Bài học về xây dựng Đảng ở Việt Nam theo tinh thần Cách mạng Tháng Mười Nga
Ngày 7/11/1917, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga dưới sự lãnh đạo thiên tài của V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích đã tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại, lập nên nhà nước công - nông đầu tiên trên thế giới. Hơn 100 năm đã trôi qua nhưng Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga luôn là sự kiện có ý nghĩa lịch sử vĩ đại của cả nhân loại. Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga đã mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười khẳng định một chân lý, một bài học có ý nghĩa lịch sử, mà cho đến nay và cả mai sau vẫn đúng: Chỉ có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản chân chính được vũ trang bằng một học thuyết cách mạng và khoa học, có đội ngũ đảng viên kiên trung, không sợ hy sinh, gian khổ, hết lòng, hết sức vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân mới có thể hiện thực hóa mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa, mới đem lại độc lập, tự do, dân chủ, công bằng và bình đẳng thực sự cho mọi người, mới chấm dứt xóa bỏ được chế độ người bóc lột người. Đúng như lời khẳng định của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”(1).
Cách mạng Tháng Mười Nga đã để lại cho Việt Nam bài học hết sức có ý nghĩa về vấn đề xây dựng Đảng hiện nay - Đảng lãnh đạo và cầm quyền.
Một là, về công tác chính trị, tư tưởng trong xây dựng Đảng.
Kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga cho thấy, một đảng (Đảng mácxit) với sự trưởng thành về chính trị, tư tưởng, có tính tổ chức chặt chẽ, năng động, sáng tạo, bình tĩnh và kiên định (chủ nghĩa Mác - Lênin) thì có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. V.I.Lênin cho rằng: Tính kiên định của đường lối, quyết tâm không gì lay chuyển nổi của Đảng Cộng sản, cùng với sự tỉnh táo và nhiệt tình sôi nổi của Đảng, sẽ là một “nhân tố” hết sức quan trọng cho sự toàn thắng của sự nghiệp cách mạng. Đúng như V.I.Lênin đã khẳng định: “Không có một lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó, không thể nào giữ vững được sự thống trị của mình”(2).
Hiện nay, vận dụng kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga, để tiến hành công tác chính trị, tư tưởng trong xây dựng Đảng có hiệu quả hơn nữa, khẳng định vai trò lãnh đạo, cầm quyền của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải tiếp tục đổi mới tư duy, tổng kết thực tiễn, nhận thức sâu sắc hơn nữa về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; chống các khuynh hướng tư tưởng và quan điểm sai trái, thù địch. Đặc biệt, Đảng phải coi trọng nghiên cứu và vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, coi trọng giáo dục, rèn luyện phẩm chất và năng lực, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Tiếp tục đầu tư, đổi mới việc nghiên cứu lý luận, kịp thời làm sáng tỏ hơn những vấn đề bức xúc mà cuộc sống đặt ra. Chú trọng phát huy dân chủ, nâng cao tính khoa học, tính thiết thực và hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận làm sáng tỏ về vấn đề xây dựng Đảng - Đảng lãnh đạo và cầm quyền ở Việt Nam.
Hai là, giữ vững kỷ luật, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, Đảng thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
Kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga cho thấy, một đảng luôn giữ vững kỷ luật, thì Đảng đó luôn khẳng định được vai trò lãnh đạo của Đảng và thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Đúng như V.I.Lênin đã dạy: “Những người Bôn sê vích sẽ không bao giờ giữ vững được chính quyền, tôi không nói được tới hai năm rưỡi, mà ngay cả đến hai tháng rưỡi cũng không được, nếu Đảng ta không có kỷ luật hết sức nghiêm minh, kỷ luật sắt thực sự”(3).
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, Đảng thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc là một trong những bài học kinh nghiệm mà Đảng ta đã tổng kết. Bài học của Cách mạng Tháng Mười Nga cho thấy, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính là bảo vệ thành quả cách mạng. Thực tiễn từ sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu cho thấy, các thế lực thù địch dùng nhiều thủ đoạn khác nhau xóa bỏ vai trò độc tôn lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chúng đã thực hiện được mục tiêu làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã.
Hiện nay, vận dụng kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga, Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải tiếp tục đổi mới để ngày càng khẳng định vai trò của Đảng không chỉ đối với giai cấp, mà còn đối với sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc Việt Nam. Cần phải khẳng định định rằng, đổi mới bắt đầu từ Đảng, nhưng không phải là làm thay đổi bản chất của Đảng mà là làm sáng tỏ hơn bản chất giai cấp công nhân và vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Để lãnh đạo sự nghiệp đổi mới thành công, Đảng phải tự đổi mới, bao gồm cả đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo. Đảng phải xác định rõ chức năng lãnh đạo của mình trong điều kiện đảng cầm quyền; coi trọng công tác lý luận, khắc phục tình trạng xơ cứng, giáo điều, kịp thời tổng kết thực tiễn, bổ sung, hoàn thiện đường lối chính trị, tạo nền tảng đoàn kết thống nhất tư tưởng trong Đảng và trong toàn xã hội.
Đặc biệt, phải quán triệt và chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, nêu cao tự phê bình, phê bình, phát huy vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên về đạo đức, lối sống. Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản chỉ đạo xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng; là vấn đề trọng yếu bảo đảm cho Đảng thực sự chặt chẽ về tổ chức, đoàn kết thống nhất và có sức chiến đấu cao. Chính nhờ kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ mà Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ sức mạnh và khả năng tổ chức, dẫn dắt nhân dân vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đấu tranh anh dũng, kiên cường, bảo đảm cho Đảng luôn luôn là một khối thống nhất về ý chí và hành động.
Nêu cao phê bình và tự phê bình, phát huy vai trò và tinh thần gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ và giữ vững phẩm chất đạo đức, lối sống, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng ngang tầm nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.
Ba là, xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
Kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga cho thấy, một đảng luôn vó mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, thì đảng đó hoàn thành sứ mệnh của mình. Quán triệt tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen - cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Cách mạng Tháng Mười Nga đã thực hiện thành công mục tiêu đề ra. Đúng như lời chỉ dẫn của V.I.Lênin: “Không bao giờ có và không thể có một cuộc cách mạng nào, … có thể … làm cho chủ nghĩa tư bản phải sụp đổ, ngoài một cuộc cách mạng làm thức tỉnh được, trong quá trình đấu tranh, những quần chúng từ trước đến nay vẫn yên lặng”(4) và, khi những người “kém tin tưởng nhất cũng bắt đầu tin vào cách mạng, …thì chỉ nguyên lòng tin của mọi người vào cách mạng cũng đã là bước đầu của cách mạng”(5). Điều đó cho thấy, Đảng Cộng sản luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, cùng nhân dân làm nên thắng lợi của cách mạng. Đảng cầm quyền là để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, phục vụ nhân dân. Sự tin tưởng, ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân là nguồn gốc sức mạnh của Đảng. Sự thức tỉnh, giác ngộ và ủng hộ của đông đảo của quần chúng nhân dân đối với Đảng, với đường lối của Đảng chính là sự bảo đảm cho sự thắng lợi của mọi cuộc cách mạng.
Từ thực tiễn Cách mạng Tháng Mười Nga, thực hiện di huấn của V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đẩy mạnh phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân là yếu tố quyết định củng cố quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Đảng phải không ngừng chăm lo thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, điều hòa các lợi ích, xử lý kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; xây dựng các thể chế mở rộng dân chủ, hoàn thiện chế độ dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện; phát huy vai trò của mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội.
Bốn là, về đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch; phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong Đảng và bộ máy quản lý Nhà nước.
Trước, trong và ngay sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, V.I.Lênin luôn đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong Đảng và bộ máy quản lý Nhà nước. V.I.Lênin đã đấu tranh, phê phán những quan điểm duy tâm, siêu hình bảo vệ chủ nghĩa Mác. Trong đó, V.I.Lênin đã dựa chắc vào thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác và những thành tựu của khoa học tự nhiên đã đạt được để luận giải, chứng minh, chỉ ra tính chất ngụy biện, vô căn cứ của chủ nghĩa duy tâm, vạch trần tính hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình mà phái dân túy tuyên truyền; vạch chỉ ra sự sai lầm, vô căn cứ của chúng và luận chứng một cách khoa học về bản chất đích thực của chủ nghĩa đế quốc. Từ đó, V.I.Lênin đã khẳng định: chủ nghĩa tư bản “sẽ không tránh khỏi sự tiêu diệt”(6), thể hiện rõ thái độ kiên quyết, bản lĩnh kiên cường, không khoan nhượng đối với những kẻ xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác.
Đối với bệnh quan liêu, tham nhũng, V.I.Lênin đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt và những khó khăn, thách thức của nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng, củng cố, hoàn thiện bộ máy chính quyền nhà nước do những người cộng sản đảm nhiệm. Đó là chống bệnh quan liêu, tham ô, hối lộ vì nó đã bắt đầu phát sinh, nảy nở, lây lan; đó là những “tật xấu của quá khứ” còn tồn tại. V.I.Lênin cho rằng: Do trình độ giác ngộ, ý thức tổ chức kỷ luật của những người đó không đủ để chống chọi với sự tấn công của tật bệnh, họ đã trở nên “yếu ớt”, “tiên thiên bất túc”, “không có khả năng cưỡng lại sự cám dỗ”. Vì thế, Người khẳng định: “Không ai có thể tiêu diệt được chúng ta, ngoài những sai lầm của bản thân chúng ta”(7).
Thực tiễn sai lầm của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và một số nước Đông Âu cho thấy, do các thế lực thù địch đấu tranh tư tưởng, công kích phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, do đó các Đảng thay vì củng cố vai trò lãnh đạo của mình, đã không kiên quyết trong đấu tranh tư tưởng, lý luận mà “ngay lập tức”, từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng và các thế lực thù địch đã nhanh chóng “chớp thời cơ” nhằm vào “quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ” của một số người lãnh đạo để xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ; xóa bỏ nguyên lý xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Điều đó, đã đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn vô chính phủ, tạo điều kiện cho kẻ thù bên trong và bên ngoài tiến công vào chủ nghĩa xã hội, biến sinh hoạt Đảng thành “câu lạc bộ” tranh cãi lẫn nhau, phê phán vô kỷ luật, vô trách nhiệm, dân chủ không đi đôi với tập trung, xuất hiện bè phái trong Đảng, làm cho Đảng tan rã. Đây là điều mà các thế lực thù địch hàng ngày, hàng giờ “mong đợi”.
Hiện nay, vận dụng kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga, Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải tiếp tục đấu tranh chống các quan điểm muốn hạ thấp, xóa bỏ vai trò lãnh đạo, đi đến loại bỏ Đảng Cộng sản ra khỏi đời sống chính trị đất nước. Điều đó, càng phải đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch để khẳng định vai trò quyết định của Đảng đối với việc giữ vững chính quyền Nhà nước của dân và giữ đúng định hướng xã hội chủ nghĩa cho công cuộc đổi mới.
Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải tiếp tục cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đó là một nhiệm vụ bao trùm với quyết tâm cao và sự nỗ lực hơn để tạo ra sự chuyển biến cơ bản trong Đảng cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Đảng ta khẳng định rõ: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”(8). Đó là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn, để đạt được thành quả mang ý nghĩa lịch sử là sự hy sinh, đổ mồ hôi, xương máu của biết bao thế hệ. Cần khẳng định sự thành công của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, lãnh đạo đã dẫn dắt dân tộc ta đi đến thắng lợi, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đồng thời, phải kiên quyết “đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”(9). Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên hiện nay đang là vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội. Nó làm cho nhân dân lo lắng, bất bình, ảnh hưởng xấu đến uy tín lãnh đạo của Đảng, đến việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Thoái hóa, biến chất về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý tài chính, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đó là một nguy cơ đến sự sống còn, sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Đảng chỉ rõ: “một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là những thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng.
Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Mười Nga, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh vai trò và năng lực của mình trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Để tiếp tục giữ vững vai trò tiên phong, khẳng định khả năng lãnh đạo, đưa nhân dân mau chóng tới ấm no, hạnh phúc, Đảng phải ra sức xây dựng và chỉnh đốn về mọi mặt. Trung thành, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, hơn lúc nào hết, các tổ chức đảng từ Trung ương đến các địa phương, đơn vị phải đề ra được những biện pháp thiết thực, cụ thể, khả thi nhằm chấn chỉnh lại công tác then chốt, có ý nghĩa sống còn là công tác xây dựng đảng, kể cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Công tác xây dựng đảng phải coi phòng ngừa tham nhũng trong công tác cán bộ là một nội dung có ý nghĩa quyết định để thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường hội nhập quốc tế, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dưới ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga./.
________________________
(1) Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H., T.15, tr.387.
(2) V.I.Lênin (1977), Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, T.42, tr.350, 31.
(3) V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, T.41, tr.6.
(4) V.I.Lênin, Toàn tập, Sđd, T.38, tr.473.
(5) V.I.Lênin, Toàn tập, Sđd, T.9, tr.196.
(6) V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, T.27, tr.539.
(7) V.I.Lênin (1979), Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, T.42, tr.31.
(8) Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H., tr.70.
(9) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H., T.I, tr.163-164.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Tuyên giáo điện tử ngày 27/10/2022
Bài liên quan
- Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về quản lý phát triển xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
- Ăngghen bàn về chủ nghĩa xã hội pháp quyền
- Chỉ dẫn của V.I.Lênin về Nhà nước trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay
- Đôi nét về triết học ngoài mác-xít hiện đại
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 56: Dấu ấn về mùa thu lịch sử
- 2 Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
- 3 10 thành tựu nổi bật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong 10 năm (2014 – 2024)
- 4 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đánh giá và giải pháp, kiến nghị
- 5 Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua báo điện tử VietnamPlus
- 6 Giáo dục văn hoá doanh nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa - góc nhìn từ thực tiễn thành phố Hà Nội hiện nay
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 75 năm truyền thống và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Trong không khí của những ngày mùa thu lịch sử, chiều ngày 17/9/2024, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm truyền thống (1949-2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu Học viện và các Học viện trực thuộc. Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dự và phát biểu tại buổi Lễ.
Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về quản lý phát triển xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về quản lý phát triển xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, mặc dù không để lại những tác phẩm chuyên nghiên cứu về quản lý phát triển xã hội, nhưng qua các tác phẩm về kinh tế - chính trị, chính trị - xã hội của các ông, có thể rút ra những luận điểm cơ bản về quản lý phát triển xã hội. Các luận điểm này giúp các nhà quản lý xã hội thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội một cách duy vật, cụ thể, với tính cách là kết quả hoạt động thực tiễn xã hội của con người.
Ăngghen bàn về chủ nghĩa xã hội pháp quyền
Ăngghen bàn về chủ nghĩa xã hội pháp quyền
Sau khi hai tác phẩm kinh điển “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu và “Bàn về khế ước xã hội” của Rousseau chuyển bị về mặt lý luận cho Cách mạng dân chủ tư sản Pháp ra đời người ta thường nói đến thuộc tính pháp quyền gắn liền với nền dân chủ tư sản, người ta nói đến nhà nước pháp quyền tư sản, hệ thống dân chủ tư sản. Đến chủ nghĩa xã hội thì thuộc tính pháp quyền này lại ít được nhắc đến. Liệu chủ nghĩa xã hội có mang thuộc tính pháp quyền hay không và thuộc tính pháp quyền này khác với thuộc tính pháp quyên dân chủ tư sản như thế nào?
Chỉ dẫn của V.I.Lênin về Nhà nước trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chỉ dẫn của V.I.Lênin về Nhà nước trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, lần đầu tiên vấn đề nhà nước được V.I.Lênin trình bày một cách có hệ thống. Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm là đã làm sáng tỏ tính quy luật trong sự sinh thành, vận động và phát triển, đưa ra những dự báo khoa học về xu hướng và điều kiện về sự tự tiêu vong của nhà nước trong tiến trình tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị khoa học, cách mạng và tính thời sự. Trong tình hình hiện nay, nắm vững thực chất và vận dụng tư tưởng của tác phẩm là cơ sở vững chắc để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay
Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vừa là nhiệm vụ thường xuyên, vừa là công việc lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp bởi “đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cao nhất của giai cấp vô sản”(1). Bài viết nghiên cứu tư tưởng của V.I.Lênin về đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch, phân tích ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc và vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin vào cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng ở nước ta hiện nay.
Bình luận