Vai trò tiên phong và trách nhiệm xã hội của báo chí
Bài 3: Đề cao vai trò nêu gương của người làm báo
Bài 1: Xây dựng văn hóa báo chí trước yêu cầu của thời đại
Bài 2: Xung kích trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: "Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hoà bình thế giới", "Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Ðảng và Chính phủ, cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu". Ðể hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang, người làm báo và cơ quan báo chí phải luôn "cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa"; "nắm vững chủ trương, chính sách của Ðảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động". Ðây chính là "kim chỉ nam" cho các cơ quan báo chí và những người làm báo. Trong bối cảnh hiện nay người làm báo cần làm tốt hơn nữa vai trò nêu gương, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách.
Trước hết, người làm báo phải dám dũng cảm bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai. Nghĩa vụ đầu tiên của nhà báo theo quy định tại Ðiều 25 Luật Báo chí là: "Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân". Như vậy, cá nhân mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí cũng như cả nền báo chí đều phải có nhiệm vụ, nghĩa vụ "thông tin trung thực". Từ đây có thể thấy thông tin trung thực cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ cái đúng, lên án cái sai, phản ánh khách quan, chính xác, đúng đắn những sự kiện, hiện tượng đã, đang và sẽ diễn ra.
Từ các vụ việc tham nhũng nổi cộm bị đưa ra xét xử thời gian qua cho thấy một số đơn vị, địa phương, bộ, ngành đã để xảy ra tình trạng "dĩ hòa vi quý", "mũ ni che tai", vô cảm trước cái đúng, thờ ơ trước tiêu cực, sai phạm, dẫn đến tình trạng cán bộ, đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, nhất là những người đứng đầu lộng hành, quan liêu, hách dịch, "tự tung tự tác", kéo bè kết cánh, tư lợi cá nhân, hình thành lợi ích nhóm; những người dám góp ý thẳng thắn, vì lợi ích chung bị trù dập. Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng" thẳng thắn chỉ ra rằng: "một số nơi có tình trạng những việc làm đúng, gương người tốt không được đề cao, bảo vệ; những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lý nghiêm minh".
Tại Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII "Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ", Ðảng ta chỉ rõ một trong 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên là: "thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh". Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIII tiếp tục nhấn mạnh sự nguy hiểm của biểu hiện phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Ðảng; sa sút về ý chí chiến đấu, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh.
Thực trạng chung trong Ðảng là như vậy, và cả ở hoạt động của lĩnh vực báo chí cũng có những biểu hiện tương tự. Có lúc, có nơi, một số người làm báo và cơ quan báo chí thấy đúng nhưng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh. Những biểu hiện cụ thể khá phổ biến có thể kể đến là:
Thứ nhất, vì "sức ép" từ những cá nhân nào đó có chức quyền, địa vị trong xã hội mà chủ đích bỏ qua, không dám dũng cảm lên tiếng bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai. Cái đúng, cái sai ở đây đều có thể là một cá nhân, một sự việc cụ thể; thậm chí có thể là cả tập thể lãnh đạo, hoặc rất nhiều sự việc kéo dài.
Thứ hai, vì những lợi ích cá nhân, nhóm nhỏ mà cố tình "nhắm mắt làm ngơ", lờ đi những việc bất bình diễn ra dù biết rõ đó là sai phạm. Cũng vì lợi ích riêng mà không lên tiếng bảo vệ những điều đúng đắn, những người làm việc đúng đắn nhưng bị nhìn nhận, đánh giá sai lệch, thậm chí những người tốt, việc tốt bị phê phán, trù dập, chèn ép.
Thứ ba, vì quen biết, cả nể mà không phản ánh sự thật khách quan, không phơi bày những khuất tất, bất cập có thể dẫn đến tham ô, lãng phí, tiêu cực.
Một khi người làm báo không dám bày tỏ ý kiến, dũng cảm bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai, vì lợi ích về cá nhân mà quên đi chức năng, nhiệm vụ, nghĩa vụ của mình, họ có thể gây ra những mối nguy hại cho cơ quan, đơn vị cũng như sự phát triển lành mạnh của xã hội, làm xói mòn niềm tin, thậm chí gây bất bình trong công chúng đối với cơ quan báo chí.
Quy định số 08-QÐi/TW, ngày 25/10/2018, của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XII về "trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương" phải gương mẫu đi đầu thực hiện: "Nghiêm túc thực hành tự phê bình và phê bình; thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh; không tranh công đổ lỗi". Như vậy, Ðảng ta xác định phải cương quyết, quyết liệt chống lại tình trạng không dám bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai, trong đó báo chí phải phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu.
Bên cạnh đó, người làm báo phải dám đương đầu với khó khăn, gian khổ, sẵn sàng dấn thân, đi đến tận cùng sự thật, sâu sát với cơ sở. Thực tiễn đã cho thấy trong quá trình tác nghiệp, nhiều nhà báo không nề hà, quản ngại thời gian, đường sá xa xôi hiểm trở, những hiểm nguy rình rập,… luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ bất kể thời gian nào, ngày cũng như đêm, mưa bão hay bất kỳ thảm họa thiên tai nào, thậm chí dưới làn đạn bom, khói súng trong các cuộc chiến tranh ở nước ngoài. Chính vì vậy, họ đã có được những tác phẩm báo chí phản ánh kịp thời, chân thực từ trung tâm sự kiện, hiện tượng, với những nhân vật khai thác ngay tại "điểm nóng", những chi tiết, hình ảnh, câu chuyện sâu sắc, nhân văn, xúc động, thuyết phục, thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng.
Tuy nhiên, sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội giúp việc kiếm tìm thông tin dễ dàng hơn, song áp lực chạy đua thông tin gay gắt đã khiến không ít nhà báo, thậm chí là cơ quan báo chí xem nhẹ việc đi sâu bám sát đời sống, từ đây nảy sinh tâm lý ngại đối diện với khó khăn, vất vả, "an phận thủ thường". Các đòi hỏi nghiệp vụ cơ bản của một nhà báo như đi, nghe, nhìn, phỏng vấn, hay việc đầu tư công sức, tiền của, trí tuệ cho các sản phẩm báo chí đôi lúc đã bị xem nhẹ. Một bộ phận người làm báo không dám dấn thân trong công việc, bằng lòng với việc trở thành những "phóng viên salon" chuyên ngồi phòng điều hòa và khai thác tin tức từ mạng xã hội hoặc các bản báo cáo.
Ðể thích ứng và phát triển trong bối cảnh truyền thông mạng xã hội chiếm nhiều ưu thế, báo chí chính thống buộc phải có những sự thay đổi mạnh mẽ để đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thời đại. Trên hành trình đầy gian nan, thử thách ấy, những khó khăn, gian khổ, vướng mắc mà cơ quan báo chí, nhà báo phải đối diện, giải quyết trên nhiều phương diện khác nhau là không ít, từ phát hiện đề tài, khai thác, thu thập thông tin, hình thành tác phẩm báo chí đến những chuyện "bếp núc" nghề nghiệp, đời sống, nhất là vấn đề kinh tế báo chí… Khi phải đối diện với thực tế này, một số người làm báo đã chỉ vì mưu cầu lợi ích cá nhân, đã có lựa chọn sai lầm, chệch hướng và phải trả giá. Ðây là những bài học rất đau xót để mỗi người làm báo không ngừng tự cảnh tỉnh bản thân, từ đó xác định con đường đúng đắn cho mình.
Cao hơn cả nhà báo phải hết lòng phụng sự Tổ quốc và nhân dân, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Nội dung đầu tiên trong 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành năm 2015 xác định rõ: "Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế".
Ðây là sứ mệnh và cũng là niềm tự hào của những người làm báo, những "chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng-văn hóa", đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Ðảng. Ý thức đầy đủ về điều này, các cơ quan báo chí cần chú trọng đẩy mạnh công tác xây dựng Ðảng giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng lý luận chính trị, nâng cao bản lĩnh và tính chiến đấu cho người làm báo, bảo đảm vừa hồng, vừa chuyên. Những biểu hiện suy thoái về nhận thức, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp trong đội ngũ những người làm báo cần được nhận diện để có biện pháp cảnh báo, ngăn chặn kịp thời; kiên quyết cho ra khỏi đội ngũ những nhà báo suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vi phạm Luật báo chí, Quy định đạo đức nhà báo.
Dám dũng cảm bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai; dám đương đầu với khó khăn, gian khổ, kiên trung bảo vệ lẽ phải, chính nghĩa, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng, hết lòng cống hiến vì sự nghiệp chung, vì lợi ích quốc gia-dân tộc, phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu là phẩm chất cần có với những người "viết sử thời đại". Yêu cầu này càng trở nên cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Với sự phát triển ngày càng đông đảo đội ngũ những người làm báo "vừa hồng vừa chuyên", chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng về một nền báo chí cách mạng Việt Nam giàu tính chiến đấu, nhân văn, chuyên nghiệp và hiện đại, đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước phồn thịnh, văn minh, bền vững./.
Nguồn: Bài đăng trên báo Nhân Dân điện tử ngày 27/06/2023
Bài liên quan
- Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
- Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
- Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
- Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
- Một số giải pháp cải thiện hoạt động khai thác, xuất bản sách tinh gọn tại Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc về xây dựng Đảng cầm quyền, đặc biệt là vấn đề thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trải qua 55 năm, di huấn của Người về vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại.
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Vai trò của quản trị truyền thông trong phát triển du lịch bền vững – Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Khánh Hòa
Trong bối cảnh du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc phát triển du lịch bền vững tại Khánh Hòa đòi hỏi sự tham gia chủ động của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (CĐĐP). Quản trị truyền thông không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến bền vững, mà còn trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa bản địa. Bài báo khoa học này tập trung hệ thống hóa và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời đề xuất các giải pháp quản trị truyền thông hiệu quả nhằm phát triển DLCĐ một cách đồng bộ, giúp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đúng định hướng chiến lược, trong đó DLCĐ đóng vai trò cốt lõi. Kết quả nghiên cứu được thu thập thông qua các phương pháp như: phỏng vấn sâu; phương pháp khảo sát; phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.22.0.
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung truyền hình đa nền tảng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay
Cuộc cách mạng 4.0 đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng trong ngành truyền hình với sự xuất hiện của truyền hình đa nền tảng. Khác với truyền hình truyền thống, truyền hình đa nền tảng đã và đang định hình lại cách thức tổ chức sản xuất và sáng tạo nội dung thông qua các đặc trưng nổi bật như tính thời sự, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tính đa dạng và tương tác cao, quản lý và lưu trữ hiệu quả. Vận hành một mô hình sản xuất truyền hình đa nền tảng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc về thông tin chính xác, kết hợp sản xuất nội dung với công nghệ mới, phát triển đa dạng các nền tảng...
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến hoạt động báo chí
Bài viết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động báo chí hiện nay, tập trung vào sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, phân phối tin tức và cấu trúc nội dung báo chí. Truyền thông xã hội đã trở thành một nguồn tin phong phú, đa chiều và nhanh chóng, làm thay đổi đáng kể cách thức thu thập và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, tính xác thực của nguồn tin mạng xã hội vẫn là một thách thức, đòi hỏi báo chí phải chú trọng vào việc kiểm chứng và phản hồi thông tin một cách chính xác. Trên tinh thần đó, bài viết đề xuất báo chí cần phát triển nội dung chất lượng cao, tăng cường kỹ năng công nghệ số của phóng viên và xây dựng các nền tảng số riêng để giảm sự phụ thuộc vào truyền thông xã hội, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong kỷ nguyên số.
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Truyền thông về cơ hội phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu khi ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ ở đồng bằng sông Cửu long trên báo chí Việt Nam
Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Quan điểm chỉ đạo được nhấn mạnh trong Nghị quyết (NQ) là: “…chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định…” (1). NQ này đã được các cơ quan liên quan, trong đó có các cơ quan báo chí quán triệt, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để “chuyển hóa những thách thức thành cơ hội”, nhất là với vùng đồng bằng sông Cửu Long, để phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng thì vai trò, trách nhiệm của báo chí cần được nhận thức đầy đủ, chủ động hơn.
Bình luận