sắc trường Đảng mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu./.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Bài liên quan
- Hội nghị Tổng kết việc triển khai các hoạt động kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
- 75 năm truyền thống vẻ vang trường Đảng mang tên Bác
- Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng
- Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 75 năm truyền thống và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Lan toả các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là làm sao thu hút được sự quan tâm của đại bộ phận nhân dân, để nhân dân tin tưởng và làm theo Đảng thông qua những nội dung gần gũi, sinh động, hấp dẫn và hiện đại. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt truyền thông xã hội và hiện tượng truyền thông hoá.
Hội nghị Tổng kết việc triển khai các hoạt động kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Hội nghị Tổng kết việc triển khai các hoạt động kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Ngày 26/9/2024, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết việc triển khai các hoạt động kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và chủ trì hội nghị.
75 năm truyền thống vẻ vang trường Đảng mang tên Bác
75 năm truyền thống vẻ vang trường Đảng mang tên Bác
Trong không khí của những ngày mùa thu lịch sử, chiều ngày 17/9/2024, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm truyền thống (1949-2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu Học viện và các Học viện trực thuộc. Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông điện tử trân trọng giới thiệu phim tài liệu 75 năm truyền thống vẻ vang trường Đảng mang tên Bác
Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng
Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị cần xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thật sự trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng; hình mẫu về giữ gìn kỷ cương học đường, kỷ luật học tập, địa chỉ đỏ ươm trồng những phẩm chất tốt đẹp của người Cộng sản.
Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất
Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất
Chiều ngày 17/9/2024, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm truyền thống (1949-2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dự và phát biểu tại buổi Lễ. Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông điện tử xin trân trọng giới thiệu Toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước tại lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (14/9/1949 – 14/9/2024) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất.
Bình luận