Báo mạng điện tử trước mâu thuẫn giữa tính cập nhật và tính chính xác của thông tin
Đối với những người làm báo mạng điện tử thì áp lực về “thời gian mạng” và nhu cầu tin tức của “cư dân mạng” trên khắp thế giới thực sự là một thách thức. Bởi người đọc lúc nào cũng có mặt trên Internet, nơi này là đêm thì nơi khác lại là ngày. Hơn nữa, bạn đọc còn đòi hỏi thông tin ngày càng phải nhanh, mới và nóng bỏng.
Để đọc được những thông tin tiếp theo của một tờ báo in, bạn đọc phải chờ tới số sau, có thể là ngày hôm sau (nhật báo) cũng có thể là một tuần sau (tuần báo). Còn để xem tin tức trên truyền hình, phát thanh thì khán, thính giả không phải chờ lâu như thế nhưng lại bị phụ thuộc vào tính định kỳ của giờ phát sóng. Tất nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ nhưng nó rất hiếm khi xảy ra và chỉ có thể xảy ra đối với những đài phát thanh, truyền hình được trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất. Ví dụ như vụ bắt cóc con tin tại một trường trung học ở thành phố Beslan (Nga) ngày 1.9.2004. Gần như ngay lập tức, đài truyền hình CNN đã cắt toàn bộ các chương trình được chuẩn bị từ trước và cho truyền hình trực tiếp diễn biến sự việc. Để làm được như vậy, CNN phải có một mạng lưới phóng viên trên khắp thế giới và họ được trang bị tất cả những điều kiện cần thiết để có thể đưa tin nhanh nhất, thậm chí là được trang bị cả trực thăng.
Trong khi đó, trên báo mạng điện tử, bạn đọc gần như không phải chờ đợi. Bất kể thông tin diễn ra ở đâu, vào thời gian nào, đêm cũng như ngày, chỉ cần một máy tính xách tay hoặc điện thoại di động nối mạng, các phần mềm phụ trợ (như phần mềm tạo âm thanh, hình ảnh…) thì khi sự kiện xảy ra, phóng viên có thể cập nhật tin, bài ngay tức khắc. Ngay cả khi vừa đăng bài xong, phóng viên phát hiện thêm được tình tiết mới, có ý nghĩa lại có thể cập nhật thông tin mà không gặp phải bất kỳ khó khăn nào. Và cũng chỉ bằng một cái nháy chuột thì ngay lập tức bạn đọc ở đâu đó trên khắp hành tinh đã đón nhận được thông tin. Thông tin trên báo mạng điện tử có thể sống động, nóng hổi đến từng giờ, từng phút, thậm chí là từng giây.
Tất cả những sự kiện lớn diễn ra trên thế giới đều được báo mạng điện tử nhanh chóng đưa tin và cập nhật liên tục. Ví dụ như sự kiện sóng thần ở Châu á, VnExpress đưa tin lúc 0 giờ 23 phút ngày 27.12.2004 hay vụ tàu Thống nhất E1 bị lật tại Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) cũng đưa tin vào 0 giờ ngày 16.3.2005.
Trong vụ bắt cóc con tin tại Beslan (Nga), chỉ trong ngày 3.9.2004, VietNamNet đã liên tục cập nhật thông tin:
Kẻ bắt cóc phóng lựu đạn, thân nhân con tin lo lắng (06:22’ 03.0.2004)
Nga: 20 con tin kháng cự bị bắn chết (15:51’ 03.9.2004)
Nga: Hơn 100 con tin thiệt mạng (21:37’ 03.9.2004)
Đến ngày 4.9.2004 thì sự việc trên kết thúc, song nhờ vào khả năng siêu liên kết mà sau một thời gian dài (tức ngày 8.3.2005), VietNamNet lại đưa tin Bắt 12 nghi phạm hỗ trợ vụ thảm sát Beslan nhưng người đọc vẫn cảm nhận được tính liên tục của thông tin. Chính vì vậy, trên báo mạng điện tử, “giới hạn cuối cùng” của một bài báo chỉ là tạm thời và tương đối bởi bất cứ lúc nào thông tin cũng có thể được bổ sung, được cập nhật.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là với tốc độ cập nhật nhanh như vậy thì tính chính xác của thông tin trên báo mạng điện tử có được bảo đảm? Tất cả chúng ta đều hiểu rằng, tính chính xác của thông tin trong báo chí quyết định đến sự sống còn của một tờ báo. Uy tín chỉ một lần mất đi thì sẽ khó lấy lại. Đối với các loại hình báo chí truyền thống, trước khi thông tin đến với công chúng thì phải trải qua rất nhiều khâu biên tập để đảm bảo độ chính xác. Nay trong báo mạng điện tử, đôi khi để có thông tin nhanh đến độc giả một số khâu đã bị lược bỏ, thậm chí, người phóng viên có thể đảm nhiệm tất cả các khâu.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin “nhặt sạn” ở Vnexpress và VietNamNet. Đây là hai tờ báo có tốc độ cập nhật thông tin nhanh nhất ở nước ta hiện nay và luôn là đối thủ cạnh tranh của nhau. Chính vì mải chạy đua để giành chức quán quân mà đôi khi hai tờ báo này đã lơ là, sao nhãng việc kiểm tra độ chính xác, tin cậy của thông tin.
Lấy ví dụ trong vụ lật tàu Thống Nhất E1, người đọc dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa thông tin trên hai báo VietNamNet và Vnexpress:
… con tàu E1 đi từ Hà Nội vào TP.HCM, đến địa phận Hoi Mit, gần Ga Lăng Cô (huyện Phú Lộc – Thừa Thiên Huế) vào hồi 11h49 phút đã bị trật bánh 7 toa xe…
(VietNamNet đưa tin lúc 14h54’ ngày 12.3.2005)
… Số người bị thương tiếp tục còn tăng lên bởi có đến 8 trên tổng số 13 toa xe của tàu E1 (hành trình 30 giờ) bị hất văng ra bìa rừng phía vịnh Lăng Cô. Trong đó có 1 toa xe đứt hẳn, văng xuống sát mép nước…
(Vnexpress đưa tin lúc 16h17’ ngày 12.3.2005)
Nhìn vào những con số mà chúng tôi đã cố tình gạch chân ở trên có thể thấy ngay được độ vênh của thông tin. Vnexpress đưa tin là có 8 toa xe bị lật, còn VietNamNet lại là 7 toa. Vậy đâu là con số chính xác? Do muốn đưa tin nhanh nên trước khi đăng bài, phóng viên của VietNamNet đã không “kịp” kiểm chứng thông tin mà họ hỏi được của một người dân. Hậu quả là mặc dù họ đã đưa tin trước Vnexpress hơn một tiếng đồng hồ nhưng những thông tin đó lại thiếu chính xác (!)
Một ví dụ khác cũng cho thấy để có một thông tin chính xác thì việc kiểm tra, đối chiếu các nguồn tin là vô cùng quan trọng. Khi sự kiện sóng thần xảy ra vào ngày 26.12.2004, gần như ngay lập tức cả hai tờ Vnexpress và VietNamNet đều đưa tin:
Động đất ở Châu á lớn thứ 5 trong vòng 100 năm qua
Rung động có cường độ 8,9 độ richter ngoài khơi biển Indonesia, gây ra sóng thần khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng hôm qua, là trận động đất lớn thứ 5 kể từ năm 1900…
(Vnexpress tổng hợp từ AFP, Reuters)
…Cơn động đất trong vòng 40 năm qua đã tạo nên những cơn sóng thần có sức tàn phá và huỷ diệt không thể tưởng tượng nổi…Cơn địa chấn ngay lập tức tạo ra hàng chuỗi các đợt động đất tới 9 độ richter.
(VietNamNet tổng hợp từ BBC, Reuters, AP)
Nguyên nhân khiến thông tin trên hai báo có độ vênh so với nhau là do cả hai đều dịch và tổng hợp từ các hãng tin nước ngoài. Trong trường hợp cần phải lựa chọn thì người đọc có thể sẽ chọn tin của VietNamNet vì nó được tổng hợp từ ba nguồn tin (so với Vnexpress chỉ có hai) và nguồn tin thêm đó lại là BBC - một tập đoàn báo chí nổi tiếng trên toàn thế giới. Đôi khi, việc phân biệt đúng, sai trên báo mạng điện tử nói riêng, trên Internet nói chung phải phụ thuộc rất nhiều vào thương hiệu của các nguồn tin.
Một phóng viên có thể bị mắc lỗi nhưng cả một ekíp biên tập mà cũng không nhận ra những lỗi hết sức đơn giản thì thật đáng tiếc. Hai ví dụ mà chúng tôi đưa ra sau đây cho thấy, nếu tỉnh táo và cẩn thận hơn trong khâu biên tập thì tờ báo đã tránh được những băn khoăn và khó hiểu từ bạn đọc.
Ví dụ 1:
Đổ tàu Thống Nhất làm 11 người chết
11h50 ngày 12.3, đoàn tàu E1 xuất phát từ Hà Nội đi TP.HCM, khi đến khu gian Thừa Lưu – Lăng cô, thuộc địa phận huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế thì bị trật bánh. Thông tin ban đầu, có 11 người chết và hàng trăm hành khách bị thương.
Ông Khuất Hữu Tứ, Trưởng Văn phòng đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tại Đà Nẵng, người có mặt tại hiện trường cho biết, có ít nhất 9 người chết tại chỗ, 4 người chết trên đường đi cấp cứu và hàng trăm hành khách bị thương…
(Vnexpress đưa tin ngày 12.3.2005)
Ví dụ 2:
Nhóm bắt cóc tại Nga thả 26 con tin
Chiều nay, những chiến binh ở Bắc ossetia đã trả tự do cho hàng chục phụ nữ và trẻ em đang bị bắt cóc trong một ngôi trường ở thành phố Beslan…
Việc 32 con tin được phóng thích diễn ra vào ngày thứ hai của cuộc khủng hoảng ở Bắc ossetia…
(Vnexpress đưa tin ngày 2.9.2004)
Cả hai ví dụ trên đều cho thấy thông tin giữa tít và nội dung có sự không thống nhất. ở ví dụ1, Tít đưa là 11 người chết nhưng trong tin lại viết là có “9 người chết tại chỗ, 4 người chết trên đường đi cấp cứu”, như vậy là tổng số có 13 người chết chứ không phải 11; ví dụ 2, tít đưa là 26 người được thả nhưng trong tin lại cho biết có 32 con tin được phóng thích (?). Đây là hai trong số khá nhiều ví dụ có “sạn” mà chúng tôi tìm thấy ở Vnexpress và chúng đều được đưa tin trước VietNamNet vài tiếng đồng hồ.
Bằng trực giác và những “ngón nghề” của riêng mình, mỗi phóng viên của báo mạng điện tử sẽ phải tự tìm ra cách để có thông tin nhanh mà chính xác và phải tự chịu trách nhiệm trước bạn đọc về thông tin đó. Dù trong hoàn cảnh nào, bạn đọc cũng vẫn là “thượng đế”. Họ luôn muốn nhận được thông tin vừa nhanh, hấp dẫn lại vừa chính xác.
Để kết thúc bài viết, chúng tôi xin được dẫn lời của ông Hồng Vinh - Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam đã phát biểu tại cuộc hội thảo “Báo chí và phát triển” được tổ chức tại Nha Trang “Để báo chí đóng góp ngày càng hiệu quả vào sự nghiệp phát triển đất nước, thông tin trên báo chí cần đa dạng, kịp thời, nhiều chiều hơn. Tính chuẩn xác, định hướng phải cao hơn. Thông tin phải chân thật”./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số 5 (tháng 9+10)/2005
Bài liên quan
- Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
- Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
- Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
- Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
- Vai trò của biên tập và yêu cầu luật hóa quy trình biên tập xuất bản hiện nay
Xem nhiều
- 1 Mạch Nguồn số 55: Lửa
- 2 Nhà báo Nguyễn Phú Trọng
- 3 Mạch Nguồn số 54: Thắp lửa trị ân
- 4 Lễ tốt nghiệp Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu Khóa V
- 5 Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng chương trình đào đạo chính quy trình độ đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 6 Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện (1949-2024)
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thông điệp về “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 40 của thế kỷ 20, tranh cổ động gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam và trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Việt Nam. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tranh cổ động trở thành thứ vũ khí tinh thần mạnh mẽ trong hành trình giành độc lập dân tộc. Tuy nhiên, tranh cổ động không chỉ mang trong mình sứ mệnh tuyên truyền vận động, cổ vũ, tinh thần chiến đấu, thúc giục mọi người tham gia chiến đấu, mà còn mang trong đó những giá trị thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật cùng những thông điệp về khát vọng hoà bình. Bài viết này tập trung tìm hiểu về thông điệp “khát vọng hoà bình” trong tranh cổ động Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (từ năm 1954 - 1975).
Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
Nhà báo đấu tranh chống tin giả trên mạng xã hội
Báo chí là kênh giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng dư luận xã hội, bác bỏ và ngăn chặn các dòng thông tin sai lệch, đặc biệt là tin giả từ mạng xã hội. Mỗi nhà báo là một chiến sĩ, vừa có nhiệm vụ truyền tải, dẫn dắt dòng thông tin thời sự đúng đắn, chính xác, bổ ích cho công chúng, vừa đấu tranh chống lại những tác động tiêu cực của tin giả, lành mạnh hóa môi trường thông tin.
Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và quản trị thương hiệu trực tuyến
(LLCT&TT) Mạng xã hội phát triển đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Khi cộng đồng mạng xã hội lớn mạnh cũng trở thành một “thế giới thu nhỏ”, tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển thương hiệu của mình. Bên cạnh những ưu việt mà mạng xã hội mang lại cho thương hiệu như: gia tăng nhận thức về thương hiệu, tiết kiệm chi phí truyền thông, giúp khách hàng dễ dàng tương tác với thương hiệu hơn, thì việc quản trị danh tiếng thương hiệu trên mạng xã hội đang là vấn đề cấp thiết thu hút sự chú ý của nhiều nhà quản trị chiến lược truyền thông hiện đại. Bài viết này sẽ cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản như khái niệm thương hiệu, tài sản thương hiệu cũng như hoạt động quản trị thương hiệu doanh nghiệp trực tuyến.
Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
Báo chí thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - vấn đề và giải pháp
(LLCT&TT) Báo chí là loại hình phương tiện truyền thông đại chúng vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Vai trò, tầm quan trọng của báo chí không chỉ là phản ánh đời sống xã hội qua việc thông tin nhanh nhất, chân thực nhất những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế, là việc định hướng thông tin và dư luận xã hội mà còn có vai trò giám sát và phản biện xã hội. Trong bối cảnh đất nước ta đang đổi mới và hội nhập quốc tế mạnh mẽ để phát triển thì vai trò của báo chí trong việc thông tin, định hướng thông tin và giám sát, phản biện xã hội càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bài viết góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn của báo chí trong việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội như là một phương tiện, phương thức phát huy dân chủ XHCN và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong bối cảnh mới.
Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
Đào tạo báo chí trong bối cảnh mới
(LLCT&TT) Khoa học công nghệ phát triển đã tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, thay đổi thói quen, điều kiện tiếp nhận thông tin của công chúng và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của báo chí. Sự thay đổi của báo chí trong môi trường số đã đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề đào tạo nhà báo tại các cơ sở đào tạo báo chí chuyên nghiệp. Yêu cầu đặt ra đối với các cơ sở đào tạo báo chí là không chỉ tạo nguồn nhân lực báo chí thích ứng với yêu cầu mới mà còn đặt nền tảng để nguồn nhân lực thích ứng trong thời gian dài hơn do bối cảnh công nghệ thay đổi và phát triển rất nhanh.
Bình luận