Áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục lý luận chính trị
1. Chuyển đổi số trong giáo dục lý luận chính trị là tất yếu
Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình tổ chức, hoạt động nhằm tạo ra những cơ hội, lợi ích và giá trị mới. Đối với giáo dục - đào tạo, chuyển đổi số là quá trình chuyển việc truyền thụ kiến thức chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình, giảng giải sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi trong môi trường số; cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI, SMAC (mạng xã hội, di động, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số.
Tại Việt Nam, Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã khẳng định: “Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số.... Khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số”. Ngày 03.6.2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 745/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, với mục tiêu đưa nước ta gia nhập nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI). Riêng về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chuyển đổi số tập trung “phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa...”.
Trong thời gian qua, tại Việt Nam, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo đã từng bước được thực hiện và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong GDLLCT chuyển đổi số vẫn là điều mới mẻ với nhiều cơ sở đào tạo. Theo khảo sát của Đề án “Đổi mới giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân” do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành năm 2014, trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam gần như chưa triển khai thực hiện (kể cả thí điểm) hình thức đào tạo lý luận chính trị trực tuyến. Từ cuối năm 2019, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, việc giảng dạy, học tập của tất cả các cơ sở giáo dục - đào tạo bị gián đoạn.
Trong bối cảnh đó, nhiều học viện, cơ sở đào tạo, GDLLCT đã chuyển đổi sang hình thức dạy và học trực tuyến thay cho hình thức giảng dạy truyền thống. Điển hình, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tất cả các lớp đào tạo cao cấp lý luận chính trị, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và cử nhân đều được triển khai theo hình thức trực tuyến trên nền tảng công nghệ số hiện đại, bảo mật. Cùng với đó, Học viện cũng đẩy mạnh tổ chức các hội thảo khoa học, hội nghị trực tuyến để bảo đảm yêu cầu vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19. Thành công bước đầu cho thấy, việc áp dụng công nghệ thông tin trong GDLLCT có nhiều ưu điểm, có thể phát huy nếu có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
2. Những điều kiện cho chuyển đổi số trong giáo dục lý luận chính trị
Một số nhà nghiên cứu đã đề xuất Khung chuyển đổi số cấp tổ chức, doanh nghiệp bao gồm 06 thành tố, điều kiện: chiến lược, công nghệ, tổ chức, nhân lực, văn hóa, khách hàng. Tại Việt Nam, “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” cũng đã đề cập 06 yếu tố quyết định đến quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam bao gồm: nhận thức, sự tham gia của người dân, thể chế và công nghệ, hợp tác, an ninh mạng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp.
Trên cơ sở Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, có thể đề xuất điều kiện Khung bảo đảm áp dụng chuyển đổi số trong GDLLCT (áp dụng cho bậc trung cấp, cao cấp lý luận chính trị) bao gồm những thành tố sau:
Một là, nhận thức. Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức. Để thực hiện chuyển đổi số trong GDLLCT, trước hết đòi hỏi có sự quyết tâm thay đổi của người đứng đầu. Bên cạnh đó, cần có sự đồng bộ về nhận thức, trách nhiệm và quyết tâm của cán bộ, giảng viên, học viên, địa phương, cơ quan... trong triển khai thực hiện chuyển đổi số trong các hoạt động GDLLCT.
Hai là, khung luật pháp, chính sách về chuyển đổi số. Cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý phải được hoàn thiện tạo thuận lợi cho chuyển đổi số trong giáo dục nói chung liên quan đến chuyển đổi số, an ninh mạng; quy định về học liệu như sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả. Đối với GDLLCT, cần kịp thời xây dựng và điều chỉnh các chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị; chương trình giảng dạy - học tập lý luận chính trị trực tuyến; khảo thí, kiểm định chất lượng việc giảng dạy - học tập và công nhận kết quả học GDLLCT trực tuyến.
Ba là, chiến lược. Cơ sở đào tạo cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số trong GDLLCT, tập trung vào các nội dung chủ đạo: số hóa thông tin quản lý (giảng viên, học viên, cơ sở đào tạo), triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng Big Data để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định quản lý; chiến lược hợp tác giữa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học bao gồm: số hóa học liệu (giáo trình, bài giảng điện tử, hệ thống quản lý e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, hệ thống hội thảo trực tuyến. Trong đó, thành tố quan trọng có tính quyết định là sự đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, học tập lý luận chính trị sao cho phù hợp với thực tiễn, bối cảnh mới. Kết luận số 94-KL/TW ngày 28-3-1994 của Ban Bí thư đã chỉ rõ: “Xác định việc đổi mới từ nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên trong quá trình học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân là nhiệm vụ có tầm quan trọng chiến lược”.
Bốn là, công nghệ và an ninh mạng. Nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất cơ bản phải được trang bị đồng bộ bảo đảm việc quản lý, dạy - học; bảo đảm môi trường mạng thông suốt, ổn định, an toàn thông tin. Đi kèm với thiết bị phần cứng là các ứng dụng phần mềm, các nền tảng (platform) để mọi hoạt động giáo dục và quản lý của các cấp diễn ra trên đó, bảo đảm tính tương thích và kết nối với nhau. Ngoài ra, bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững. Mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về công nghệ thông tin đều có cấu phần bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế.
Năm là, nguồn nhân lực. Với bất kỳ lĩnh vực gì, thành công trước hết phụ thuộc vào đội ngũ nhân lực. Vì vậy, cần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên, chuyên viên quản lý đào tạo, IT... với đầy đủ kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng về công nghệ thông tin, an toàn thông tin, khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc dạy - học cũng như văn hóa ứng xử, xử lý tình huống trên môi trường mạng. Việc giảng dạy, học tập trên môi trường mạng khác hoàn toàn với giảng dạy, học tập truyền thống, do vậy người giảng viên cần linh hoạt, sáng tạo trong xây dựng bài giảng hấp dẫn, mang hơi thở của cuộc sống, tạo hứng thú cho người học, bảo đảm sự tương tác giữa giảng viên và học viên.
Sáu là, sự tham gia của người học và các bên liên quan. Mục tiêu quan trọng của chuyển đổi số trong GDLLCT là xây dựng thái độ học tập, hiểu biết về đạo đức học thuật, tính tự giác, ý thức về học tập suốt đời của học viên. Do vậy, quá trình chuyển đổi số bắt buộc phải có sự tham gia và gắn kết của người học trong suốt quá trình học tập, giảng dạy. Bên cạnh đó, do đặc thù của GDLLCT, quá trình chuyển đổi số còn đòi hỏi sự đồng bộ, hợp tác chặt chẽ của cả hệ thống chính trị, ở các cấp, bao gồm các ban, bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức... trong xây dựng chương trình giảng dạy, hỗ trợ về mặt công nghệ, hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
3. Thực tiễn triển khai tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và một số khuyến nghị
Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong các lĩnh vực công tác (đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý điều hành), nhanh chóng chuyển đổi phương thức quản lý và thực hiện nhiệm vụ từ trực tiếp sang trực tuyến, hướng dẫn các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức giảng dạy, quản lý đào tạo bằng hình thức trực tuyến bảo đảm hoàn thành “mục tiêu kép” vừa hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn, vừa phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả.
Để triển khai đồng bộ, Học viện đã chú trọng đầu tư cho nội dung chuyển đổi số với nhiều hạng mục như: nâng cấp Cổng thông tin điện tử; xây dựng thư viện số, thư viện điện tử; xây dựng trung tâm điều hành thông minh; mua sắm trang thiết bị cầu truyền hình, lắp đặt hệ thống mạng dành riêng cho cầu truyền hình; mua bản quyền phần mềm microsoft teams; tập huấn cho giảng viên,…
Bên cạnh đó, hệ thống các phần mềm quản lý văn bản liên thông, hệ thống hòm thư công vụ, chữ ký số, hệ thống camera an ninh, máy chiếu, camera tại các phòng học được lắp đặt đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng và các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý học viên, bảo đảm an ninh, an toàn của cơ quan. Đây là những điều kiện, tiền đề quan trọng để Học viện chủ động chuyển đổi số trong lĩnh vực đào tạo, xây dựng Học viện thông minh.
Tuy nhiên, xét theo khung bảo đảm áp dụng chuyển đổi số trong GDLLCT (áp dụng cho bậc cao cấp lý luận chính trị) đã được xây dựng (tại hình 1), chuyển đổi số trong đào tạo lý luận chính trị tại Học viện còn những bất cập về trang thiết bị công nghệ thông tin, đường truyền; việc mã hóa, số hóa dữ liệu còn chậm, chưa thống nhất; hệ thống các phần mềm phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý đào tạo chưa đồng bộ, chưa liên thông, còn tình trạng mỗi đơn vị sử dụng một phần mềm riêng (ví dụ phần mềm quản lý đào tạo, quản lý điều hành tác nghiệp...). Trình độ sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học của không ít cán bộ, giảng viên, nhân viên và học viên còn hạn chế. Các quy định, quy chế bảo đảm cho quá trình xây dựng và thực thi chuyển đổi số của Học viện còn thiếu.
Để áp dụng chuyển đổi số trong GDLLCT, cần thực hiện một số công việc chính sau:
Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể tham gia quá trình này. Cần tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chủ trương chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số tại Học viện trong từng lĩnh vực công tác, đặc biệt trong quản lý điều hành, dạy và học, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ, từ đó nâng cao trách nhiệm của các chủ thể.
Hai là, tiếp tục triển khai mô hình quản trị Học viện thông minh vào thực tiễn; đẩy mạnh quá trình mã hóa, số hóa toàn bộ cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nhất là hệ thống giáo trình, tài liệu, sách tham khảo, chuyên khảo, bài giảng, ngân hàng đề thi, đáp án; các đề tài, sáng kiến khoa học trong các kho quản lý dữ liệu,… Tiếp tục đầu tư, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng số, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng dạy - học và nghiên cứu khoa học đồng bộ, điều hành tác nghiệp hiện đại, đồng bộ có thể hoạt động trực tiếp và trực tuyến, nhất là hệ thống phòng học, phòng họp, hội thảo, phòng bảo vệ luận văn, luận án trực tuyến, thư viện điện tử... Đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm quản lý hiện đại, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu...) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định quản lý đào tạo một cách nhanh chóng, chính xác, thuận tiện.
Ba là, chuẩn bị các điều kiện về nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, hạ tầng thiết bị, an ninh mạng phục vụ cho chuyển đổi số. Chú trọng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, giảng dạy./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị điện tử ngày 21.6.2022
Bài liên quan
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
- Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
- Bồi dưỡng phong cách công tác của chính ủy, chính trị viên ở Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nghiên cứu dựa trên các điều tra khảo sát hàng năm của khoa Xã hội học và Phát triển đối với sinh viên đang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhằm đánh giá về nhiều vấn đề xã hội trong có đánh giá về giảng viên và cơ sở vật chất thông qua 48 biến số. Kết quả nghiên cứu năm 2024 với 734 sinh viên cho thấy, phần lớn sinh viên đánh giá ở mức cao hơn so với một số đánh giá của sinh viên tại các trường đại học khác. Có 7 nhóm yếu tố được đánh giá ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về giảng viên và cơ sở vật chất gồm: Chất lượng giảng viên; Chuyên môn của giảng viên; Phương pháp dạy của giảng viên; Năng lực tổ chức môi trường học tập; Phẩm chất sư phạm của giảng viên; Cố vấn học tập; Cơ sở vật chất. Đối với biến phụ thuộc đo lường về sự hài lòng của sinh viên dựa trên thang đo niềm tin (được đánh giá với thang đo từ 0-9 điểm) thông qua 9 biến số về quản lý, giảng viên, cơ chế đào tạo, phương pháp giảng dạy, thư viện và cơ sở vật chất của giảng đường.
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Việc sử dụng ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh mang lại nhiều lợi ích. Công cụ này giúp tăng cường tương tác, cá nhân hóa học tập và cung cấp tài liệu phong phú cho cả giáo viên và sinh viên. Sinh viên có thể tiếp cận ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng viết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi ích, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên sử dụng ChatGPT một cách có ý thức, khuyến khích tư duy độc lập và tự đánh giá.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin
Chiều 25/10/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ họp thứ III Hội đồng tư vấn chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học khối ngành Báo chí và thông tin. Đây là phiên họp cuối cùng trong kế hoạch làm việc chung của Hội đồng để thống nhất thông qua Chuẩn chương trình đào tạo khối ngành Báo chí và thông tin, bước cuối cùng trước khi trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, nghiệm thu theo quy định.
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Cải thiện chất lượng đào tạo ngành báo chí, truyền thông đáp ứng yêu cầu mới của người học hiện nay
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở được đánh giá cao trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo chí, truyền thông trong nhiều năm qua. Nhưng trước những thay đổi mạnh mẽ của cách mạng 4.0 và công cuộc chuyển đổi số, những yêu cầu mới đã được đặt ra đối với lĩnh vực này, đòi hỏi nhân lực cũng phải có những phẩm chất và kỹ năng tương ứng. Từ việc khảo sát nhu cầu của người học, một số vấn đề đã được đặt ra và có thể trở thành cơ sở quan trọng để điều chỉnh hướng phát triển trong đào tạo ngành báo chí, truyền thông tại Học viện trong thời gian tới.
Bình luận