Bác bỏ thông tin xuyên tạc "cán bộ bỏ mặc nhân dân tự chống chọi với thiên tai"
Các ý kiến này cố tỏ ra có nghĩa khí, trách nhiệm, lớn tiếng hoài nghi rằng Đảng, Nhà nước, nhất là đội ngũ cán bộ cấp cao vẫn “chăn ấm, đệm êm”, không quan tâm đến công tác phòng, chống bão lũ, bỏ mặc nhân dân tự chống chọi với thiên tai.
Một số ý kiến mỉa mai rằng: Chỉ có dân cứu dân khi hoạn nạn, dân không thể kêu cứu chính quyền mà chỉ có thể nhờ ai đó giúp mình; rằng sự xuất hiện của cán bộ trong bão lũ cũng chỉ là “phông bạt” để “mị dân”... Thực tế, những cách nghĩ, nhận thức, hoặc suy diễn nêu trên là hoàn toàn sai lầm, gây nguy hại, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống thiên tai và làm giảm uy tín, danh dự của đội ngũ cán bộ trong Đảng.
Có thể khẳng định: Những thông tin xuyên tạc, mang tính quy kết “gắp lửa bỏ tay người” của các thành phần thoái hóa biến chất, rơi vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã gây nên sự hoài nghi, hoang mang trong dư luận. Đây là "cái cớ" để các thành phần phản động, chống phá tập trung hướng lái dư luận hiểu sai lệch, cho rằng Đảng, Nhà nước không quan tâm đến đời sống dân sinh, bỏ mặc người dân trong tình cảnh khốn khó; cố tình gây chia rẽ giữa nhân dân với Đảng, chính quyền, chia rẽ giữa LLVT và nhân dân, bôi nhọ cán bộ của Đảng, chê bai Đảng và chế độ ta, từ đó kích động chống đối từ bên trong.
Thực tế cho thấy, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, hậu quả gây ra là không thể tránh khỏi. Đảng ta và các đồng chí cán bộ lãnh đạo không chỉ sớm nắm bắt tình hình, dự báo đúng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xảy ra và nỗ lực khắc phục thiệt hại. Cùng với đó, khi bão lũ diễn biến phức tạp, các đồng chí cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cấp đều có mặt ở những nơi khó khăn, nguy hiểm để trực tiếp chỉ đạo ứng phó và hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân.
Hình ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành trực tiếp đến kiểm tra, thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lũ và hàng vạn cán bộ, LLVT ngày đêm dầm mình trong mưa lũ, hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân... là minh chứng rõ nét nhất về tác phong công tác và đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ của Đảng luôn sát dân, vì dân trong bất luận hoàn cảnh nào. Đồng thời, thực tế này cũng giúp đập tan những nhận thức lệch lạc, phiến diện xuất hiện trên không gian mạng trong thời gian gần đây, khi cho rằng: Bệnh quan liêu, xa dân đã “ăn sâu bám rễ”, trở thành “căn bệnh” phổ biến trong đội ngũ cán bộ của Đảng, khiến những luận điệu ấy trở nên “lạc điệu” trong lũ dữ.
Nhiều người dân cứ tự đặt câu hỏi: Không biết những ngày trong tâm điểm mưa lũ, với bộn bề những công việc như chuẩn bị các nội dung cho Hội nghị Trung ương 10 (khóa XIII); đón tiếp nguyên thủ các nước đến thăm Việt Nam; lãnh đạo, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục bão số 3 và hoàn lưu do bão gây ra và mọi mặt đời sống-xã hội... các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước được mấy phút chợp mắt nghỉ ngơi hay thức trắng đêm vì dân, vì nước?
Không cảm động sao được khi vừa dự xong Lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Quốc phòng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn công tác lên đường hướng về vùng lũ Tuyên Quang, Phú Thọ trực tiếp kiểm tra, động viên nhân dân và các lực lượng làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả mưa lũ. Hình ảnh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lội bùn đến các hộ dân ở Yên Bái động viên bà con và không thể kìm được xúc động khi trực tiếp đến nơi đau thương nhất tại Làng Nủ (Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai) nắm tình hình, động viên nhân dân vượt lên đau thương mất mát và chỉ đạo trực tiếp các lực lượng khẩn trương cứu dân, tìm kiếm những người mất tích do lũ quét gây ra. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội quần xắn cao, lội nước ngập đến thăm hỏi, động viên bà con vùng lũ Thái Nguyên.
Theo dõi nhiều diễn đàn mạng xã hội, chúng ta dễ dàng nhận thấy: Có đến hàng chục triệu lượt chia sẻ, bình luận tích cực, bày tỏ sự ghi nhận, tán dương, thể hiện lòng biết ơn trước những việc làm, hoạt động mà các đồng chí lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, các tướng lĩnh trong Quân đội, Công an và cán bộ, chiến sĩ LLVT đã và đang thực hiện trong bão lũ. Điểm chung những chia sẻ, bình luận của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước đều biểu thị sự ủng hộ, khen ngợi đội ngũ cán bộ các cấp, cán bộ, chiến sĩ LLVT vì dân; không quản ngại hiểm nguy, khó khăn, gian khổ, trực tiếp xuống kiểm tra, nắm bắt tình hình thực tế tại những địa bàn chịu thiệt hại nặng nhất; lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để có những chỉ đạo kịp thời trong bão lũ với quyết tâm lo cho dân là trên hết, trước hết. Những bình luận như: “Tuyệt vời Việt Nam”, “Các bác thật gần dân, sát dân”, “Đoàn kết, chúng ta sẽ vượt qua lũ dữ”, “Việt Nam kiên cường”... trở thành thông điệp để “nghĩa Đảng, lòng dân” thêm bền chặt; gắn kết cộng đồng người Việt Nam trong và ngoài nước cùng chung tay với Đảng, Nhà nước hướng về đồng bào vùng bão lũ.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhiều lần nhấn mạnh: Có dân là có tất cả! Và người đặc biệt coi trọng, giáo dục đội ngũ cán bộ các cấp phải trọng dân, gần dân, vì dân mới làm được cách mạng và đó mới là mục đích của cách mạng. Thực tiễn, trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, có biết bao thế hệ cán bộ từ nhân dân mà ra, được nhân dân đùm bọc, che chở, nuôi dưỡng, trưởng thành. Đi qua một cơn bão dữ để thấy rằng: Tuyệt đại đa số cán bộ các cấp của Đảng, Nhà nước luôn vì nhân dân mà cống hiến, hy sinh; đau cùng nỗi đau của dân, thương cảm, sẻ chia để nỗ lực hơn nữa, quyết tâm hơn nữa, chăm lo cho người dân có cuộc sống tốt đẹp, nhất là lo cho người dân trong thiên tai, dịch bệnh; trong xóa đói, giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội.
Thực tiễn là thước đo công bằng nhất, tấm gương phản chiếu sinh động nhất nói lên phẩm chất đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ các cấp. Chính từ những việc làm vì dân, vì nước làm ngời sáng thêm đạo đức cách mạng của người cán bộ, củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Từ đó mà “ý Đảng, lòng dân” quyện chặt, cùng nhau vượt qua hoạn nạn, “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”; dù có thiên tai, địch họa, dù đất nước phải “sáng chắn bão dông, chiều ngăn nắng lửa” nhưng chỉ cần “Đảng vì dân, dân tin Đảng”, cùng nhau đoàn kết một lòng thì khó khăn nào chúng ta cũng vượt qua, đỉnh cao nào chúng ta sẽ vươn tới. Đó cũng là những minh chứng rõ nét nhất để chúng ta phê phán, phủ định những luận điệu xuyên tạc, nhận thức lệch lạc cho rằng: Cán bộ bỏ mặc dân trong lũ dữ.
Một Đảng vì dân, đội ngũ cán bộ các cấp vì dân thì được nhân dân tin tưởng và từ đó Đảng ta vững mạnh, chế độ ta trường tồn. Ngược lại, nếu xa dân, để mất niềm tin của nhân dân là mất tất cả. Điều đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ các cấp của Đảng phải luôn biết “tự soi, tự sửa” mình hằng ngày, để sống, làm việc sao cho xứng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của nhân dân./.
Nguồn: Bài đăng trên báo điện tử Quân đội nhân dân ngày 19/09/2024
Bài liên quan
- Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
- Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
- Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
- Nhận diện và xử lý những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong sách tôn giáo
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (1994 - 2024): Những kỷ niệm khó quên
Trong 33 năm làm việc ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi có 30 năm gắn bó với Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cho dù tôi không phải trực tiếp biên chế công tác tại đây.
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Những thách thức về bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Lan toả các giá trị tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để tiếp tục đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vấn đề của hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay là làm sao thu hút được sự quan tâm của đại bộ phận nhân dân, để nhân dân tin tưởng và làm theo Đảng thông qua những nội dung gần gũi, sinh động, hấp dẫn và hiện đại. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, đặc biệt truyền thông xã hội và hiện tượng truyền thông hoá.
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả- tác hại thật - Bài 3: Ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả
Uy tín giả là một biến thể nguy hại của chủ nghĩa cá nhân, trái ngược với những yêu cầu về phẩm chất đích thực và đạo đức cách mạng. Vì vậy, ngăn chặn, đẩy lùi uy tín giả là loại bỏ những thói hư tật xấu đang ngấm ngầm làm tha hóa cán bộ, đảng viên. Chống uy tín giả cũng là chống chủ nghĩa cá nhân, củng cố uy tín đích thực của người cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 2: Nhận diện uy tín giả
Uy tín giả nảy sinh, xâm nhập, lây lan trong đời sống chính trị, xã hội do nhiều nguyên nhân, trong đó, yếu tố chủ quan của tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên là nguyên nhân trực tiếp, phổ biến.
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Uy tín giả - tác hại thật - Bài 1: Uy tín giả - “mảnh đất dụng võ” của kẻ thù
Một trong những nguy cơ ngấm ngầm tạo ra sự ghen ghét, đố kỵ, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, làm suy yếu tổ chức, suy yếu tập thể là uy tín giả. Nghiêm trọng hơn, nó còn thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân rất nguy hại. Suy rộng ra, uy tín giả hủy hoại nghiêm trọng thanh danh của Đảng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta nếu không được nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn.
Bình luận