Câu chuyện toàn cầu hóa trong thế kỷ XXI

Khủng hoảng toàn cầu
Năm 2022 bắt đầu với những tháng, ngày mới rực rỡ và nhiều hy vọng. Tuy vậy, năm nay cũng là thời điểm thế giới đối diện với nhiều khủng hoảng, khó khăn ngay từ những tháng đầu năm, kéo theo tình trạng toàn cầu hóa suy thoái trên nhiều phương diện. Quá trình kết nối thế giới được thấy rõ ràng nhất nhờ lợi ích kinh tế. Tuy vậy, trước khủng hoảng giữa Nga và Ukraine, các quy tắc về toàn cầu hóa kinh tế đã đi ngược lại, “phủ nhận” những nỗ lực trước đó trong việc tạo nên hệ thống kinh tế toàn cầu.
Các mô hình kinh doanh đa quốc gia như McDonald’s, CocaCola, Starbucks và Heineken tuyên bố rút khỏi thị trường Nga trước sức ép chính trị. Hàng loạt chuyến bay đến và đi từ Nga cũng bị hủy hoặc hạn chế. Không phận nước Nga rộng lớn vắng bóng những tàu bay trong khi nhiều hãng hàng không lại phải lựa chọn lộ trình khác xa hơn, gây tổn thất và lãng phí nhiên liệu.
Đặc biệt, Nga còn bị loại ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc giao thương. Sự đứt gãy trong toàn cầu hóa không chỉ diễn ra ở trung tâm khủng hoảng, mà còn lan ra toàn thế giới. Sự phát triển của thiết bị di động và dữ liệu tăng đột biến, gây nên cuộc khủng hoảng thiếu chip bán dẫn diễn ra từ năm 2021 và kéo dài đến nay. Sự khan hiếm còn kéo theo cả thiếu hụt lao động.
Người Anh đang tìm kiếm lực lượng tài xế xe tải chở hàng khi họ lo lắng rằng việc thiếu hụt lực lượng lao động này sẽ giảm số lượng gà tây được tiêu thụ trong Lễ Giáng sinh vào cuối năm nay. Cơ hội trong gian khó, một trong những giá trị của toàn cầu hóa là tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi quốc gia, sắc tộc và xây dựng giá trị vững bền. Thế nhưng, giữa thế kỷ XXI, hàng triệu người Afghanistan đang đứng trước nguy cơ chết đói. Đây là biểu hiện rõ nét cho sự chững bước của nấc thang toàn cầu hóa.
Câu chuyện lũng đoạn của toàn cầu hóa xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó khủng hoảng địa chính trị tại Đông Âu, kết hợp với đại dịch diễn ra trong thời gian dài đã trầm trọng hóa vấn đề một cách sâu sắc. Giao thông đường hàng không và các phương tiện khác gặp nhiều trì hoãn, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy khi nhiều nhà máy tại các trung tâm khủng hoảng phải dừng lại. Một trong những “kẻ thù” của toàn cầu hóa được Thomas L.Friedman nêu trong cuốn sách của ông là xung đột và địa chính trị. Thế kỷ XXI đang chứng kiến những yếu tố đó gây nên cuộc khủng hoảng cho tiến trình làm phẳng hóa thế giới.

Và những kỳ vọng…
2022 sẽ là một năm mà lịch sử cần ghi nhớ khi có rất nhiều biến động và khủng hoảng. Với sự suy thoái của toàn cầu hóa, kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ giảm mức tăng trưởng so với con số được đưa ra trước đó. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận định cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine sẽ tạo ra cú sốc kinh tế nghiêm trọng về thời gian và mức độ bất ổn. Theo ước tính, tăng trưởng toàn cầu năm 2022 có thể giảm điểm từ mức dự báo 4,5% được đưa ra trước đó. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 sẽ giảm xuống còn 4,1%, do chính phủ các nước thu hẹp chương trình hỗ trợ tài chính và tiền tệ được thực hiện trong thời gian đại dịch.
Việc chuỗi cung ứng toàn cầu gặp khó khăn khiến các nhà chính sách và quy hoạch tại một số nơi cân nhắc đến lựa chọn “tự cung tự cấp”. Vào tháng 3.2022, Intel đã công bố kế hoạch xây nhà máy chip tại Đức và Mỹ. Đây là một phần trong kế hoạch hạn chế phụ thuộc vào châu Á và giải quyết cơn khát chip toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích lo ngại điều này có thể gây phức tạp thêm chuỗi cung ứng toàn cầu.
Với khủng hoảng địa chính trị kéo dài, kết hợp cùng đại dịch, khoảng cách giàu nghèo và cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng, gây nên những bất công trong xã hội loài người thời hiện đại. Chiến sự tại Ukraine đã cướp đi cuộc sống bình yên của hàng triệu người dân, gây nên những mất mát và tổn thương không chỉ về vật chất mà cả tinh thần.
Bên cạnh đó, những khủng hoảng về chính trị thế giới còn phân hóa thế giới thông tin, tạo nên những chiến địa của báo chí – nơi thể hiện rõ nét quan điểm chính trị của Nga và phương Tây. Toàn cầu hóa với khái niệm trao đổi thông tin và minh bạch dữ liệu đã đặt ra nhiều nghi vấn trong thời điểm hiện nay.
Tuy vậy, toàn cầu hóa vẫn là một xu thế diễn tiến song song cùng các sự kiện khác của thế giới. Sự suy thoái dù diễn ra nhưng các hoạt động của toàn cầu hóa vẫn sẽ xảy đến như là một yêu cầu tất yếu cho quá trình phát triển của các cá nhân, tổ chức và quốc gia. Các tổ chức nhân đạo vẫn nỗ lực thực hiện nhiều hoạt động xuyên quốc gia, nhằm mang đến sự hỗ trợ tốt nhất cho người dân chịu ảnh hưởng tiêu cực của các cuộc khủng hoảng, trong đó có Ukraine, Afghanistan, châu Phi. Các doanh nghiệp sẽ vẫn phải thúc đẩy hoạt động kết nối nhằm phát triển doanh thu và lợi nhuận, mở rộng thị trường.
Tiến trình toàn cầu hóa đã diễn ra mạnh mẽ không ngừng, tạo nên thay đổi toàn diện cho thế giới trong một thời gian khá gấp rút. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của các thực thể kinh tế và chính trị, toàn cầu hóa sẽ không thể đi vào sử sách như một thời hoàng kim, mà sẽ là tiến trình song song với mọi sự kiện của thế giới. Do vậy, năm 2022 có lẽ sẽ là một năm nhiều thách thức đối với sự kết nối mà lý thuyết về toàn cầu hóa luôn xây dựng. Tuy vậy, đó sẽ chỉ là sự giảm điểm trên đồ thị tăng trưởng, từ đó tạo nên những kết nối mới phù hợp với trật tự thế giới được xây dựng sau những xung đột./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Người Làm báo điện tử 25.8.2022
Bài liên quan
- Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
- Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
- Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
- Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Tỉnh uỷ Tây Ninh trong công tác cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh
Xem nhiều
-
1
Đại hội Chi bộ khoa Tuyên truyền nhiệm kỳ 2025-2027
-
2
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
-
3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất các chương trình thiện nguyện của kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
-
4
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên hiện nay
-
5
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tây Ninh trong tham gia xây dựng Đảng
-
6
Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong tình hình mới
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Quản lý thông tin về khoa học quân sự trên báo chí quân đội ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và một số giải pháp tăng cường
Trong bối cảnh thông tin đa chiều và phức tạp hiện nay, việc quản lý thông tin khoa học quân sự (KHQS) trên báo chí Quân đội đang đứng trước nhiều thách thức trong vấn đề quản lý thông tin về KHQS. Đây không chỉ sở hữu tính cấp thiết từ góc độ an ninh quốc gia mà còn từ góc độ phát triển của ngành báo chí, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông quân sự. Do đó, việc nghiên cứu và đề xuất những giải pháp hiệu quả cho việc quản lý thông tin KHQS trên báo chí quân đội là hết sức cấp thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ cho công chúng, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ an ninh quốc gia và phát triển bền vững cho ngành thông tin quân sự Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Tăng cường sự lãnh đạo của huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đối với chính quyền huyện hiện nay
Nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thời gian qua, Huyện ủy Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh luôn tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền huyện góp phần bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND cũng như công tác quản lý, điều hành của UBND huyện, từ đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo của Huyện ủy Gia Bình đối với chính quyền huyện, bài viết đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác này trong thời gian tới.
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Bình đẳng giới trong các cơ quan báo chí và bài học kinh nghiệm
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thái độ của xã hội đối với bình đẳng giới, bằng cách vừa làm nổi bật những vấn đề bất bình đẳng đang tồn tại trong xã hội, vừa thúc đẩy sự thay đổi những định kiến hiện có. Cộng đồng phát triển quốc tế đã nhấn mạnh vai trò của truyền thông như một công cụ quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới, cụ thể là Kế hoạch Hành động Bắc Kinh - bản kế hoạch toàn diện nhất nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực truyền thông - đã được 189 quốc gia, trong đó có Việt Nam, thông qua tại Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, bất chấp những cam kết quốc tế này, việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực truyền thông vẫn diễn ra chậm chạp, mặc dù đã đạt được những những bước tiến mới, nhưng kết quả vẫn còn rời rạc. Để thúc đẩy vấn đề bình đẳng giới trong báo chí, bài viết này tác giả phân tích một số vấn đề về sự bất bình đẳng trong các cơ quan báo chí – truyền thông trên thế giới, đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ tổ chức báo chí lớn trên thế giới như The New York Times và Nation Media Group, các chính sách của các quốc gia như Anh, Argentina…Từ đó chỉ ra rằng để thúc đẩy bình đẳng giới trong báo chí, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức báo chí.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường
Thời gian qua, các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội đã thu hút một lượng lớn người nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, công an các phường trên địa bàn quận Hà Đông đã huy động các lực lượng, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới và đã mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, bài viết đưa ra dự báo và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho người nước ngoài tại các khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ của công an phường.
Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Thái Bình
Từ một tỉnh nghèo, thuần nông, những năm gần đây Thái Bình đã khai thác một cách hiệu quả các tiềm năng kinh tế biển để tạo đà cho phát triển bền vững, hiện thực hóa mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX “Phấn đấu xây dựng Thái Bình đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển khá, đến năm 2030 theo kịp nhóm dẫn đầu và đến năm 2045 là tỉnh phát triển trong khu vực Đồng bằng sông Hồng”. Bài viết khái quát những thành công trong lãnh đạo phát triển kinh tế biển và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo của Tỉnh ủy Thái Bình thời gian qua.
Bình luận