Vai trò tiên phong và trách nhiệm xã hội của báo chí
Bài 1: Xây dựng văn hóa báo chí trước yêu cầu của thời đại
Bài 1: Xây dựng văn hóa báo chí trước yêu cầu của thời đại
Bài 2: Xung kích trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Tính đến tháng 12/2022, cả nước có 127 cơ quan báo; 670 cơ quan tạp chí; 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình; có khoảng 41.000 người đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí, 19.356 trường hợp được cấp thẻ nhà báo. Các số liệu nêu trên cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, nhất là số lượng các cơ quan báo chí và người làm báo tăng lên nhiều so với những năm đầu đổi mới.
Cùng với đó, chất lượng các ấn phẩm báo chí được chú trọng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiếp nhận thông tin đa dạng, phong phú của công chúng. Đặc biệt trong bối cảnh mạng xã hội phát triển như vũ bão, các cơ quan báo chí đã nỗ lực đổi mới, thích ứng kịp thời với xu thế của thời đại. Có thể khẳng định, trải qua chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam luôn là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trên mặt trận tư tưởng-văn hóa, trưởng thành vững mạnh về mọi mặt, luôn phát huy vai trò tiên phong và tinh thần trách nhiệm, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI diễn ra vào ngày 31/12/2021, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng - khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, ghi nhận: “Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vui mừng trước sự trưởng thành, vững vàng của đội ngũ báo chí cả nước, ngày thêm nâng cao về năng lực, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đã và đang nỗ lực từng bước làm chủ công nghệ làm báo hiện đại, không ngừng đổi mới, sáng tạo. Nội dung thông tin trên báo chí ngày càng toàn diện, đa dạng, phong phú; chất lượng chính trị, giá trị văn hóa trong các tác phẩm báo chí không ngừng được nâng cao...”.
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vui mừng trước sự trưởng thành, vững vàng của đội ngũ báo chí cả nước, ngày thêm nâng cao về năng lực, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đã và đang nỗ lực từng bước làm chủ công nghệ làm báo hiện đại, không ngừng đổi mới, sáng tạo. Nội dung thông tin trên báo chí ngày càng toàn diện, đa dạng, phong phú; chất lượng chính trị, giá trị văn hóa trong các tác phẩm báo chí không ngừng được nâng cao...
Đồng chí Võ Văn Thưởng
Tuy nhiên, đồng chí cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm, của một số cơ quan báo chí và người làm báo đó là: “chạy theo thị hiếu tầm thường, lợi ích cá nhân, sa đà vào thông tin mặt trái của xã hội, thiếu tính nhân văn, phản giáo dục, thậm chí làm sai lệch bản chất sự việc. Công tác quản lý báo chí chưa theo kịp thực tiễn, chưa đáp ứng sự phát triển của báo chí. Số lượng cơ quan báo chí tăng nhanh; nhiều cơ quan chủ quản buông lỏng quản lý, phó mặc cơ quan báo chí; tôn chỉ mục đích bị xem nhẹ...”.
Thời gian qua, những người làm báo chân chính không khỏi phiền lòng trước những hiện tượng tiêu cực như tình trạng sách nhiễu doanh nghiệp, không thật sự tôn trọng, lắng nghe người dân trong quá trình tác nghiệp, tình trạng “nhà báo hai mặt”, “nhà báo đếm tầng”,… ngày càng trở nên nổi cộm. Đã có những cơ quan báo chí và một số phóng viên bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Dù muốn hay không điều này đã phần nào làm ảnh hưởng đến vai trò, sức mạnh của báo chí, làm suy giảm niềm tin của xã hội đối với những người làm báo; từ đây đòi hỏi các cơ quan báo chí, người làm báo cần dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật để có biện pháp chấn chỉnh, sửa đổi, thực hiện tốt hơn vai trò, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó, trong đó vấn đề xây dựng văn hóa báo chí là yêu cầu có tính cấp bách.
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình các nước trong khu vực và trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, xu thế toàn cầu hóa truyền thông đại chúng và sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn đối với hoạt động báo chí và công tác quản lý báo chí; các thế lực thù địch, phản động vẫn liên tục chống phá Việt Nam bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, thâm độc.
Do đó việc nâng cao nhận thức về văn hóa, xây dựng văn hóa trong hoạt động báo chí, xây dựng cơ quan báo chí và người làm báo văn hóa, các biểu hiện sa sút về văn hóa trong hoạt động báo chí cần kịp thời phát hiện và có biện pháp chấn chỉnh nghiêm khắc là yêu cầu cấp thiết.
Quan tâm, xây dựng văn hóa báo chí không chỉ giúp báo chí làm tốt chức năng, vai trò của mình mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Bởi lẽ mỗi tác phẩm báo chí là một sản phẩm văn hóa, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống, tác động đến nhận thức, tâm tư tình cảm của công chúng. Mỗi người làm báo cũng chính là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, đồng thời báo chí có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc.
Vấn đề xây dựng, nâng cao văn hóa báo chí, xây dựng đạo đức người làm báo luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, coi đây là một vấn đề có ý nghĩa sống còn trong hoạt động báo chí, và thường xuyên được đề cập trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Đáng chú ý tại Nghị quyết số 33-NQ/TW Đảng ta xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước.
Thực tiễn chứng minh giá trị của một bài báo nằm ở giá trị xã hội của nó. Chính từ những sản phẩm báo chí đề cao tính nhân văn, phụng sự lợi ích của dân tộc, của nhân dân đã giúp các giá trị văn hóa được lan tỏa, tạo động lực và cảm hứng tích cực trong cộng đồng.
Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội, từ đó yêu cầu: xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Đối với hoạt động báo chí, Nghị quyết yêu cầu: “Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
Chú trọng công tác quản lý các loại hình thông tin trên mạng Internet để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho thanh niên, thiếu niên. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và cơ chế đầu tư theo hướng ưu tiên các cơ quan báo chí, truyền thông chủ lực. Các cơ quan truyền thông phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chủ yếu; nâng cao tính tư tưởng, nhân văn và khoa học, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”, đồng thời chỉ rõ nhiệm vụ trong thời gian tới là phải “Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, sản phẩm lệch lạc, thị hiếu tầm thường”.
Nhận thức sâu sắc vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, những năm qua, nhiều cơ quan báo chí đã chú trọng xây dựng văn hóa báo chí tại cơ quan, đơn vị với những tiêu chí cụ thể đó là: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo có lập trường chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, dũng cảm đấu tranh với tiêu cực, bảo vệ cái đúng; tâm huyết, công tâm, khách quan trong hoạt động nghiệp vụ báo chí, bám sát mọi vấn đề của đời sống, lắng nghe phản ánh kịp thời nhu cầu, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, chú trọng gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc...
Thực tiễn chứng minh giá trị của một bài báo nằm ở giá trị xã hội của nó. Chính từ những sản phẩm báo chí đề cao tính nhân văn, phụng sự lợi ích của dân tộc, của nhân dân đã giúp các giá trị văn hóa được lan tỏa, tạo động lực và cảm hứng tích cực trong cộng đồng.
Thời gian qua, vấn đề xây dựng văn hóa báo chí đã dần tạo thành phong trào mạnh mẽ sâu rộng trong các cơ quan báo chí. Tiêu biểu có thể kể đến sự kiện ngày 21/6/2022, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân Dân phối hợp tổ chức lễ phát động phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Thực tiễn triển khai việc xây dựng văn hóa báo chí thời gian qua cho thấy phải đặc biệt chú ý đến hai vấn đề có tính cốt yếu đó là xây dựng đội ngũ những người làm báo có nhân cách, đạo đức, giỏi chuyên môn nghiệp vụ song song với xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện và chuyên nghiệp.
Lễ phát động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan báo chí, người làm báo về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển đất nước, cũng như sự phát triển của mỗi cơ quan báo chí, giá trị của các sản phẩm báo chí và danh dự, uy tín của người làm báo; xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí, trọng tâm là xây dựng cơ quan báo chí văn hóa, người làm báo văn hóa; thúc đẩy và lan tỏa sự hưởng ứng, tham gia tích cực, tạo phong trào thi đua thiết thực và ý nghĩa để các cơ quan báo chí thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh của báo chí cách mạng trong gìn giữ, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phấn đấu “mỗi tòa soạn là một điểm sáng văn hóa, mỗi người làm báo là một nhân cách văn hóa”.
Thực tiễn triển khai việc xây dựng văn hóa báo chí thời gian qua cho thấy phải đặc biệt chú ý đến hai vấn đề có tính cốt yếu đó là xây dựng đội ngũ những người làm báo có nhân cách, đạo đức, giỏi chuyên môn nghiệp vụ song song với xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện và chuyên nghiệp. Để nhiệm vụ này phát huy hiệu quả trên thực tiễn cần sự thay đổi rất lớn trong tư duy, nhận thức, cách điều hành hoạt động của mỗi cơ quan báo chí, nhất là vai trò của người đứng đầu; bên cạnh đó không thể thiếu trách nhiệm của mỗi người làm báo.
Hơn lúc nào hết, tiêu chí cơ quan báo chí văn hóa và tiêu chí văn hóa của người làm báo cần được thường xuyên quán triệt, triển khai trên thực tiễn; cần nhận thức một cách sâu sắc nhiệm vụ: “Báo chí cách mạng cần khẳng định hơn nữa vai trò, vị thế của mình trong thời đại kỹ thuật số. Dòng thông tin tích cực của báo chí vẫn phải là dòng thông tin chủ lưu với thông tin chất lượng, chính xác, kịp thời, khách quan, là bộ lọc đáng tin cậy về mọi vấn đề xã hội, dư luận quan tâm”(1).
Để tạo lập thông tin lành mạnh, an toàn, các cơ quan báo chí, xuất bản truyền thông chính thống phải làm chủ được mặt trận thông tin. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với hoạt động báo chí, xuất bản; nâng cao chỉ đạo định hướng báo chí xuất bản theo phương châm chủ động, kịp thời, hiệu quả, giữ vững kỷ cương trong các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm.
Chỉ khi việc xây dựng văn hóa báo chí trở thành nhu cầu, động lực phát triển từ chính cơ quan báo chí, người làm báo, thể hiện bằng ý thức, thái độ, tác phong nghề nghiệp, chuẩn mực đạo đức, các sản phẩm báo chí chất lượng cao được cung cấp tới độc giả,... thì văn hóa báo chí mới thật sự tạo nền tảng vững chắc, không ngừng lan tỏa giá trị trong đời sống. Người làm báo và các cơ quan báo chí khi đó mới phát huy vai trò tiên phong trong mặt trận văn hóa, và góp phần định hướng những dòng chảy văn hóa tích cực trong đời sống xã hội.
Chỉ khi việc xây dựng văn hóa báo chí trở thành nhu cầu, động lực phát triển từ chính cơ quan báo chí, người làm báo, thể hiện bằng ý thức, thái độ, tác phong nghề nghiệp, chuẩn mực đạo đức, các sản phẩm báo chí chất lượng cao được cung cấp tới độc giả,... thì văn hóa báo chí mới thật sự tạo nền tảng vững chắc, không ngừng lan tỏa giá trị trong đời sống.
(Còn nữa)
___________________________________________________________
(1) Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ( 2021): Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam.
Nguồn: Bài đăng trên báo Nhân dân điện tử ngày 20/06/2023
Bài liên quan
- Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
- Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới và vai trò của Việt Nam hiện nay
- 3 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 4 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 5 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 6 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thư gửi lãnh đạo, cán bộ, biên tập viên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông của PGS, TS. Tô Huy Rứa
Nhân dịp Kỷ niệm và Hội thảo khoa học 30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, PGS, TS. Tô Huy Rứa, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Tổng Biên tập đầu tiên của Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông đã gửi thư chúc mừng lãnh đạo, cán bộ, biên tập viên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông. Ban Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu toàn văn Thư Chúc mừng của đồng chí PGS, TS. Tô Huy Rứa.
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Bình luận