Công tác thông tin, tuyên truyền góp phần xử lý “điểm nóng”, ổn định dư luận xã hội ở Đảng bộ thành phố Hà Nội
Thủ đô Hà Nội, trung tâm đầu não về chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học, kinh tế và giao dịch quốc tế lớn của cả nước; trên địa bàn có trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, là nơi thường xuyên được Trung ương giao tổ chức nhiều ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước, các sự kiện chính trị, văn hóa của quốc gia, quốc tế,... Đảng bộ Hà Nội hiện có số lượng đảng viên lớn nhất so với các Đảng bộ khác trực thuộc Trung ương, với hơn 45 vạn đảng viên (chiếm gần 10% số đảng viên cả nước), trong đó tập trung đông đảo các nhà khoa học, văn nghệ sỹ, trí thức, cán bộ trung cao cấp,... Đây là nguồn lực quý giá, là điều kiện quan trọng góp phần tăng cường sức chiến đấu cho Đảng bộ và tạo sự thống nhất cao trong Nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô. Tuy nhiên, Hà Nội cũng là một trong những địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch tập trung chống phá quyết liệt, nhất là về lĩnh vực chính trị - tư tưởng, an ninh chính trị. Cùng với đó, Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh, đang tập trung triển khai nhiều dự án trọng điểm có tính chất đột phá, xử lý nhiều công việc chưa có tiền lệ trước đó, luôn tiềm ẩn và trực tiếp giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong đời sống xã hội.
Giữ vững trận địa tư tưởng – văn hóa, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống
Đảng bộ Thành phố Hà Nội luôn xác định: Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, việc giữ vững trận địa tư tưởng - văn hóa, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống luôn là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên và lâu dài của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô, chủ động có các phương án phòng ngừa và kịp thời xử lý có hiệu quả các vấn đề phức tạp nảy sinh, không để bị động, bất ngờ; trong đó hệ thống tuyên giáo các cấp giữ vai trò nòng cốt trong việc tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai có hiệu quả công tác tư tưởng - chính trị, định hướng thông tin, tuyên truyền, góp phần xử lý “điểm nóng”, ổn định dư luận xã hội, phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Trên cơ sở bám sát sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, Hà Nội đã tích cực, chủ động phối hợp và luôn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Tuyên giáo Trung ương trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ của công tác tuyên giáo, công tác chính trị - tư tưởng của Đảng bộ, trong đó hoạt động thông tin, tuyên truyền được triển khai tích cực, hiệu quả với tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới nội dung, đa dạng hình thức của đội ngũ những người làm công tác Tuyên giáo của Thủ đô đã góp phần tích cực định hướng tư tưởng chính trị, ứng phó có hiệu quả với nhiều vấn đề nóng, bức xúc trong xã hội, đã góp phần giải đáp những băn khoăn, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là ở các lĩnh vực như: Quản lý đô thị, giáo dục - đào tạo, môi trường, y tế và các vấn đề xã hội,...
Trong những thời điểm nhạy cảm, Đảng bộ cùng với hệ thống Tuyên giáo Thủ đô luôn bám sát chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, phối hợp tích cực với các bộ, ban, ngành, đơn vị liên quan để triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, chỉ đạo cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền cho các phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội, tổ chức hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp, sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, khu dân cư,... để kịp thời truyền tải sâu rộng quan điểm, chủ trương, hướng giải quyết của Đảng, Nhà nước và Thành phố đến với Nhân dân, nhanh chóng ổn định tình hình; tích cực đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch và những thông tin sai lệch, thiếu khách quan trên internet, các trang mạng xã hội,... Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2020 với nhiều khó khăn, thách thức từ đại dịch Covid-19 và sự biến động về công tác cán bộ chủ chốt của Thành phố.
Cụ thể, Thành phố đã tổ chức thành công đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, hệ thống chính trị của Hà Nội đã tập trung thực hiện có hiệu quả “nhiệm vụ kép”, vừa triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn theo chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ đề ra, với 4 chỉ tiêu vượt kế hoạch, trong đó có 3 chỉ tiêu hoàn thành trước 2 năm; tổ chức thành công các lễ kỷ niệm cấp quốc gia được Trung ương giao Hà Nội chủ trì, như: 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... và một số sự kiện quốc tế quan trọng diễn ra tại Thủ đô.
Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan
Qua quá trình tổ chức thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo Đảng bộ Thành phố Hà Nội rút ra một số kinh nghiệm, đó là:
Thứ nhất, thành phố Hà Nội luôn bám sát và nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Trung ương, tích cực phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành bạn để kịp thời cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền cho các cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, nắm bắt, định hướng dư luận trong Nhân dân, nhanh chóng ổn định tình hình để có thể giải quyết tốt các vụ việc, đảm bảo trật tự xã hội ngay từ cơ sở.
Thứ hai, cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 16.12.2016 về “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Nghị quyết 15-NQ/TU ngày 04.7.2017 về việc “Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố cơ sở Đảng yếu kém, giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc thành phố”, Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 25.4.2017 về “Tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô” của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội (khóa XVI) và Hướng dẫn số số 177-HD/BTGTU ngày 19.12.2017 của Ban Tuyên giáo Thành ủy về “Công tác thông tin, tuyên truyền trong việc giải quyết các vụ việc phức tạp và điểm nóng ở cơ sở”, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm và quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội về công tác chính trị - tư tưởng trong xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở thực sự trong sạch, vững mạnh gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động, nhất là trong việc giải quyết “điểm nóng”, các vụ việc phức tạp phát sinh từ những mâu thuẫn ở cơ sở và trong nội bộ Nhân dân. Quá trình triển khai Nghị quyết 15, Chỉ thị 15 của Thành uỷ Hà Nội đã củng cố 226/226 tổ chức cơ sở Đảng yếu kém, đạt 100%, rà soát, đưa vào danh sách 83 tổ chức cơ sở Đảng có vấn đề cần quan tâm để chỉ đạo giải quyết, (giúp 83 đơn vị này đã tổ chức tốt đại hội Đảng bộ cấp cơ sở), góp phần vào kết quả thành công đại hội của 50/50 Đảng bộ trực thuộc Thành ủy. Đặc biệt, năm 2020, Thành ủy đã chỉ đạo giải quyết 10 vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp và 43 vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Thành phố theo dõi, giải quyết 27 vụ việc do Ban chỉ đạo quận, huyện theo dõi, điều động 262 cán bộ cấp huyện về giữ các chức vụ chủ chốt cấp xã, không giới thiệu ứng cử khóa mới 315 cán bộ không đủ tiêu chuẩn,...; qua đó từng bước nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, điều hành và củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với cấp uỷ, chính quyền cơ sở.
Thứ ba, đội ngũ những người làm công tác Tuyên giáo Thủ đô chủ động tham mưu giúp cấp ủy đơn vị, địa phương mình lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người đúng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức trong chỉ đạo thực hiện công tác tiếp công dân, góp phần nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các địa phương, đơn vị, nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng, mới phát sinh đã được giải quyết ngay từ cơ sở; đồng thời, giúp cấp ủy, chính quyền tổ chức thực hiện có hiệu quả việc nắm chắc diễn biến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội; kịp thời báo cáo, đề xuất phương án xử lý, giải quyết các vụ việc bức xúc, không để phát sinh điểm “nóng” trên địa bàn, nhất là các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hay xảy ra các vi phạm, tiêu cực gây mất ổn định tại địa phương như quản lý đất đai, trật tự xây dựng, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường; các mâu thuẫn tiềm ẩn trong nội bộ Nhân dân,...; tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền các cấp có liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi người dân địa phương; giúp cấp ủy, chính quyền lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp của các tổ chức, Nhân dân, qua đó điều chỉnh các giải pháp lãnh đạo, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Thứ tư, ngành Tuyên giáo Thủ đô chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng kế hoạch, tổ chức tốt các phương án quản lý chặt chẽ các phần tử xấu, cơ hội chính trị; tăng cường các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn không để các đối tượng cơ hội chính trị lôi kéo, kích động người dân…; tổ chức có hiệu quả việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, nhất là những gia đình chính sách, người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn, những nơi xa trung tâm, vùng dân tộc ít người,... Tăng cường quản lý, định hướng thông tin, hướng dẫn các báo, đài, Trang thông tin điện tử Đảng bộ Thành phố, Cổng giao tiếp điện tử Thành phố, các website của các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; đài phát thanh các quận, huyện, thị xã và hệ thống đài truyền thanh xã, phường, thị trấn để cung cấp thông tin đúng quan điểm chỉ đạo, các chủ trương, chính sách của Thành phố; đồng thời, tăng cường các biện pháp quản lý các trang mạng, blog, ngăn chặn việc phát tán các thông tin xấu, lợi dụng vụ việc để chống phá Đảng và Nhà nước.
Thứ năm, ngành Tuyên giáo Thủ đô đã thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền triển khai các giải pháp từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội, giúp cấp ủy của đơn vị, địa phương và lãnh đạo Thành phố có thêm điều kiện nắm chắc tình hình và có hướng xử lý, giải quyết kịp thời đối với những vấn đề được dư luận phản ánh; đồng thời, chủ động đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, góp phần đảm bảo sự bình yên cho Thủ đô.
Thời gian tới, cùng với hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, Thành ủy Hà Nội sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc triển khai các nhóm nhiệm vụ giải pháp của Nghị quyết 15, Chỉ thị 15 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị; tiến hành rà soát, đánh giá chính xác tình hình các TCCS Đảng, tập trung làm rõ những vấn đề khó khăn, vướng mắc, nhất là giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc, vụ việc phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nắm chắc tình hình và kịp thời phát hiện những vụ việc khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu đông người, có tổ chức, gây ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh trật tự, để có biện pháp giải quyết dứt điểm ngay tại cơ sở, không để phát sinh thành “điểm nóng” trên địa bàn, góp phần giữ vững sự bình yên của Thủ đô.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công tác Tuyên giáo nói chung và hoạt động thông tin, tuyên truyền của Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của Ban Tuyên giáo Trung ương và các ban, bộ, ngành trong việc cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền, nắm bắt và định hướng dư luận xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và Nhân dân Hà Nội đoàn kết, thống nhất, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, tạo động lực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, đất nước và hội nhập quốc tế.
____________________________
Bài đăng trên Tạp chí Tuyên giáo điện tử ngày 17.3.2021
Nguyễn Văn Phong
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội
Nguồn: http://www.tuyengiao.vn/
Bài liên quan
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
- Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
- Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thực hành tiết kiệm
- Một số vấn đề đặt ra trong việc phát hiện và sử dụng cán bộ có bản lĩnh, năng lực nổi trội vào vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp
Xem nhiều
-
1
Video Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
-
2
[Video] Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
-
3
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân
-
4
Đồng chí GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
5
Đại hội Đảng bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
-
6
Hoạt động truyền thông của các câu lạc bộ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Ngoại giao
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Thái độ tiếp nhận của sinh viên đối với các sản phẩm truyền thông tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo trên nền tảng Tiktok
Năm 2025, nhân loại đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI). Trên các nền tảng mạng xã hội, các sản phẩm truyền thông ứng dụng AI được sử dụng và phát tán ngày càng đa dạng. Từ video ngắn được cá nhân hóa đến từng người dùng, bộ lọc và hiệu ứng sáng tạo, âm nhạc và giọng nói AI, đến các nội dung tin tức, giáo dục, giải trí được sản xuất tự động, AI đang dần trở thành một "nhà biên tập" đắc lực, một "người kể chuyện" tài ba trên nền tảng TikTok. Bài viết này của chúng tôi nhằm khám phá mức độ tiếp xúc và nhận diện của sinh viên đối với các sản phẩm truyền thông do AI tạo ra trên nền tảng TikTok; đánh giá thái độ của sinh viên (về sự tin tưởng, mức độ yêu thích, ý định chia sẻ...) đối với các nội dung này; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ tiếp nhận như: hiểu biết về AI, nhận thức rủi ro, độ minh bạch nội dung, hình thức thể hiện và đề xuất các định hướng sản xuất nội dung truyền thông sử dụng AI phù hợp với đặc điểm tiếp nhận của người trẻ.
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới
Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có ý nghĩa to lớn, là yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển đất nước. Việc xây dựng và duy trì không gian mạng an toàn, ổn định và tự chủ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, cho sự vươn mình của dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Phát huy vai trò của người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với trên 14 triệu người, chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước, sinh sống thành cộng đồng, cư trú xen kẽ, tập trung chủ yếu ở các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Tây Nam Bộ. Trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước ta, người có uy tín có vai trò quan trọng trong triển khai đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, là nòng cốt trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và khu vực biên giới.
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi gắn liền với cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khẳng định những cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, Đại hội IV của Đảng đã viết: “Thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước cũng như những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam ngót nửa thế kỷ qua mãi mãi gắn liền với tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh…”(1). Bài viết khẳng định những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi là biểu tượng bất diệt của tinh thần yêu nước và khát vọng độc lập, tự do và là nguồn cổ vũ to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Thực hành tiết kiệm
Thực hành tiết kiệm
Tiết kiệm và chống lãng phí là hai thành tố gắn bó hữu cơ với nhau, là hai trụ cột để đi tới thịnh vượng, giàu có đối với cả phạm vi gia đình, đất nước và xã hội. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là điều cần làm trong cuộc sống của từng cá nhân và toàn xã hội, là “hòn đá tảng” góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển bền vững. Đó phải là trách nhiệm chung và cần trở thành nếp sống, thành văn hóa hằng ngày của mỗi chúng ta.
Bình luận