Báo Pháp luật & Xã hội: “Quyết đoán ngỡ ngàng” làm nên thành công!
Trong suy nghĩ của mỗi chúng tôi đều tự hào vì được góp sức trẻ, tuổi xuân cho mái nhà Pháp luật & Xã hội. Ở nơi ấy, chúng tôi đã được sống quãng đời đẹp đẽ nhất. Nhìn lại chặng đường đã đi qua, chúng tôi những người Pháp luật & Xã hội thêm kiên tâm bền trí để vững bước, dẫu biết phía trước còn lắm gian truân.5 năm, “quãng thời gian ngắn”
Tháng 8/2001, khi đó tôi mới 22 tuổi, vừa ổn định công việc tại một tờ báo đất Sài Gòn thì nhận được tin của ông chú: “Sở Tư pháp Hà Nội đang có Bản tin Pháp luật Thủ đô, thời gian ngắn nữa là nâng cấp thành tờ báo, mày về mà làm, chứ lang thang mãi thế không được…”. Vừa nghe lời ông chú cũng là bị tiếng gọi của “trái tim” thúc giục, tôi vội vàng thu xếp về Hà Nội.
Bản tin Pháp luật Thủ đô chỉ có 2 người là anh Nguyễn Bình - Trưởng ban Thư kí tòa soạn báo An ninh Thủ đô vừa chuyển công tác sang từ tháng 4/2001. Người nữa là chị Võ Thúy Quỳnh hiện đang là Phó trưởng phòng trị sự của báo Pháp luật & Xã hội. Gặp tôi, anh Nguyễn Bình liếc qua một lượt rồi phán: “Có vẻ khỏe mạnh, chắc chắn nhỉ!”.
Nói về anh Nguyễn Bình - Tổng biên tập đầu tiên của báo Pháp luật & Xã hội, suốt 17 năm gắn bó giúp việc cho anh có lẽ tôi là người bị anh mắng nhiều nhất. Kể cả khi đã là cấp phó trong cơ quan, có những lúc tôi vẫn bị anh mắng tối tăm mặt mày, không còn chút thể diện nào trước các đồng nghiệp. Những lúc đó vừa sợ vừa giận, cái giận tím mặt của thằng trai trẻ bồng bột. Giờ ngẫm lại, tôi hiểu những trận mắng đó giúp rất nhiều trên bước đường lập thân. Anh Nguyễn Bình là người xuề xòa, dễ tính trừ trong công việc và ẩm thực.
Không chỉ có tôi mà các đồng nghiệp trong cơ quan hầu như ai cũng bị anh mắng, đằng sau mỗi trận mắng là một bài học rất sâu về nghiệp vụ. Nói vậy không có nghĩa là động chút là ăn mắng, những lỗi nghiệp vụ lần đầu thì anh nhắc, chỉ bảo. Nhưng vẫn lỗi đó mà mắc lại lần sau thì chỉ còn nước “vuốt mặt không kịp”.
Đảng viên Chi bộ báo Pháp luật & Xã hội tham dự Đại hội Đảng bộ Cơ quan Sở Tư pháp.
Thời gian sau, Bản tin Pháp luật Thủ đô còn có Phương Hoa, Hải Lý, chị Nguyễn Thị Vĩnh, Phong Lan, Phước Long, Tú Anh, Ngọc Quang, Mai Hương, Ngọc Trâm… về làm việc. Hồi đó không ai nghĩ cái “thời gian ngắn” mà ông chú tôi nói kéo dài đến 5 năm. Chừng đó thời gian khiến nhiều người không đủ kiên nhẫn để chờ đợi. Có lần anh Nguyễn Bình tâm sự: “Để xin được cấp phép xuất bản báo hồi đó có lẽ phải tốn đến hàng chục kg giấy tờ hồ sơ”. Tôi là người giúp việc trực tiếp cho anh nên hiểu rõ điều đó. Chỉ việc quyết định tên tờ báo cũng mất rất nhiều cuộc họp giữa các cơ quan với Sở Tư pháp TP.
Ban đầu, Sở muốn khôi phục tên báo “Pháp luật & Đời sống” nhưng hồi đó đã có báo “Đời sống & Pháp luật” của Hội Luật gia Việt Nam nên việc này không được chấp thuận. Cuộc họp sau cuối, các cơ quan thống nhất tên báo “Pháp luật & Xã hội”. Ngày báo được cấp phép xuất bản, lứa chúng tôi hồi đó vui vì sắp được làm báo ở môi trường chuyên nghiệp. Riêng anh Nguyễn Bình thì vẫn điềm tĩnh, lúc đó tôi biết anh Bình đang nghĩ đến chặng đường phía trước…
Tin báo sắp xuất bản cũng là rất nhiều hồ sơ xin tuyển dụng gửi về Sở Tư pháp TP. Sở mở đợt sát hạch tuyển dụng. Lứa chúng tôi cũng không ngoại lệ. Làm việc đến 5 năm mà giờ vẫn phải sát hạch như những người mới, tôi đem những băn khoăn đó gặp anh Nguyễn Bình. Anh Bình bảo: “Anh muốn sau này chúng mày phát triển mà không ai nói được vào đâu”. Điều này làm chúng tôi bừng tỉnh đúng là “khôn đâu đến trẻ”…
Tổng Biên tập Nguyễn Xuân Khánh khi còn là Trưởng phòng Bạn đọc.
Những thách thức…
Chuẩn bị xuất bản báo mà cơ sở vật chất chỉ có 2 phòng làm việc tại số 6 phố Dã Tượng với vỏn vẹn 8 nhân sự, vài bộ máy tính cấu hình thấp. Những đồng nghiệp cũ của anh Nguyễn Bình từ báo An ninh Thủ đô: Chú Xuân Viễn, các anh Hoàng Ngọc Châu, Quốc Bình, Việt Anh… luôn chân thành và nhiệt tình giúp đỡ. Ngày 20/7/2006, báo Pháp luật & Xã hội xuất bản số báo đầu tiên… Những cán bộ PV đầu tiên của báo nhiều lúc ngồi lại vẫn hỏi nhau không hiểu tại sao có thể vượt qua giai đoạn đó.
Những số báo đi nhà in vào 2g sáng, nhiều hôm máy móc hỏng phải đến nhà anh Quốc Bình để chế bản. Tổng biên tập quần ống thấp, ống cao vừa lo gọi tin bài vừa lo cơm hộp bữa trưa cho anh em. Cán bộ PV hồi đó việc gì cũng lao vào làm xăng xái, riêng tôi ngày đi viết tin bài, tối các ngày chuẩn bị xuất bản báo thì phụ giúp biên tập, lo in ấn, phát hành. Nhiều hôm in báo xong lúc 3g sáng, tôi đành ngủ lại nhà in để kịp phát hánh báo lúc 5g. Số báo thứ hai, thứ ba… xuất bản đều đặn hàng tuần bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ của những người Pháp luật & Xã hội lúc đó.
Báo in rồi, vì là thương hiệu mới nên chưa được bạn đọc đón nhận nhiều, tỷ lệ báo đại lý trả lại cao đôi lúc cũng làm tôi nao núng. Riêng chị Trịnh Tuyết, Trưởng phòng Trị sự, kế toán của báo thì lo lắng đứng ngồi không yên. Làm sao để được bạn đọc đón nhận là câu hỏi lớn lúc đó đối với Pháp luật & Xã hội.
Nhiều năm qua, công tác thiện nguyện, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn luôn được báo PL&XH quan tâm, thực hiện.
“Quyết đoán ngỡ ngàng” làm nên thành công!
Trong cuộc họp bàn về các giải pháp phát hành, Tổng biên tập Nguyễn Bình kết luận sẽ xuất bản thêm 1 số báo vào Chủ nhật hàng tuần. Kết luận này làm mọi người ngỡ ngàng, 1 số/tuần còn chưa bán được, 2 số thì bán cho ai? Anh Nguyễn Bình kiên quyết: “Tôi chịu trách nhiệm”.
Quả nhiên anh Nguyễn Bình đúng! Những dòng tin thời sự cập nhật trên hai số báo/tuần đã khiến bạn đọc biết đến báo Pháp luật & Xã hội nhiều hơn. Số lượng phát hành cũng tăng đáng kể từ 5nghìn tờ/số báo lên đến 10 nghìn tờ rồi 20- 30 nghìn tờ. Có nhiều số báo phát hành 90 nghìn bản/số. Báo Pháp luật & Xã hội cũng tăng kì xuất bản thành nhật báo. Mạng lưới phát hành báo Pháp luật & Xã hội phủ rộng ba miền Bắc, Trung, Nam. Nhiều người Pháp luật & Xã hội vẫn nhớ hình ảnh các đại lý xếp hàng trước cổng Cty in báo Hà Nội Mới để được phân phối báo Pháp luật & Xã hội. Có số báo in nối bản lần 3 cũng không đủ nhu cầu bạn đọc khiến các đại lý phải bán bản photocopy.
Giai đoạn khó khăn nhất đã vượt qua, người Pháp luật & Xã hội đã tạo nền móng vững chắc trong lòng bạn đọc để làm cơ sở vững chắc cho bước phát triển tiếp theo. Năm 2013, báo Pháp luật xã hội điện tử được cấp phép hoạt động, năm 2016, 3 chuyên trang điện tử của báo Pháp luật & Xã hội chào làng báo thực sự đã trở thành những kênh thông tin tuyên truyền hữu ích được bạn đọc đón nhận.
Lứa cán bộ, PV ngày đầu anh em chúng tôi như: Võ Thúy Quỳnh, Đỗ Phương Hoa, Nguyễn Hải Lý, Đỗ Minh Tuấn, Trịnh Thị Tuyết, Nguyễn Tuyết Mai, Tống Lan Anh giờ cũng nắm giữ những vị trí chủ chốt của tòa soạn. Những chàng trai cô gái tuổi đôi mươi giờ đã ngoài 40 tuổi, có những anh chị đã đã lên ông lên bà. Trong suy nghĩ của mỗi chúng tôi đều tự hào vì được góp sức trẻ, tuổi xuân cho mái nhà Pháp luật & Xã hội. Ở nơi ấy, chúng tôi đã được sống quãng đời đẹp đẽ nhất. Nhìn lại chặng đường đã đi qua, chúng tôi những người Pháp luật & Xã hội thêm kiên tâm bền chí để vững bước, dẫu biết phía trước còn lắm gian truân.
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thành Ủy, HĐND, UBND, Sở Tư pháp TP Hà Nội, trong những năm qua báo Pháp luật & Xã hội luôn bám sát tôn chỉ mục đích là cầu nối giữa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân. Quá trình hoạt động, tập thể Báo và nhiều cá nhân của Báo được Bộ Tư Pháp, Thành ủy, UBND TP Hà Nội, Hội nhà báo Việt Nam tặng Bằng khen. Năm 2011, báo được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Năm 2016, báo Pháp luật & Xã hội vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Theo Phong Anh/ NB&CL
Nguồn: http://hoinhabaovietnam.vn/Bao-Phap-luat--Xa-hoi-Quyet-doan-ngo-ngang-lam-nen-thanh-cong_n66202.html
Bài liên quan
- Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
- Lịch sử báo chí Kazakhstan
- Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
- Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
- KỶ NIỆM 80 NĂM BÁO CỨU QUỐC (1942-2022): Một thế hệ nhà báo gạo cội
Xem nhiều
- 1 Video Tư liệu: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển
- 2 Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chương trình truyền hình
- 3 Giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc ít người, góp phần củng cố, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- 4 Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp
- 5 Sử dụng ChatGPT trong việc cải thiện kỹ năng viết cho sinh viên học tiếng Anh
- 6 Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “30 năm - Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông”
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh "Học không bao giờ cùng..." đến nhiệm vụ nghiên cứu, học tập của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã để lại di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách cho Đảng và Nhân dân ta. Di sản Hồ Chí Minh bao quát rộng lớn các vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lời dạy của Người trong Thư gửi “Quân nhân học báo” tháng 4/1949: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”(1) là vấn đề có ý nghĩa thời sự đối với việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, đảng viên nói chung, giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng hiện nay.
Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
Huỳnh Tấn Phát: người mở trận tuyến đấu tranh báo chí giữa lòng Sài Gòn
“Anh không cầm súng, chưa bao giờ là chỉ huy quân sự, song lại cáng đáng một trận địa mà có lẽ không dễ có người thay: huy động lực lượng trí thức vào hàng ngũ đấu tranh giành độc lập dân tộc”. Đó là nhận xét của Trần Bạch Đằng về Huỳnh Tấn Phát, người không chỉ là kiến trúc sư, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà còn là một nhà báo can trường đã mở trận tuyến đấu tranh bằng báo chí giữa lòng Sài Gòn trong thời kỳ cách mạng đầy khó khăn, gian khổ và khắc nghiệt.
Lịch sử báo chí Kazakhstan
Lịch sử báo chí Kazakhstan
Vào thời cổ đại, trong điều kiện xã hội du mục ở Kazakhstan, không có báo chí như ngày nay, nhưng đã có những hình thức sơ khai của báo chí. Nghệ thuật dân gian truyền miệng đã trở thành một phương tiện tích lũy, xử lý, trình bày và phổ biến thông tin ở thảo nguyên Kazakhstan. Các nhà thơ du mục đã làm điều này và làm khá chuyên nghiệp. Họ được gọi là “akyns” và “zhyrau” - là nhà thơ, nhạc sĩ và người sưu tập các truyền thuyết, bài hát, di chuyển từ làng này sang làng khác, và kể lại tin tức một cách tự nhiên. Ở Kazakhstan, đây được gọi là “uzun - kulak” - “tai dài” và hiện tượng này là nguyên mẫu của “dịch vụ thông tin” ngày nay.
Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
Một góc nhìn về báo chí Việt Nam qua hồi ký Bốn mươi năm “nói láo” của Vũ Bằng và Bốn mốt năm làm báo của Hồ Hữu Tường
(LLCT&TTĐT) Báo chí Việt Nam đã trải qua một chặng đường phát triển rất dài nhưng hiện nay chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và quan tâm đầy đủ. Các công trình nghiên cứu hầu như chỉ tập trung vào báo chí cách mạng. Trong khi đó, còn nhiều nguồn tư liệu khác có thể khai thác và lấy thông tin, ví dụ như hồi ký của các nhà báo hoặc nhà văn làm báo. Bài viết sẽ cung cấp thêm một góc nhìn về báo chí nước ta thông qua 2 hồi ký tiêu biểu là “Bốn mươi năm nói láo” của Vũ Bằng và “Bốn mốt năm làm báo” của Hồ Hữu Tường.
Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)”
Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023), sáng 14/6/2023, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề "Nhà báo Xuân Thủy (1912-1985)". Đây là sự kiện đầu tiên được tổ chức về Nhà báo Xuân Thủy gắn với những di sản báo chí cách mạng quý giá, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc mà Nhà báo để lại.
Bình luận