Bài học cho những kẻ ảo tưởng
Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bên cạnh bản hùng ca chiến thắng ngân vang, bài học về tinh thần độc lập, tự chủ lại hiện về, nóng hổi và đầy ắp tính thời sự trong thế giới phẳng hôm nay.
Lâu nay, nền độc lập, tự chủ và tự do vững chắc mà Việt Nam xây bằng máu xương bao thế hệ vốn là niềm mong ước, khát vọng của nhiều dân tộc trên thế giới đang luẩn quẩn ở vũng lầy xung đột và chiến tranh lại bị một số kẻ phê phán, “tạt a xít”. Chúng không chấp nhận sự thật: Việt Nam ổn định, phát triển cường thịnh.

Bất chấp con đường hợp đạo lý, hợp lòng người, hợp xu thế thời đại và tương lai tươi sáng đang rộng mở của dân tộc, chúng định hướng, lôi kéo những kẻ bất mãn, phản động đòi phá bỏ những thành tựu ấy để xây dựng một thể chế chính trị mới với cái gọi là “tự do” và “dân chủ” tuyệt đối mà chúng hằng tôn thờ. Hình như bài học lịch sử chưa đủ mạnh để chúng tỉnh ngộ, bớt ảo tưởng.
***
Đầu năm 1975, sau khi Phước Long thất thủ, cho dù “mũi dao bén ngọt” của Quân giải phóng đã chọc vào cạnh sườn nhưng Nguyễn Văn Thiệu vẫn luôn lạc quan với lời hứa chắc như đinh đóng cột từ năm 1973 của Tổng thống Nixon: “Nếu Bắc Việt vi phạm, Mỹ sẽ đáp trả”. Viễn cảnh mà Thiệu mơ tưởng là quan thầy Mỹ sẽ đưa quân và chi viện hỏa lực đường không, đường biển hoặc chí ít là viện trợ ngân sách hơn 2,1 tỷ USD để Thiệu có thể giữ vững cái gọi là nền cộng hòa vốn cho Thiệu và gia đình cùng đội ngũ tướng lĩnh những “hoa thơm trái ngọt” béo bở.
Theo những tài liệu đã được Nhà trắng giải mã những năm gần đây, sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ, Thiệu đã đưa ra một quyết định mà không tham vấn bất cứ nhân vật hoặc cơ quan nào của quan thầy Mỹ: Bỏ Cao nguyên Trung phần về giữ các tỉnh ven biển miền Trung từ Huế trở vào Nam. Bởi Thiệu luôn tin và nuôi ảo tưởng, dù viện trợ quân sự bị cắt giảm nghiêm trọng xuống còn hơn 700 triệu USD thì Thiệu vẫn đủ lực để giữ những phần đất "ngon" nhất. Thiệu tin, với đội quân trung thành, hùng mạnh trong tay vẫn có thể giữ được những vùng quan trọng để “chờ cơ hội”.
Nhưng trời không chiều lòng Thiệu, đội hình rút lui trên Đường 7B của ngụy đã bị Quân giải phóng truy kích. Từ đây, thời cơ có lợi cho quân ta xuất hiện rõ như ban ngày, còn lực lượng mang những cái tên mỹ miều như biệt động quân, thủy quân lục chiến, biệt động dù... vốn rất thiện chiến của Thiệu và từng được quan thầy Mỹ huấn luyện công phu, được trang bị đến tận răng đã trở thành những chú hề, thành thỏ đế trước sức mạnh vũ bão của Quân giải phóng. Hiệu ứng đô-mi-nô đã đẩy quân ngụy vào cảnh “cá nằm trên thớt”, khiến niềm tự hào với "thế giới tự do" lâu nay Mỹ từng huênh hoang bị sụp đổ nhanh chóng không hồi cứu vãn. Những bộ quân phục, những khẩu súng rồi xe tăng, trực thăng vũ trang... vốn là biểu trưng cho sự giàu có và sức mạnh của tự do bị bỏ lại phi trường, bến cảng và trên xa lộ đã chứng minh điều đó.
Nửa đầu tháng 4-1975, khi Quân giải phóng vượt qua phòng tuyến Phan Rang, áp sát phòng tuyến tử thủ thép Xuân Lộc, cho dù những “mũi dao thép” đã lởn vởn ngay sát nách đô thành Sài Gòn thì Thiệu vẫn ngoan cố kêu gào binh sĩ tử thủ và đọc diễn văn phủ dụ dân chúng tin vào chính phủ và đội quân mà Thiệu cố công xây dựng.
Cạnh đó, với niềm tin mãnh liệt vào đồng minh nước lớn thân cận và thói sĩ diện hão, Thiệu ra sức điện đàn với quan chức Nhà trắng để tìm sự hỗ trợ. Nhưng dù khản cổ kêu gào thì Thiệu vẫn chỉ nhận được ở quan thầy những cái lắc đầu và kế hoạch di tản trong bí mật. Thiệu ngoan cố bám dinh Độc Lập, bám chặt chiếc ghế tổng thống cho dù bị tướng nguyền, dân oán và đồng minh rời bỏ. Từ các vùng chiến sự, sĩ quan của Thiệu gọi về với những lời chua chát: “Tổng thống ra lệnh nhưng không ra mặt. Lính chết, bỏ chạy, còn ông thì... chờ viện trợ”.
Sau khi Quân giải phóng làm chủ nhiều đô thị, vùng giải phóng mở rộng, diện tích của ngụy ngày càng thu hẹp, sau năm lần bảy lượt bị quan thầy Mỹ khuyên nhủ, dụ ép, đe dọa và đánh tiếng cảnh báo sẽ có cuộc đảo chính như năm 1963 nếu không nhường ghế, cuối cùng, Thiệu chấp nhận buông bỏ quyền lực bằng một bài diễn văn hôm 21/4/1975 với lời chua chát, uất hận rằng: “Hoa Kỳ đã phản bội chúng ta...”. Và trong đêm tối ở phi trường Tân Sơn Nhất, Thiệu ra đi không kèn, không trống với nỗi lo mất mạng thường trực. Thiệu được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cho di tản bằng lý do sang Đài Loan viếng Tưởng Giới Thạch.
Cùng thời điểm đó, từ các thông tin tình báo và những bộ óc phân tích chiến lược toàn diện sắc bén, khi chắc chắn “Hoa Kỳ không có khả năng trở lại”, với tinh thần chủ động, Đảng ta đã nắm bắt thời cơ, hạ quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trên chiến trường, quân ta càng đánh càng mạnh và đã giành những thắng lợi liên tiếp. Chiến dịch Hồ Chí Minh mở ra quá nhanh chóng khiến quan thầy Mỹ phải cay đắng chấp nhận thực hiện chiến dịch “gió lốc”, di tản khỏi miền Nam Việt Nam.
Trưa 30/4/1975, khi màu áo “sắc xanh núi rừng” tràn ngập dinh Độc Lập, khi cờ đỏ sao vàng và cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay, đặc biệt sau lời đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh trên Đài phát thanh Sài Gòn, “thế giới tự do” giả hiệu sụp đổ hoàn toàn. Lúc này, vai trò “con tốt” của ngụy quyền Sài Gòn trên bàn cờ địa chính trị do quan thầy Mỹ dựng lên chính thức ra đi.
Bài học từ sự sụp đổ của ngụy quyền Sài Gòn không chỉ là sự thất bại của một bộ máy sống nhờ, tồn tại bằng ngoại lực mà còn là minh chứng sống động cho chân lý: Chỉ có độc lập dân tộc, tự chủ về chính trị và tinh thần đoàn kết toàn dân mới tạo nên sức mạnh trường tồn. Trong bối cảnh thế giới hiện đại đang bị giằng xé bởi mâu thuẫn địa chính trị, cạnh tranh chiến lược và những cuộc xung đột, Việt Nam-một quốc gia nhỏ vẫn giữ vững hòa bình, ổn định và phát triển là nhờ bài học lịch sử ấy.
Thế nên, việc những kẻ ảo tưởng vào một "thiên đường tự do" viển vông do ngoại bang vẽ ra, tiếp tục cổ xúy, lôi kéo phá vỡ trật tự hiện tại cần nhìn lại số phận của những kẻ đi trước và hãy nhớ rằng: Những “tướng không quân, lính không trận” lưu vong và trái tim rách nát cùng vết thương quá khứ thì sao có thể mang gánh được ước vọng xa xôi. Hãy tỉnh táo mà nhận thức đầy đủ rằng, tự do và dân chủ không bao giờ đến từ những khẩu hiệu trống rỗng, càng không thể được ban phát từ ngoại bang. Nó phải là kết quả của một quá trình đấu tranh tự lực, từ nhân dân, vì nhân dân.
Ngày nay, khi thế giới tiếp tục chứng kiến những cuộc xung đột, chiến tranh ở nhiều khu vực, sự phụ thuộc chính trị, kinh tế khiến nhiều quốc gia nhỏ bị cuốn vào vòng xoáy bất ổn, thì bài học về tự chủ của Việt Nam càng trở nên quý giá.
Giữa lúc thế giới vẫn còn những mô hình “dân chủ xuất khẩu” đầy rối ren, sự vững vàng của Việt Nam chính là minh chứng cho một con đường độc lập-vì dân, từ dân và do dân-không thể bị thay thế bởi bất kỳ ảo tưởng nào đến từ bên ngoài.
Từ chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh đã chứng minh, lịch sử không dành chỗ cho những ảo tưởng chính trị lạc lõng. Nó chỉ ghi nhớ và tôn vinh những dân tộc dám tự mình viết nên vận mệnh của chính mình mà thôi. Hãy đừng quên bài học ấy!
Nguồn: Bài đăng trên Báo Quân đội nhân dân điện tử ngày 30/04/2025
Bài liên quan
- Làm cán bộ, đừng “mắc nợ” người lao động
- Không thể xuyên tạc vai trò quyết định của Liên Xô trong cuộc chiến đánh bại chủ nghĩa phát xít
- Không thể bác bỏ giá trị thời đại lý luận của C. Mác về quá trình lưu thông tư bản
- Không thờ ơ trước các luận điệu xuyên tạc, chống phá trước thềm đại hội đảng các cấp
- Đấu tranh phản bác luận điệu lợi dụng vấn đề “quyền của người bản địa” kích động “ly khai, tự trị” dân tộc
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Yên Bái trong tình hình mới
-
3
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
6
NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh truyền thông số và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, vai trò của truyền thông trong việc kiến tạo, duy trì và bảo vệ hình ảnh công chúng của doanh nghiệp ngày càng trở nên trọng yếu. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện – một lĩnh vực đặc thù, nơi giá trị thương hiệu gắn liền với tính chuyên nghiệp, uy tín tổ chức và trải nghiệm truyền thông trực tiếp của công chúng – thì công tác quản trị khủng hoảng truyền thông không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững. Thực tiễn truyền thông tại Việt Nam cho thấy, không ít sự kiện, lễ hội hay chương trình giải trí quy mô lớn từng vướng vào các khủng hoảng truyền thông ở nhiều cấp độ, từ sai sót trong tổ chức đến các phản ứng tiêu cực trên không gian mạng, gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu và mức độ tín nhiệm từ phía công chúng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tính cấp thiết nêu trên, bài viết tập trung phân tích hiện trạng công tác quản trị khủng hoảng truyền thông trong các doanh nghiệp tổ chức sự kiện tại Việt Nam hiện nay, nhận diện các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực truyền thông ứng phó và bảo vệ hình ảnh doanh nghiệp trong môi trường truyền thông số nhiều biến động.
Bài học cho những kẻ ảo tưởng
Bài học cho những kẻ ảo tưởng
Sau 50 năm Bắc-Nam sum họp một nhà, Tổ quốc thống nhất và nền hòa bình cùng sự ổn định chính trị đã đưa Việt Nam đến vị thế mới rất vững chắc trong thế giới hiện đại đầy biến động.
Làm cán bộ, đừng “mắc nợ” người lao động
Làm cán bộ, đừng “mắc nợ” người lao động
Nhân Ngày Quốc tế Lao động (1-5) và Tháng công nhân, cần suy ngẫm về hiện tượng cán bộ “mắc nợ” cấp dưới, người lao động. Bởi thực tế có khá nhiều cán bộ mắc khuyết điểm này, dẫn đến nhiều hệ lụy.
Không thể xuyên tạc vai trò quyết định của Liên Xô trong cuộc chiến đánh bại chủ nghĩa phát xít
Không thể xuyên tạc vai trò quyết định của Liên Xô trong cuộc chiến đánh bại chủ nghĩa phát xít
Trong bối cảnh Liên bang Nga cùng với một số quốc gia đang chuẩn bị kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, một số thế lực cơ hội chính trị lại đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc vai trò có ý nghĩa quyết định của Liên Xô trong cuộc chiến vô cùng khốc liệt và anh dũng để đánh bại chủ nghĩa phát xít, thậm chí, họ đưa ra cáo buộc vô căn cứ rằng “Liên Xô hợp tác với Đức quốc xã để gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai”. Các luận điệu xuyên tạc đó đi ngược lại với sự thật lịch sử...
Không thể bác bỏ giá trị thời đại lý luận của C. Mác về quá trình lưu thông tư bản
Không thể bác bỏ giá trị thời đại lý luận của C. Mác về quá trình lưu thông tư bản
Lý luận về quá trình lưu thông tư bản của C.Mác trình bày trong quyển II bộ “Tư bản” là toàn bộ sự vận động của tư bản trong nền kinh tế hàng hóa cả về chất và về lượng thông qua lý luận tuần hoàn chu chuyển tư bản. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư kéo theo những thay đổi ở lĩnh vực lưu thông, làm nảy sinh nhiều khía cạnh mới về lưu thông, những yếu tố mới đó, các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc sự lạc hậu của chủ nghĩa Mác so với thời đại. Bài viết khẳng định giá trị thời đại của lý luận về quá trình lưu thông tư bản của C.Mác, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Bình luận