Báo nhúng - Hướng đi mới của báo chí hiện đại
Nền tảng công nghệ
Tuy mới được phát triển tại Việt Nam từ khoảng vài năm trở lại đây, nhưng các điều kiện để có thể trải nghiệm thực tại ảo đến nay đã khá sẵn sàng. Các hoạt động nghiên cứu ứng dụng thực tại ảo được đến từ các viện nghiên cứu và một số công ty công nghệ như: Viện Công nghệ thông tin và truyền thông CDIT (thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) chuyên sử dụng kỹ thuật đồ họa 3D tương tác trong một số lĩnh vực như trưng bày bảo tàng, phát triển các bài thí nghiệm ảo phục vụ E-Learning...; công ty VR3D xây dựng các mô hình 3D tương tác để tái hiện các vật thể và không gian trong thế giới thực; hay công ty Vnimation khai thác cả hai kỹ thuật video 360 độ và đồ hoạ 3D trong lĩnh vực trình diễn kiến trúc...
Thiết bị trình chiếu thực tại ảo cũng đã khá quen thuộc với thị trường Việt Nam, trong đó có đầu cuối di động thông minh và kính thực tại ảo. Các smartphone với màn hình rộng, độ phân giải full HD, tích hợp cảm biến con quay hồi chuyển và hỗ trợ kết nối mạng tốc độ cao đã được nhiều người sử dụng. Thị trường kính thực tại ảo cũng rất đa dạng với các sản phẩm như kính Gear VR của Samsung thiết kế khá đẹp mắt, Cardboard của Google giá rẻ, hay phiên bản kính Horus Lite của Việt Nam do công ty RNG sản xuất.
Cùng với các thiết bị trình chiếu, công nghệ mạng truyền dẫn di động 4G LTE đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép và dự kiến sẽ chính thức triển khai vào cuối năm 2016 là một trong những nền tảng rất quan trọng để triển khai các ứng dụng thực tại ảo.
Kỹ thuật video 360 độ hay kỹ thuật mô phỏng đồ hoạ 3D?
Hiện nay, có hai hình thức để sáng tạo báo nhúng, một là ứng dụng kỹ thuật camera 360 độ và hai là ứng dụng kỹ thuật mô phỏng đồ hoạ 3D từ máy tính. Khảo sát các tác phẩm báo nhúng đã được phát hành trên các website của các cơ quan báo chí cũng như trên các kênh YouTube, Facebook cho thấy: đa số các cơ quan báo chí đều lựa chọn kỹ thuật video 360 độ để làm báo nhúng; trong khi các trung tâm nghiên cứu công nghệ lại chú trọng phát triển kỹ thuật đồ hoạ để sáng tác câu chuyện. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi các video 360 độ dễ dàng triển khai hơn và thời gian thực hiện cũng nhanh hơn. Xu hướng phát triển này phù hợp với bối cảnh ở Việt Nam khi mà hầu hết các cơ quan báo chí đều đang rất thiếu đội ngũ lập trình viên.
Thị trường Việt Nam hiện đã có khá nhiều dòng sản phẩm camera 360 độ với nhiều mức giá khác nhau. Trong giai đoạn đầu, khi các cơ quan báo chí mới triển khai thử nghiệm, thì không cần thiết lựa chọn những dòng sản phẩm quá đắt đỏ. Một số dòng camera giá rẻ có thể kể đến như: LG 360 Cam, Ricoh Theta S, Samsung Gear VR, 360Fly... giá chỉ từ 200 đến 400 USD. Các loại cam- era này đều có độ phân giải cao, có các tính năng Wifi, Bluetooth hoặc có cổng cắm USB, kích thước nhỏ gọn, dễ sử dụng, một số có khả năng chống nước. Trên thực tế, một cơ quan báo chí lớn như New York Times cũng lựa chọn camera 360 độ Ricoh Theta S để phát triển những ứng dụng thực tại ảo của họ.
Bên cạnh đó, kỹ thuật mô phỏng đồ hoạ 3D tuy khó triển khai hơn nhưng lại rất có ích khi dựng lại bối cảnh của những sự kiện xảy ra trong quá khứ. Khả năng tương tác trong môi trường này cũng cao hơn so với tương tác trong video 360 độ: tính tương tác trong các tác phẩm 360 độ mới chỉ dừng ở sự quan sát của mắt và các cử động của đầu chứ chưa có sự tương tác thông qua cơ quan xúc giác và khả năng “du hành” trong thế giới ảo. Do đó, các cơ quan báo chí có thể phối hợp với các viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ thực tại ảo để sáng tạo các tác phẩm báo nhúng theo hình thức này khi thấy cần thiết.
Phát triển nguồn nhân lực làm báo nhúng
Khi đã sẵn sàng về mặt công nghệ thì bài toán tiếp theo cần đặt ra đối với các cơ quan báo chí đó là nguồn nhân lực. Phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên của tòa soạn phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để sáng tạo báo nhúng.
Thay vì những chiếc điện thoại thông minh hay máy quay số ghi lại “video phẳng” như trước đây, phóng viên phải sử dụng camera 360 độ (với trường hợp sáng tạo tác phẩm 360 độ) hoặc mang theo máy ảnh và máy quét (trong trường hợp sáng tạo tác phẩm đồ họa 3D trên máy tính). Với camera thông thường, người phóng viên cần phải lựa chọn các góc quay để tiếp cận vấn đề một cách khách quan và toàn diện nhất, nhưng camera 360 độ thì thâu tóm tất cả không gian của bối cảnh. Quan trọng là phóng viên lựa chọn được vị trí phù hợp để quay hình. Tùy phạm vi của bối cảnh mà vị trí đặt camera được thay đổi nhiều hay ít, nhằm giúp phóng viên thu thập được nhiều cảnh quay khác nhau phục vụ cho nội dung tác phẩm.
Bên cạnh đó, do báo nhúng sử dụng rất nhiều hình ảnh động nên kiến thức về nguyên lý thị giác và ngôn ngữ hình ảnh đặc biệt là hình ảnh động là rất cần thiết để truyền tải được trọn vẹn các thông điệp. Phần âm thanh trong kịch bản báo nhúng cũng cần thiết kế công phu để có thể tái hiện tối đa thực tế. Trong kịch bản, ngoài việc mô tả loại âm thanh, cường độ, nội dung... thì cần chỉ rõ âm thanh đến từ hướng nào, quỹ đạo chuyển động của nguồn âm ra sao đặc biệt khi người xem di chuyển trong không gian ảo.
Công việc xử lý hậu kỳ cũng có những điểm khác biệt. Đối với các tác phẩm báo nhúng dựa trên công nghệ 360 độ, công việc xử lý hậu kỳ theo kịch bản cũng tương tự như làm truyền hình với các kỹ năng sử dụng các bộ công cụ phần mềm dựng như Premiere hay After Effect. Đối với các tác phẩm báo nhúng được xây dựng từ đồ hoạ 3D, việc xử lý hậu kỳ này sẽ phức tạp hơn, với hai công đoạn chính là tích hợp môi trường ảo 3D từ các mô hình 3D đã xây dựng được ở khâu thu thập tư liệu và lập trình tích hợp các hành động tương tác của người dùng theo kịch bản. Các kiến thức và kỹ năng trong khâu này đòi hỏi các kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù và người làm báo nhúng cần phải có sự hỗ trợ từ các chuyên gia thiết kế đồ họa và các lập trình viên chuyên nghiệp.
Lựa chọn kênh phân phối
Khả năng thành bại của mỗi sản phẩm báo chí còn phụ thuộc vào sự đón nhận từ phía công chúng. Bên cạnh chất lượng nội dung, các cơ quan báo chí cần chú ý đến các kênh phân phối sao cho sản phẩm đến được với công chúng và công chúng có thể tiếp nhận một cách dễ dàng nhất.
Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, kênh phân phối báo nhúng cơ bản nên sử dụng là qua Internet với thiết bị đầu cuối là điện thoại thông minh. Một số lý do có thể kể đến như: điện thoại thông minh ngày càng thông dụng; các thiết bị phụ trợ đi kèm ngày càng phong phú với chi phí thấp; tốc độ truyền tải Internet ngày càng cao. Bên cạnh đó, mặc dù các thiết bị hiển thị đội đầu (HMD) đã khá phổ biến với giá thành hợp lý nhưng hầu hết người dùng ở Việt Nam chưa sẵn sàng bỏ tiền ra mua nó bởi họ chưa có nhu cầu và hạn chế lớn nhất của các sản phẩm HMD ở thời điểm hiện tại là vẫn gây cho người xem cảm giác chóng mặt khi xem. Với thiết bị đầu cuối di động thông minh, công chúng có thể trải nghiệm trực tiếp bằng cách xoay màn hình mà không cần sử dụng các thiết bị HMD hay cardboard.
Tất nhiên, với cách thức tiếp nhận thông tin này, công chúng không thể có những trải nghiệm thực sự đối với một tác phẩm báo nhúng. Bởi báo nhúng ra đời vốn để giúp người xem hoàn toàn tách biệt với thế giới thực bên ngoài, đắm chìm vào bên trong bối cảnh của sự kiện. Vì thế mà khi có đủ điều kiện, nó cần phải được trải nghiệm thông qua các HMD hoặc các phòng thực tại ảo./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí điện tử Người làm báo ngày 11.10.2016
Bài liên quan
- Bảo vệ quyền riêng tư trong sản phẩm truyền hình ở các nước trên thế giới - những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Ứng dụng công nghệ nhận dạng và chuyển văn bản thành giọng nói trên báo điện tử tại Việt Nam - một số vấn đề đặt ra
- Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
- Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
- Một số giải pháp nhằm quản lý thông tin về thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực Nông nghiệp trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
-
6
[Video] Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Động lực mới cho phát triển kinh tế”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
Đổi mới phương pháp dạy và học nói chung, dạy và học các môn lý luận chính trị nói riêng là xu thế tất yếu trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy. trong những năm gần đây, các trường đại học trên cả nước đã tích cực triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, song trên thực tế, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đặt ra, đặc biệt trong tình hình mới hiện nay. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng quá trình đổi mới phương pháp dạy và học các môn học lý luận chính trị ở các trường đại học, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học các môn học này, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học
Bảo vệ quyền riêng tư trong sản phẩm truyền hình ở các nước trên thế giới - những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Bảo vệ quyền riêng tư trong sản phẩm truyền hình ở các nước trên thế giới - những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trong bối cảnh truyền hình đa nền tảng phát triển nhanh chóng, việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân trong các sản phẩm báo truyền hình tại Việt Nam đang đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt khi chưa có hướng dẫn cụ thể, đồng bộ và hiệu quả trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Trong khi đó, nhiều quốc gia như Anh, Đức, Nhật Bản hay Liên minh châu Âu đã xây dựng hệ thống quy định pháp lý và đạo đức báo chí chặt chẽ để bảo vệ quyền riêng tư, đồng thời cân bằng với quyền được thông tin của công chúng. Việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để giúp Việt Nam nhận diện đầy đủ các nguyên tắc, quy trình và cơ chế giám sát hiệu quả nhằm phòng ngừa và xử lý các hành vi xâm phạm quyền riêng tư trên truyền hình. Từ đó, có thể rút ra những bài học thiết thực, phù hợp với điều kiện pháp lý và văn hóa truyền thông trong nước, góp phần hoàn thiện khung pháp luật, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tăng cường quyền con người trong lĩnh vực báo chí truyền hình.
Ứng dụng công nghệ nhận dạng và chuyển văn bản thành giọng nói trên báo điện tử tại Việt Nam - một số vấn đề đặt ra
Ứng dụng công nghệ nhận dạng và chuyển văn bản thành giọng nói trên báo điện tử tại Việt Nam - một số vấn đề đặt ra
Tại Việt Nam, công nghệ nhận dạng và chuyển văn bản thành giọng nói (Text-to-Speech, viết tắt - TTS) được nhiều báo điện tử sử dụng để tạo thêm kênh (channel) tiếp nhận cho độc giả. Như một “trợ lý ảo” (tên gọi khác của các phần mềm được phát triển dựa trên trí thông minh nhân tạo có thể hỗ trợ con người thực hiện các nhu cầu cá nhân), việc “đọc báo thay” công chúng - trong đó bao gồm các nhóm đặc thù, sẽ giúp họ dễ dàng tiếp nhận thông tin hơn.
Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Các chương trình tương tác là một trong những nội dung được đánh giá là hấp dẫn và thu hút công chúng trên báo mạng điện tử hiện nay. Không còn dừng lại ở một vài hình thức nhỏ lẻ, cùng với sự linh hoạt của báo mạng điện tử, các chương trình tương tác ngày càng đa dạng và phong phú về nội dung và hình thức, tăng thêm sức hấp dẫn cho tờ báo, thu hút công chúng. Bài viết sẽ đi sâu vào nghiên cứu về vai trò của các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử hiện nay, làm rõ dưới các góc độ công chúng, tờ báo và hoạt động báo chí nói chung, từ đó lý giải được nguyên nhân vì sao các chương trình tương tác đang ngày càng được các tờ báo mạng điện tử coi trọng và tập trung phát triển.
Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
Một số giải pháp tăng cường quản lý nội dung số của VTVcab, Đài truyền hình Việt Nam
Để bắt kịp những xu thế báo chí hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, đồng thời, đáp ứng yêu cầu công tác thông tin, truyền thông của nhà nước, việc quản lý nội dung số của Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab) - Đài Truyền hình Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng. Nó có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh của hoạt động truyền hình, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành truyền hình tại Việt Nam.
Bình luận