Từ khoá : công tác cán bộ
17 bài viết
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và vận dụng vào thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta hiện nay
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và vận dụng vào thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Đảng ta, vị “cha già” của dân tộc, người dẫn lối, chỉ đường, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ độc lập. Bác đã đi xa, nhưng di sản về lý luận Người để lại vẫn còn nguyên giá trị. Trong kho tàng di sản quý báu đó, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ có giá trị soi đường trong hoạt động thực tiễn xây dựng Đảng, tạo đà cho đất nước phát triển theo hướng bền vững. Trong phạm vi bài viết, tác giả không có tham vọng sẽ hệ thống hoá được toàn bộ các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ mà chỉ trình bày khái quát những quan điểm cơ bản của Người, qua đó làm rõ thêm giá trị khi vận dụng vào thực tiễn công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay.
Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
Năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, vì họ là người quán triệt, tổ chức thực hiện, tiến hành kiểm tra, giám sát, tổng kết thực tiễn. Do vậy, để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, Đảng phải lựa chọn được đội ngũ cán bộ, đảng viên “vừa hồng”, “vừa chuyên”, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Báo chí tham gia kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ hiện nay
Báo chí tham gia kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ hiện nay
Quyền lực trong công tác cán bộ là một khía cạnh đặc biệt quan trọng của quyền lực chính trị. Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ là yêu cầu khách quan nhằm bảo đảm cho quyền lực được sử dụng hợp lý, hiệu quả. Bài viết đề cập chủ trương của Đảng và thực trạng báo chí tham gia kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ. Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài “Kiểm soát và giám sát quyền lực trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền: Cơ chế và giải pháp đột phá để thực hiện kiểm soát, giám sát quyền lực có hiệu quả” (Mã số KX.04.09/21-25).
Cần tạo ra “chiếc phanh” cơ chế để góp phần hình thành “chiếc lồng” kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ
Cần tạo ra “chiếc phanh” cơ chế để góp phần hình thành “chiếc lồng” kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ
Cán bộ luôn là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành bại của cách mạng, thực hiện tốt công tác cán bộ nhất là kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ sẽ chọn đúng người đủ đức - tài phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Thế nhưng, lợi dụng sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, các phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, quy chụp thiếu căn cứ về công tác cán bộ và kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ ở Việt Nam hiện nay.
Đấu tranh, phản bác luận điệu sai trái về việc lấy phiếu tín nhiệm trong công tác cán bộ của Đảng
Đấu tranh, phản bác luận điệu sai trái về việc lấy phiếu tín nhiệm trong công tác cán bộ của Đảng
Đầu năm 2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 96-QĐ/TƯ về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị (Quy định 96) thay thế cho Quy định 262-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Nhận thức về khái niệm “năng lực” trong công tác cán bộ của Đảng hiện nay
Nhận thức về khái niệm “năng lực” trong công tác cán bộ của Đảng hiện nay
(LLCT&TT) Công tác cán bộ luôn được Đảng ta đặc biệt coi trọng trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Từ thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước và bối cảnh tình hình hiện nay, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII một lần nữa khẳng định công tác cán bộ phải thực sự trở thành khâu “then chốt của then chốt” để tạo nên sức mạnh nội sinh bền vững, mang tính đột phá đưa cách mạng Việt Nam đến gần với các mục tiêu đề ra. Trong đó, năng lực cán bộ chính là một trong những tiêu chí quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế, còn tồn tại những điểm chưa thống nhất về khái niệm năng lực cũng như cấu trúc năng lực, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đánh giá, sử dụng và quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát công tác tổ chức và cán bộ
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát công tác tổ chức và cán bộ
Giám sát công tác tổ chức, cán bộ là một hoạt động rất quan trọng, được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực thực hiện, nhằm góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục thực hiện và nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động quan trọng này, để xứng đáng với vị trí, vai trò trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Luận bàn về hiện tượng “cha truyền con nối”, “cả nhà làm quan” với công tác cán bộ hiện nay
Luận bàn về hiện tượng “cha truyền con nối”, “cả nhà làm quan” với công tác cán bộ hiện nay
(LLCT&TT) “Cha truyền con nối”, “cả nhà làm quan” là một hiện tượng mang tính hai mặt: vừa khẳng định tính kế thừa chức năng về truyền thống của các gia đình; vừa ẩn chứa những hiểm họa trong công tác cán bộ khi quyền lực xã hội bị thao túng bởi lợi ích cục bộ của gia đình, dòng họ. Từ việc tích hợp các kinh nghiệm đã qua trong lịch sử dân tộc, bài viết đề xuất một số giải pháp góp phần khắc chế sự lạm dụng quyền lực xã hội vì “lợi ích nhóm” trong công tác cán bộ hiện nay.
Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ của Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026
Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ của Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026
Chiều 06.8, tại Trụ sở Hội đồng Lý luận Trung ương diễn ra Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ của Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và phát biểu ý kiến.
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
3
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
4
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
5
Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học tại Việt Nam hiện nay
-
6
Du lịch tỉnh Tây Ninh vươn mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Liên kết
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Người làm báo
- Báo Nhân Dân
- Tạp chí Tư tưởng-Văn hoá
- Tạp chí Thông tin công tác Tư tưởng
- lý luận
- Tạp chí Kiểm tra
- Tạp chí Xây dựng Đảng
- Tạp chí Dân vận
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Khoa học Chính trị